Nhân tố “Tình trạng niêm yết”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Xây dựng hệ thống chỉ báo đo lường các khái niệm trong mô hình

4.1.3. Nhân tố “Tình trạng niêm yết”

Khaled Dahawy (2009) [17] cho rằng việc công bố thơng tin có xu hướng bị ảnh hưởng bởi thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang hoạt động. Các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khốn quốc tế thì áp lực về cơng bố thơng tin nhiều hơn khi so sánh với các công ty hoạt động trong thị trường nội địa.

Quan hệ giữa công bố thơng tin và tình trạng niêm yết của ngân hàng được giải thích dựa trên chi phí ủy nhiệm và lý thuyết tín hiệu. Các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khốn có chi phí ủy nhiệm cao. Mức độ công bố cao sẽ làm giảm chi phí giám sát của các cổ đơng. Do đó, để giảm chi phí ủy nhiệm này, các thơng tin được công bố là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư cũng như các đối tượng quan tâm đến ngân hàng. Các ngân hàng mong đợi rằng mức độ cơng bố thơng tin cao như là tín hiệu tốt của thị trường và là phương tiện tốt để huy động được nguồn vốn, thu hút các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn. Chính vì thế, giả thiết sau được đưa ra:

H3: Tình trạng niêm yết có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Nhân tố “Tình trạng niêm yết” đo lường với quy ước của nhân tố định danh. Những ngân hàng nào được niêm yết thì được quy ước giá trị là 1 và chưa được niêm yết thì được quy ước giá trị 0. Như vậy, các ngân hàng được niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là HNX và HSX sẽ được nhận giá trị là 1, cịn các ngân hàng khơng được giao dịch trên hai thị trường này được nhận giá trị là 0.

4.1.4. Nhân tố “Địn bẩy tài chính”

Đa số các nghiên cứu trước đây khơng tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ số địn bẩy tài chính và mức độ công bố thông tin như: A. Watson et al. (2002) [30], Khaled Dahawy (2009) [17], Putri (2011) [26]. Tuy nhiên, Murcia và Santos (2012) [25] lại đánh giá địn bẩy tài chính tác động tích cực đến mức độ cơng bố thơng tin.

Theo lý thuyết ủy nhiệm, chi phí ủy nhiệm tăng tương ứng với khoản nợ trong cấu trúc vốn của ngân hàng. Nhà quản lý sẽ tự nguyện cung cấp thông tin nhiều hơn để các chủ nợ yên tâm rằng lợi ích của họ được bảo vệ. Nỗ lực công bố thông tin này nhằm giảm chi phí giám sát của chủ nợ và ngăn ngừa khoản nợ bị thu hồi.

Đối với các ngân hàng thương mại, tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nguồn vốn nên nhu cầu thông tin của các chủ nợ rất lớn. Nhà quản lý sẽ công bố thông tin để tạo niềm tin của chủ nợ và tiếp tục huy động vốn lớn hơn. Cho nên, giả thuyết đặt ra là:

H4: Địn bẩy tài chính có tác động thuận chiều với mức độ công bố thông tin cơng cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Murcia và Santos (2012) [25] đo lường địn bẩy tài chính bằng tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản. Khaled Dahawy (2009) [17] đo lường địn bẩy tài chính bằng tổng nợ phải trả chia cho tổng vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó, địn bẩy tài chính được đo lường với chỉ báo là tỷ lệ của tổng nợ phải trả với vốn chủ sở hữu. Trong đó, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được lấy từ Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Địn bẩy tài chính =

Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu

4.1.5. Nhân tố “Lợi nhuận kinh doanh”

Lợi nhuận là một biến được xem xét trong nghiên cứu trước đây như Murcia và Santos (2012) [25]. Lợi nhuận kinh doanh tác động tới cơng bố thơng tin được giải thích như sau:

Thứ nhất, theo lý thuyết ủy nhiệm, với các ngân hàng có lợi nhuận cao, người quản lý muốn tiết lộ nhiều thông tin hơn để duy trì các lợi thế cho nhà quản lý như tiếp tục vị trí quản lý hay các khoản thưởng.

