Bảng thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70)

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

QM1 28 2000.00 20230.00 6297.6429 4913.05687 2.414E7 QM2 28 2591.00 28782.00 8467.0000 7618.97754 5.805E7 QM3 28 10241.00 460604.00 108586.7500 1.25017E5 1.563E10 DB 28 1.64 22.50 9.6743 4.70411 22.129 ROE 28 3.14 28.80 13.2175 7.12857 50.817 ROA 28 .38 3.64 1.8232 .89157 .795 QT 28 5.00 11.00 7.3929 1.79174 3.210 DTM 28 38.00 78.00 58.6071 9.68519 93.803 KT 28 .00 1.00 .7857 .41786 .175 NY 28 .00 1.00 .3214 .47559 .226 SH 28 .00 1.00 .1071 .31497 .099 Valid N (listwise) 28

Nguồn: dữ liệu thu thập của nghiên cứu

Bảng 5.2 mô tả về mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính và các chỉ tiêu giải thích cho mẫu nghiên cứu. Mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính của các ngân hàng dao động từ 38 đến 78 với mức trung bình là 58,61 (57%). Khoản cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của mức độ công bố thông tin và độ lệch chuẩn lớn cho thấy sự khác biệt đáng kể về mức độ công bố thông tin giữa các ngân hàng.

5.4. Ma trận hệ số tương quan Các biến cụ thể bao gồm: Các biến cụ thể bao gồm: - QM1 – Vốn chủ sở hữu. - QM2 – Vốn điều lệ. - QM3 – Tổng tài sản. - ROA – Tỷ số ROA. - ROE – Tỷ số ROE. - DB – Địn bẩy tài chính.

- QT – Số lượng thành viên hội đồng quản trị. - DTM – Chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính.

Bảng 5.3: Ma trân hệ số tương quan giữa các biến đo bằng thang đo tỷ lệ

QM1 QM2 QM3 DB ROE ROA QT DTM QM1 Pearson Correlation 1 .983 ** .938** .511** .593** -.024 .032 .618** Sig. (2-tailed) .000 .000 .005 .001 .902 .871 .000 N 28 28 28 28 28 28 28 28 QM2 Pearson Correlation 1 .963 ** .523** .562** -.050 .029 .596** Sig. (2-tailed) .000 .004 .002 .802 .882 .001 N 28 28 28 28 28 28 28 QM3 Pearson Correlation 1 .677 ** .623** -.112 .137 .604** Sig. (2-tailed) .000 .000 .570 .488 .001 N 28 28 28 28 28 28 DB Pearson Correlation 1 .585 ** -.445* .398* .457* Sig. (2-tailed) .001 .018 .036 .015

N 28 28 28 28 28 ROE Pearson Correlation 1 .356 .396 * .517** Sig. (2-tailed) .063 .037 .005 N 28 28 28 28 ROA Pearson Correlation 1 .184 -.008 Sig. (2-tailed) .349 .969 N 28 28 28 QT Pearson Correlation 1 .028 Sig. (2-tailed) .886 N 28 28 DTM Pearson Correlation 1 Sig. (2-tailed) N 28

**. Có ý nghĩa ở mức 1% (kiểm định 2 đuôi). *. Có ý nghĩa ở mức 5% (kiểm định 2 đi).

Nguồn: Báo cáo phân tích dữ liệu từ phần mềm SPSS

Với kết quả từ bảng ma trận hệ số tương quan trên, chúng ta có thể kết luận: Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan thể hiện qua Bảng 5.3. Những nhân tố tác động thuận chiều đến chỉ số công bố cơng cụ tài chính bao gồm (được sắp xếp từ cao đến thấp về cường độ tác động): (i) QM1 – Vốn chủ sở hữu; (ii) QM3 – Tổng tài sản; (iii) QM2 – Vốn điều lệ; (iv) ROE – Tỷ số ROE; (v) DB – Địn bẩy tài chính. (Xét theo giá trị của hệ số tương quan – có ý nghĩa ở mức 1% và 5% kết hợp với khung lý thuyết - mơ hình đã thể hiện).

