Phân tích thống kê mô tả mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng ở thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 55)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Phân tích thống kê mô tả mẫu

Độ tuổi: Theo kết quả khảo sát, số mẫu trong độ tuổi 18-25 là 53, chiếm 20,1%.

Độ tuổi 26-35 là 110, chiếm 41,7%. Độ tuổi 36-45 là 61, chiếm 23,1%. Độ tuổi 46-60 là 40, chiếm 15,2% tổng số lượng mẫu khảo sát.

Giới tính: Theo kết quả khảo sát, số lượng nữ là 134, chiếm 50,8% và số lượng

nam là 130, chiếm 49,2% tổng số lượng mẫu khảo sát.

Trình độ học vấn: Nghiên cứu này được khảo sát trên 56 người có trình độ học

vấn trung học phổ thơng, 35 người có trình độ trung cấp - cao đẳng, 141 người có trình độ đại học và 32 người có trình độ sau đại học. Tính theo tỷ lệ phần trăm, số người tham gia khảo sát theo trình tự trên lần lượt là 21,2%, 13,3%, 53,4% và 12,1%.

Nghề nghiệp: Học sinh – sinh viên có 32 người tham gia khảo sát này, chiếm

tỷ lệ 12,1%. Nhân viên văn phòng là 114 người, chiếm 43,2%. Chuyên viên kỹ thuật là 64 người, chiếm 24,2%. Quản lý là 18 người, chiếm 6,8%. Người nội trợ có 19 người, chiếm 7,2% và những ngành nghề khác có 17 người, chiếm 6,4%.

Thu nhập hàng tháng: Trong nghiên cứu này, thu nhập được chia làm 4 khoảng tính theo tháng: thu nhập từ 0 đến 5 triệu đồng có 47 người, chiếm 17,8%. Từ 5 đến 10 triệu đồng có 88 người, chiếm 25,8%. Từ 10 đến 15 triệu đồng có 68 người, chiếm 25,8%. Và trên 15 triệu đồng có 61 người, chiếm 23,1%.

4.2 Phân tích độ tin cậy

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ kiểm định Cronbach Alpha. Hệ số α của Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thơng thường một hệ số α được đánh giá là tốt khi nó ở trong khoảng [0,7 - 0,8]. Tuy nhiên giá trị Cronbach Alpha ở mức 0,6 là có thể đảm bảo độ tin cậy và được chấp nhận. Hệ số Cronbach Alpha q cao cũng khơng tốt vì nó cho thấy các biến đo lường trong thang đo cùng làm một việc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả phân tích độ tin cậy ở bảng 4.1 cho thấy các nhóm yếu tố đều có Cronbach Alpha lơn hơn 0,6 và khơng có hai biến đo lường nào trùng lặp hoàn toàn nên thang đo được chấp nhận về mặt độ tin cậy.

Nhận xét:

Thang đo “thái độ đối với TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,841, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên, khi loại biến TD7 thì độ tin cậy của thang đo TD tăng lên từ 0,841 thành 0,856. Việc giữ hay loại bỏ biến TD7 sẽ được phân tích tiếp trong phần phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo “chuẩn chủ quan” có hệ số Cronbach Alpha = 0,901, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi loại biến CCQ3 thì hệ số Cronbach Alpha tăng lên 0,904. Do đó, biến CCQ3 sẽ được tiếp tục phân tích trong phần phân tích nhân tố khám phá.

Thang đo “sự kiểm soát hành vi được cảm nhận” có hệ số Cronbach Alpha = 0,823, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 4.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha.

Biến quan sát

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Bình phương tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến Thái độ đối với việc mua thực phẩm chức năng(TD), Cronbach Alpha = 0,841, n=7

TD1 19.59 15.095 .655 .432 .810 TD2 20.10 15.643 .583 .399 .821 TD3 20.03 14.961 .684 .531 .806 TD4 20.12 15.575 .657 .457 .812 TD5 20.19 15.201 .579 .372 .822 TD6 20.00 14.574 .673 .511 .807 TD7 20.31 15.912 .392 .186 .856

Chuẩn chủ quan(CCQ), Cronbach Alpha = 0,901, n=6

CCQ1 14.85 14.129 .794 .820 .874 CCQ2 14.84 14.091 .785 .800 .875 CCQ3 15.20 15.408 .585 .405 .904 CCQ4 14.88 14.061 .786 .819 .875 CCQ5 14.89 13.852 .794 .817 .873 CCQ6 14.87 14.716 .642 .447 .897

Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận(KS), Cronbach Alpha = 0,823, n=4

KS1 11.03 4.988 .701 .520 .752 KS2 11.06 5.134 .655 .469 .774 KS3 11.00 5.327 .618 .412 .790 KS4 10.95 5.203 .615 .389 .792

Sự an toàn khi dùng thực phẩm chức năng(AT), Cronbach Alpha = 0,745, n=4

AT1 6.96 4.329 .503 .270 .706 AT2 7.02 4.182 .522 .294 .696 AT3 6.94 4.027 .545 .340 .683 AT4 6.85 3.909 .586 .374 .660

Ý định mua thực phẩm chức năng(YD), Cronbach Alpha = 0,879, n=5

YD1 13.76 8.099 .692 .530 .861 YD2 13.81 8.932 .673 .502 .862 YD3 13.98 8.258 .747 .605 .845 YD4 13.83 8.910 .689 .552 .859 YD5 13.93 8.470 .771 .678 .840

Thang đo “sự an tồn khi dùng TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,745, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo “ý định mua TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,879, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.3 Phân tích nhân tố

Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khơng có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối quan hệ giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Giá trị hộ tụ và giá trị phân biệt cũng được đánh giá thơng qua bước phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số (Kaiser – Meyer-Olklin) KMO là một chỉ số dùng để đánh giá sự phù hợp của phân tích nhân tố. Nó so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến Xi và Xj với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng. Trị số KMO lớn (từ 0,5 đến 1) thì bộ dữ liệu sẽ phù hợp để phân tích nhân tố. Các giá trị của KMO và ý nghĩa: [0,9 – 1]: rất tốt, [0,8 – 0,9]: tốt, [0,7 – 0,8]: được, [0,6 – 0,7]: tạm được, [0,5 – 0,6]: xấu (Kaiser, 1974, trích Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương pháp sử dụng phân tích nhân tố dùng trong nghiên cứu này là Principal component với phép quay là Varimax. Việc phân tích nhân tố sẽ được tiến hành với các biến quan sát độc lập và biến quan sát phụ thuộc, sau đó sẽ loại bỏ từng biến có hệ số truyền tải thấp.

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett test lần 1 cho các biến độc lập.

Hệ số KMO 0.838

Kiểm định Bartlett's Test Chi bình phương 2.845E3

df 210

Sig. .000

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho các biến độc lập.

Nhân tố Biến quan sát Chuẩn chủ

quan Thái độ Sự kiểm soát

hành vi Sự an toàn TD1 .167 .683 .285 -.035 TD2 .160 .678 .137 -.137 TD3 .205 .775 .098 -.024 TD4 .130 .777 .087 .005 TD5 .160 .647 .208 .053 TD6 .187 .743 .161 -.040 TD7 .142 .454 .087 -.135 CCQ1 .857 .112 .174 .020 CCQ2 .829 .235 .130 .007 CCQ3 .635 .256 .039 -.156 CCQ4 .849 .095 .200 -.012 CCQ5 .835 .209 .146 -.045 CCQ6 .666 .346 .100 -.113 KS1 .190 .292 .763 -.120 KS2 .216 .159 .756 -.092 KS3 .117 .208 .743 -.078 KS4 .104 .166 .777 .110 AT1 .005 -.058 .103 .730 AT2 -.007 -.241 .002 .713 AT3 -.171 .094 -.118 .752 AT4 -.025 -.032 -.138 .779 Eigenvalue 6.867 2.235 2.125 1.662 Phương sai trích 32.699 10.644 10.121 7.914 Cronbach Alpha 0.901 0.841 0.823 0.745

Phân tích nhân tố lần 1 cho biến độc lập

Phân tích nhân tố lần 1 (bảng 4.3) cho 21 biến quan sát với chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 thì có 4 nhân tố được trích ra. Hệ số KMO để kiểm định sự phù hợp của phân tích nhân tố là 0,838 (>0,5) nên kết quả phân tích nhân tố này là phù hợp. Tuy nhiên biến quan sát TD7 có hệ số tải thấp là 0.454 (<0,5) nên bị loại bỏ. Phân tích giá trị nội dung, biến quan sát TD7 (ngăn ngừa được bệnh tật khi dùng TPCN thường xuyên) được đo lường thông qua các biến đo lường khác trong nhóm nhân tố TD như: TD1 (TPCN có tác dụng có lợi đến sức khỏe), TD6 (dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh) khi nói đến tác dụng ngăn ngừa bệnh tật. Thêm nữa, hệ số Cronbach Alpha của nhân tố TD tăng lên khi loại biến TD7. Do đó, nghiên cứu này quyết định loại biến TD7.