Thứ hai, các nhà quản lý công bố thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp một cách rộng rãi để đưa ra lời giải thích cho q trình hoạt động suốt một năm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẵn sàng tiết lộ thơng tin tích cực liên quan đến lợi nhuận của nó và cơng bố ít hơn khi lợi nhuận đó thấp là để che đậy những lí do xấu, hoạt động kém hiệu quả làm lợi nhuận giảm.

Thứ ba, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao tăng cường công bố thông tin thu hút thị trường chú ý đến mình, đồng thời tạo nên cái nhìn lạc quan của nhà đầu tư.

Chính vì các lý do trên, giả thuyết được đưa ra là:

H5: Lợi nhuận kinh doanh có tác động thuận chiều với mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Lợi nhuận được đo lường qua hai chỉ số là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROA, đánh giá hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE, thể hiện khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần của doanh nghiệp). Bằng cách này, chúng ta có thể kiểm tra được cả hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp. ROA và ROE được tính như sau:

ROA = Lợi nhuận trước thuế

x 100% Tổng tài sản bình quân

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân

4.1.6. Nhân tố “Loại hình sở hữu”

Giả thuyết dưới đây được đưa ra cho nhân tố này như sau:

H 6: Loại hình sở hữu có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Murcia và Santos (2012) [25] đo lường loại hình sở hữu bằng cách cho điểm 1 nếu là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và cho điểm 0 nếu là doanh nghiệp khơng thuộc sở hữu nhà nước. Do vậy, loại hình sở hữu được đo lường qua cách xác định biến định danh. Các NHTM được chia làm hai loại là NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Các NHTM Nhà nước được quy ước giá trị là 1 còn các ngân hàng thương mại cổ phần được quy ước giá trị là 0.

4.1.7. Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và công bố thông tin, nhiều nghiên cứu quan tâm đến thành phần Hội đồng quản trị, quy mô Hội đồng quản trị, cấu trúc lãnh đạo, số lượng cuộc họp, chính sách cổ tức. Trong đó, quy mơ Hội đồng quản trị được nghiên cứu và khảo sát nhiều.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa quy mơ Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin (Barako et al. 2006 [15]; Laksamana 2008 [23]). Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác thì khơng tìm thấy mối quan hệ giữa hai yếu tố này (Anderson et al. 2004 [14]; Evans 2004 [18] và Lakhal 2005 [22]).

Quy mô Hội đồng quản trị là đặc điểm thường được nghiên cứu trong nghiên cứu về mức độ cơng bố thơng tin. Có hai quan điểm tồn tại liên quan giữa quy mô Hội đồng quản trị, vai trò giám sát thực hành quản trị và ảnh hưởng của nó đến mức độ công bố thông tin. Quan điểm thứ nhất cho rằng Hội đồng quản trị có quy mơ nhỏ hơn tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin thường xuyên và xử lý thông tin tốt hơn so với Hội đồng quản trị có quy mơ lớn. Quan điểm khác cho rằng Hội đồng quản trị có quy mơ lớn hơn có một nền tảng kiến thức lớn hơn để thực hiện vai trò cố vấn cho họ, do đó cho phép phân phối khối lượng cơng việc tốt hơn (Laksamana 2008 [23]). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H 7: Quy mô Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Quy mô Hội đồng quản trị được đo lường bằng cách đếm số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị. Số liệu thu thập cho nhân tố này căn cứ trên danh sách thành viên Hội đồng quản trị mà ngân hàng cơng bố trên báo cáo tài chính.

Như vậy, nghiên cứu đã xây dựng hệ thống chỉ bảo cho các nhân tố tác động. Trong đó, hệ thống chỉ báo của các nhân tố tác động được chia thành hai nhóm là nhóm thang đo định danh và nhóm thang đo tỷ lệ. Nhóm thang đo tỷ lệ gồm các nhân tố: quy mơ, địn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh, Hội đồng quản trị. Nhóm thang đo định danh gồm các nhân tố: Cơng ty kiểm tốn, loại hình sở hữu, tình trạng niêm yết. Hệ thống các chỉ báo và giả thiết cho mơ hình được tổng kết qua

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động.