Những nhân tố trong mơ hình lý thuyết khơng thể hiện sự tác động đến nhân tố bị tác động: (i) ROA – Tỷ số ROA và (ii) QT – Số lượng thành viên hội đồng quản trị. (Giá trị của hệ số tương quan đều khơng có ý nghĩa thống kê, mặc dù lý thuyết có thể hiện)

Qua ma trận hệ số tương quan trên, người nghiên cứu nhận thấy tồn tại nhiều mối quan hệ tương quan cao giữa những nhân tố tác động, nổi bật là 3 nhân tố QM1; QM2; QM3 (có hệ số tương quan cặp cao) – đây đều là những nhân tố thể hiện quy mơ vốn của ngân hàng, đồng thời là nhóm nhân tố tác động mạnh nhất đến nhân tố bị tác động.

5.5. Phân tích phương sai – ANOVA

Nhằm kiểm định sự tác động của những nhân tố được đo bằng thang đo định danh đến nhân tố bị tác động, người nghiên cứu thực hiện kỹ thuật phân tích phương sai. Mặt khác, dữ liệu thể hiện khá phù hợp cho việc sử dụng kỹ thuật này (Phương sai giữa các tổng thể đều bằng nhau với mức ý nghĩa 5% - phụ lục 5). Kết quả cụ thể được tổng hợp trong Bảng 5.4. Kết quả phân tích phương sai – ANOVA.

Với kết quả phân tích ở bảng 5.4. Kết quả phân tích phương sai – ANOVA, cả ba nhân tố (loại cơng ty kiểm tốn, loại hình sở hữu và tình trạng niêm yết) đều cả ba nhân tố (loại cơng ty kiểm tốn, loại hình sở hữu và tình trạng niêm yết) đều tác động đến Chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính. Sự tác động của các nhân tố được thể hiện như sau:

Trước hết, loại cơng ty kiểm tốn có tác động đến mức độ công bố thông tin. Chỉ số công bố công bố cơng cụ tài chính bình qn của các ngân hàng được kiểm tốn bởi Big 4 là 61,59% cịn chỉ số cơng bố bình qn của các ngân hàng khơng được kiểm toán bởi Big 4 là 47,67%. Như vậy, nếu ngân hàng có cơng ty kiểm tốn thuộc Big 4 thì có Chỉ số cơng bơ cơng cụ tài chính cao hơn những ngân hàng có cơng ty kiểm tốn khơng thuộc Big 4.

Bảng 5.4: Kết quả phân tích phương sai - ANOVA Nhân tố tác động Biểu hiện Chỉ số công bố công cụ tài chính bình qn Giá trị Pvalue Với giả thiết Ho: khơng có sự tác động Giải thích KT – Loại cơng ty kiểm tốn Big 4 – 1 61,59 0,1% Có sự tác động Khơng thuộc Big 4 -0 47,67

NY – Tình trạng niêm yết

Đã niêm yết – 1 64,44

2,5% Có sự tác động Chưa niêm yết – 0 55,84

SH – Loại hình sở hữu NHTM Nhà nước - 1 71,33 1,3% Có sự tác động Khơng phải NHTM Nhà nước – 0 57,08 Chung 58,61 Nguồn: phụ lục (xuất từ phần mềm SPSS)

Tiếp đó, tình trạng niêm yết có tác động đến mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính. Nếu ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khốn cũng có chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính cao hơn những ngân hàng khác (khơng tham gia thị trường chứng khoán). Cụ thể, chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính bình qn của các ngân hàng niêm yết chính thức trên thị trường chứng khốn là 64,44 cao hơn so với chỉ số công bố của các ngân hàng thương mại chưa được niêm yết chính thức (55,84).

Bên cạnh đó, nếu loại ngân hàng là NHTM Nhà nước sẽ có chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính cao hơn những ngân hàng khơng cùng loại. Chỉ số cơng bố cơng cụ tài chính bình qn của các ngân hàng thương mại Nhà nước là 71,37 cao hơn so với chỉ số công bố cơng cụ tài chính bình qn của các NHTM cổ phần (57,08).

Kết luận chương 5:

Trong chương 5, người nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, ma trận hệ số tương quan và phân tích phương sai (ANOVA) để xác định các nhân tố tác động đến mức độ công bố thơng tin. Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy các nhân tố: Quy mô (Vốn chủ sở hữu; Tổng tài sản; Vốn điều lệ); Tỷ số ROE và Địn bẩy tài chính tác động thuận chiều đến mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính. Với phân tích phương sai – ANOVA, kết quả phân tích cho thấy các nhân tố: Cơng ty kiểm tốn, tình trạng niêm yết và loại hình sở hữu có tác động đến mức độ công bố thơng tin cơng cụ tài chính. Kết quả phân tích đã cho phép người nghiên cứu đưa ra mơ hình các nhân tố tác động đến mức độ cơng bố thơng tin. Mơ hình đưa ra với 6 nhân tố tác động là: quy mô, lợi nhuận kinh doanh (ROE), địn bẩy tài chính, tình trạng niêm yết, cơng ty kiểm tốn, loại hình sở hữu.