Việc biến TD7 có tác động thấp đến nhóm nhân tố “thái độ đối với việc mua TPCN” có thể giải thích vì TPCN mới được quảng bá nhiều trong thời gian gần đây nên đại đa số người tiêu dùng cũng mới chỉ sử dụng các sản phẩm này trong thời gian ngắn. Vì vậy, những tác động lâu dài của TPCN chưa được quan tâm đúng mức.

Tiếp tục phân tích cho biến CCQ3 ở phần phân tích độ tin cậy. Ta thấy biến CCQ3 là phù hợp trong phân tích nhân tố. Hơn nữa, khơng có biến quan sát nào có thể đo lường thay thế cho CCQ3 trong nhóm nhân tố “chuẩn chủ quan”. Vậy nên đề tài đã không loại biến CCQ3 mặc dù khi loại biến này thì hệ số Cronbach Alpha của nhóm nhân tố CCQ tăng lên.

Phân tích nhân tố lần 1 cho biến phụ thuộc

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett test lần 1 cho biến phụ thuộc.

Hệ số KMO 0.816

Kiểm định Bartlett's Test Chi bình phương 716.271

df 10

Sig. .000

Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố lần 1 cho biến phụ thuộc. Nhân tố Biến quan sát Ý định mua TPCN YD1 .803 YD2 .784 YD3 .849 YD4 .809 YD5 .868 Eigenvalue 3.390 Phương sai trích 67.795 Cronbach Alpha 0.879

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Bảng 4.4 và 4.5 cho thấy kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc YD là hoàn toàn phù hợp. Hệ số KMO = 0,816 (>0,5) và chỉ một nhân tố được trích ra cho nhân tố YD.

Phân tích nhân tố lần 2

Sau khi phân tích nhân tố lần 1 và loại biến TD7, 20 biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy có 4 nhóm được rút ra. Trong đó, các hệ số truyền tải đều lơn hơn 0,5. Kết quả kiểm định KMO - Bartlett test và kết quả phân tích nhân tố lần 2 cho các biến độc lập được trình bày lần lượt trong bảng 4.6 và 4.7.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett test lần 2 cho các biến độc lập.

Hệ số KMO 0.833

Kiểm định Bartlett's Test Chi bình phương 2.786E3

Df 190

Sig. .000

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Bảng 4.6 cho thấy kết quả kiểm định KMO và Bartlett có trị số KMO = 0,833 (nằm từ 0,5 đến 1) và giả thuyết H0 (các biến quan sát không đủ tương quan để tiến

hành phân tích nhân tố)bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (sig. = 0,000 ). Như vậy, các điều kiện ban đầu đã được thỏa mãn để tiến hành phân tích nhân tố.

Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố lần 2.

Nhân tố Biến quan sát Chuẩn chủ

quan Thái độ Sự kiểm sốt

hành vi Sự an tồn TD1 .177 .666 .294 -.042 TD2 .165 .694 .134 -.154 TD3 .213 .776 .102 -.038 TD4 .139 .782 .089 -.009 TD5 .167 .649 .211 .042 TD6 .195 .742 .165 -.052 CCQ1 .857 .103 .175 .020 CCQ2 .833 .219 .134 .007 CCQ3 .639 .244 .042 -.158 CCQ4 .849 .090 .199 -.013 CCQ5 .838 .197 .149 -.046 CCQ6 .669 .340 .101 -.118 KS1 .192 .289 .763 -.124 KS2 .217 .154 .756 -.093 KS3 .118 .202 .743 -.080 KS4 .106 .156 .780 .111 AT1 .003 -.051 .102 .732 AT2 -.010 -.238 .002 .720 AT3 -.172 .113 -.121 .749 AT4 -.028 -.014 -.142 .778 Eigenvalue 6.702 2.226 2.111 1.647 Phương sai trích 33.512 11.128 10.557 8.234 Cronbach Alpha 0.901 0.841 0.823 0.745

Nguồn: kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm chức năng của người tiêu dùng ở thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)