Bảng 4.1. Bảng tập tổng hợp các nhân tố tác động

Nhân t Ký hiệu Thang đo Giả thuyết

Quy mô

Vốn điều lệ QM1 Tỷ lệ Tác động thuận Vốn chủ sở hữu QM2 Tỷ lệ Tác động thuận Tổng tài sản QM3 Tỷ lệ Tác động thuận Tình trạng niêm yết NY Định danh Có tác động Cơng ty kiểm tốn KT Định danh Có tác động Lợi nhuận kinh doanh ROA ROA Tỷ lệ Tác động thuận

ROE ROE Tỷ lệ Tác động thuận Loại hình sở hữu SH Định danh Có tác động Địn bẩy tài chính DB Tỷ lệ Tác động thuận Hội đồng quản trị QT Tỷ lệ Tác động thuận

4.1.8. Nhân tố “Chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính”

“Chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính” là nhân tố mục tiêu của mơ hình và của cả nghiên cứu. Để xây dựng chỉ báo cho nhân tố này, người nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu các văn bản hiện hành quy định liên quan đến công bố thông tin về cơng cụ tài chính của ngân hàng và khảo sát báo cáo tài chính của một số ngân hàng lớn.

Trên cơ sở khảo sát các văn bản liên quan và thực hành công bố thông tin của các ngân hàng thương mại đã được trình bày chương 3, nghiên cứu đưa ra “Bảng thuyết minh” các thơng tin cơng cụ tài chính cần cơng bố của các ngân hàng thương mại. “Bảng thuyết minh” được thể hiện qua phụ lục 3. “Bảng thuyết minh” đưa ra 13 nhóm thuyết minh liên quan đến cơng cụ tài chính với tổng số 103 mục thuyết minh. Số lượng thuyết minh từng mục như sau:

Chính sách kế tốn (27) Tài sản tài chính (32) Nợ phải trả tài chính (11) Cơng cụ tài chính phức hợp (3) Phân loại lại cơng cụ tài chính (2)

Thu nhập và chi phí từ cơng cụ tài chính (3) Giá trị hợp lý (3)

Các khoản vay mất khả năng thanh toán và vi phạm hợp đồng (3) Tài sản đã cầm cố, thế chấp (2)

Rủi ro tín dụng (9) Rủi ro lãi suất (3) Rủi ro tiền tệ (3) Rủi ro thanh khoản (2)

Để xác định mức độ cơng bố cơng cụ tài chính, người nghiên cứu sử dụng phương pháp chỉ số thuyết minh. Phương pháp này xác định mức độ công bố bằng cách cho điểm các mục được công bố dựa trên “Bảng thuyết minh”. Trên cơ sở “Bảng thuyết minh” được đưa ra, mỗi mục nếu được cơng bố sẽ được tính và cho 1 điểm còn nếu khơng được thuyết minh sẽ tính và cho 0 điểm. Trong “Bảng thuyết minh” có tổng 103 mục tương ứng với số điểm thuyết minh tối đa là 103 điểm. Cuối cùng, tổng điểm các mục thuyết minh được tính theo cơng thức sau:

Như vậy, ngân hàng khảo sát mà thuyết minh thông tin phù hợp với các công bố đưa ra trong danh mục càng nhiều thì số điểm càng cao (tức là tỷ lệ thuyết minh cao) và ngược lại.

Tóm lại, các nhân tố trong mơ hình đã được đưa ra các chỉ số đo lường phù hợp với từng nhân tố. Một số chỉ báo đã được nghiên cứu và khảo sát trong các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả khác nhau. Bên cạnh đó, người nghiên cứu đã đưa vào mơ hình một số chỉ số đo lường phù hợp cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Cho nên, các chỉ báo đo lường được xác định một cách rõ ràng và đo lường dễ dàng.

4.2. Xây dựng bảng câu hỏi và phương pháp thu thập thông tin

Sau khi xây dựng hệ thống chỉ bảo cho các nhân tố trong mơ hình, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu làm cơ sở cho việc phân tích trong chương 5. Nội dung bảng câu hỏi được thể hiện trong phụ lục 4.

Người nghiên cứu tiến hành thu thập báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Căn cứ vào nội dung bảng câu hỏi trong phụ lục 4 và căn cứ vào các báo cáo tài chính, người nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi đưa ra.