CHƯƠNG 6

ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Các đề xuất và kiến nghị

6.1.1. Xây dựng chuẩn mực cơng bố cơng cụ tài chính

Đề xuất xây dựng chuẩn mực cơng bố cơng cụ tài chính

Quyết định 16/2007/QĐ- NHNN, VAS 22 và Thông tư 210/2009/TT-BTC là các văn bản hiện hành quy định về công bố cơng cụ tài chính trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Chứng tỏ, Bộ Tài Chính và NHNN đặc biệt quan tâm đến công bố thông tin về công cụ tài chính. Tuy nhiên, các quy định trong văn bản này cịn q chung chung, chưa có quy định cụ thể và cịn khác biệt so với IFRS 7. Cho nên, tiến trình hài hịa với kế tốn quốc tề về cơng cụ tài chính của Việt Nam cịn chậm. Một số cơng cụ tài chính mới mà kế tốn cơng cụ tài chính Việt Nam chưa điều chỉnh được. Chính vì vậy, NHNN cần có hướng dẫn cụ thể hướng dẫn ngân hàng công bố các thông tin về cơng cụ tài chính nhằm cung cấp thơng tin minh bạch và hữu ích cho người sử dụng thơng tin tài chính trên báo cáo tài chính của NHTM. Để hài hịa với IFRS 7, văn bản hướng dẫn cần chú ý đến các vấn đề sau:

(1) Yêu cầu cơng bố thơng tin về cơng cụ tài chính:

Để phù hợp với IFRS 7, nội dung thông tin cần cơng bố về cơng cụ tài chính cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thông tin công bố phải đáp ứng đủ để đánh giá tính trọng yếu của từng nhóm cơng cụ tài chính đối với tình hình và kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Công bố cả thơng tin định lượng và định tính về các rủi ro phát sinh từ các cơng cụ tài chính, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. Thơng tin định tính mơ tả mục tiêu, chính sách và q trình quản lý rủi ro của ngân

hàng. Thông tin định lượng bao gồm thông tin về quy mô, phạm vi mà ngân hàng phải chịu tổn thất từ các rủi ro được dựa trên thông tin được cung cấp bởi quản trị nhân sự của tổ chức.

(2) Các nội dung chủ yếu cần cơng bố về cơng cụ tài chính

Các thơng tin cơng bố giúp người sử dụng đánh giá được vị trí quan trọng của cơng cụ tài chính đối với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Đó là cơng bố thơng tin về cơng cụ tài chính ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, các thông tin cần công bố về cơng cụ tài chính cụ thể như sau:

Thứ nhất, thuyết minh về cơng cụ tài chính ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của ngân hàng:

Thuyết minh cụ thể các tài sản tài chính và nợ tài chính được lựa chọn đo lường theo giá trị hợp lý với chênh lệch giá trị hợp lý ghi vào kết quả kinh doanh.

Giá trị các bộ phận hợp thành cơng cụ tài chính phức hợp do ngân hàng phát hành, tức là tách biệt giữa nợ phải trả tài chính và tài sản tài chính đối với cơng cụ tài chính phức hợp.

Các khoản cho vay quá hạn và vi phạm hợp đồng cần công bố: (1) Thông tin chi tiết về bất kỳ sự trả nợ không đúng hạn trong suốt kỳ báo cáo với khoản nợ gốc, lãi; về kỳ hạn trả nợ của các khoản cho vay quá hạn mà vẫn có thể trả được này. (2) Giá trị ghi sổ tại ngày báo cáo của khoản cho vay quá hạn mà vẫn có thể được thanh tốn; và (3) Giải thích rõ việc khoản cho vay q hạn này có thể được khắc phục hay không và các thỏa thuận lại trước khi báo cáo tài chính được phép phát hành.

Các tài sản tài chính được chuyển nhượng nhưng khơng đủ điều kiện xóa bỏ cần cơng bố: Bản chất của tài sản, bản chất của rủi ro và lợi ích kinh tế gắn với quyền sở hữu tài sản mà ngân hàng chưa chuyển giao, giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả khi ngân hàng tiếp tục ghi nhận toàn bộ tài sản chuyển nhượng.