Đối với nhân tố bị tác động (chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính), người nghiên cứu lập “Bảng thuyết minh” được thể hiện phụ lục 3. Người nghiên cứu tự trả lời những nội dung trên “Bảng thuyết minh” thơng qua báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

Như vậy, các nội dung trong “Bảng câu hỏi” và “Bảng thuyết minh” đều được người nghiên cứu tự trả lời thông qua thu thập thơng tin từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.

Trong đó:

di = 1 nếu một mục được thuyết minh

di = 0 nếu một mục không được thuyết minh

Kết luận chương 4:

Để tiến hành thu thập thơng tin và phân tích dữ liệu, người nghiên cứu đã xây dựng hệ thống chỉ báo cho các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu. Việc xây dựng hệ thống chỉ báo cho các nhân tố được căn cứ vào các nghiên cứu liên quan và phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, căn cứ vào hệ thống các chỉ báo đã đưa ra, người nghiên cứu tiến hành lập “Bảng câu hỏi” để thu thập thơng tin. Thêm vào đó, người nghiên cứu cũng xây dựng “Bảng thuyết minh” thu thập thông tin của nhân tố bị tác động. Như vậy, mơ hình đo lường các nhân tố tác động đã được xây dựng và phục vụ cho công tác thu thập thông tin.

CHƯƠNG 5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Mô tả tổng thể và mẫu điều tra

5.1.1. Mô tả tổng thể

Đến tháng 06 năm 2012, hệ thống NHTM có 99 ngân hàng. Trong đó, các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần chiếm 40% (40 ngân hàng). Các NHTM Nhà nước chiếm 5% (5 ngân hàng) và các NHTM cổ phần chiếm 35% (35 ngân hàng). Theo phân tích ở chương 3, tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng là 286.104 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của hai loại ngân hàng này chiếm gần 90% trong tồn hệ thống NHTM.

5.1.2. Mơ tả về mẫu khảo sát

Mẫu điều tra thu thập gồm 28 quan sát (hệ thống ngân hàng tại Việt Nam), có sự phân bổ trong mẫu như sau:

Bảng 5.1. Phân bổ mẫu điều tra

Tiêu thức Số quan

sát

Tỷ lệ trong

mẫu (%)

Loại cơng ty kiểm tốn

Không phải Big 4 6 21

Big 4 22 79

Tình trạng niêm yết

Chưa niêm yết 19 68

Đã niêm yết 9 32

Loại hình sở hữu

Khơng phải NHTM Nhà nước 25 89

NHTM cổ phần Nhà nước 3 11

Nguồn: dữ liệu thu thập của nghiên cứu

Theo cơng ty kiểm tốn, số lượng ngân hàng được kiểm toán bởi Big 4 là 22 ngân hàng (chiếm 79%), chỉ có 6 ngân hàng khơng được Big 4 kiểm tốn (chiếm 21%).

Theo tình trạng niêm yết, mẫu khảo sát có 9 ngân hàng đã niêm yết chính thức (chiếm 32%) và số ngân hàng chưa được niêm yết chính thức là 19 (chiếm 68%).

Theo loại hình sở hữu, 3 ngân hàng thuộc loại ngân hàng thương mại Nhà nước (chiếm 11%) và 25 ngân hàng thương mại cổ phần (chiếm 89%).

Như vậy, mẫu nghiên cứu thể hiện sự phân bổ hợp lý với các tiêu thức về đặc tính, loại hình của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Chứng tỏ mẫu đủ sức đại diện cho cả tổng thể nghiên cứu, thông tin của mẫu phản ánh đầy đủ thông tin trong tổng thể, kết quả phân tích đủ độ tin cậy cho các kết luận khoa học.

5.2. Các bước phân tích dữ liệu

Mơ hình nghiên cứu được xậy dựng tại chương 2 gồm hai nhóm nhân tố tác động và bị tác động. Cụ thể: (i)Nhân tố bị tác động gồm một biến – được đo bằng thang đo tỷ lệ; (ii)Nhóm nhân tố tác động gồm hai loại: nhóm đo bằng thang đo tỷ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)