Tái phân loại các cơng cụ tài chính cần cơng bố: Giá trị cơng cụ tài chính được sắp xếp lại giữa các nhóm; lý do tái phân loại; ảnh hưởng đến báo cáo tài chính khi tái phân loại.

Thứ hai, công bố các thông tin liên quan về cơng cụ tài chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng:

Phân biệt lãi/lỗ rịng phát sinh trong kỳ giữa các nhóm cơng cụ tài chính. Trong đó đối với nhóm cơng cụ tài chính đo lường theo giá trị hợp lý mà chênh lệch ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh, công bố chi tiết cho kết quả lãi/lỗ của cơng cụ tài chính kinh doanh và cơng cụ tài chính được lựa chọn đo lường theo giá trị hợp lý.

Đối với các tài sản tài chính đo lường theo giá trị hợp lý mà chênh lệch ghi nhận vào thu nhập hỗn lại, cơng bố riêng lãi/lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu trong kỳ và phần giá trị lãi/lỗ trong kỳ chuyển từ bảng cân đối kế toán vào báo cáo kết quả kinh doanh (do thanh lý tài sản).

Công bố tổng thu nhập lãi và tổng chi phí lãi của các cơng cụ tài chính được đo lường theo nguyên giá phân bổ với việc sử dụng lãi suất thực.

Công bố lỗ do giảm giá trị của mỗi loại tài sản tài chính được xem xét tổn thất, giảm giá trị.

Thứ ba, các cơng bố khác

Ngồi ra, một số thông tin khác cần cơng bố liên quan đế cơng cụ tài chính bao gồm: Cơng bố giá trị hợp lý, cơng bố chính sách kế tốn và cơng bố cơng cụ phịng ngừa rủi ro.

• Cơng bố về giá trị hợp lý

Hiện nay, một số ngân hàng đã công bố về giá trị hợp lý và so sánh giá trị hợp lý với giá trị ghi sổ của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính. Tuy nhiên,

việc cơng bố chỉ dừng lại ở một số tài sản nhất định và chưa trình bày cách thức đo lường giá trị hợp lý. Cho nên, nội dung công bố về giá trị hợp lý cần đưa ra như sau: Chuẩn mực kế toán về cơng bố cơng cụ tài chính phải quy định về thang đo giá trị hợp lý, yêu cầu công bố về kỹ thuật định giá, dữ liệu đầu sử dụng cho các ước tính. Cơ sở để sắp xếp các mức của thang đo chính là độ tin cậy của các dữ liệu được sử dụng cho ước tính giá trị hợp lý.

Ngân hàng cần công bố giá trị hợp lý được xác định bằng cách tham chiếu trực tiếp giá niêm yết trên thị trường hoạt động hay ước tính bằng kỹ thuật định giá.

Trường hợp sử dụng kỹ thuật định giá, cần công bố các phương pháp và các giả định được sử dụng, như các tỷ lệ trả trước, các tỷ lệ ước tính lỗ tín dụng và lãi suất hay lãi chiết khấu. Các thông tin (giả định) được ngân hàng sử dụng cho các ước tính cũng cần được cơng bố nguồn gốc có được là từ các dữ liệu thị trường có thể quan sát được hay khơng.

Ngoài ra, khi thay đổi về kỹ thuật định giá cũng như thay đổi các giả định ngân hàng cũng cần công bố về sự thay đổi và lý do thay đổi.

Một số trường hợp sẽ không yêu cầu công bố giá trị hợp lý do tại thời điểm báo cáo việc đo lường theo giá trị hợp lý là không đáng tin cậy. Khi đó, cần cơng bố rõ sự kiện này, mơ tả các cơng cụ tài chính, giá trị ghi sổ của chúng và giải thích lý do giá trị hợp lý khơng thể đo lường một cách đáng tin cậy.

• Công bố về các rủi ro liên quan đến cơng cụ tài chính:

Hoạt động của ngân hàng ln gắn với các loại rủi ro. Do đó, thơng tin về rủi ro luôn là yếu tố mà các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của ngân hàng quan tâm. Các loại rủi ro cần công bố gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. Thông tin về rủi ro công bố gồm cả thơng tin định tính và thơng tin định lượng của mỗi loại rủi ro.

Rủi ro tín dụng là rủi ro khi một bên đối tác của giao địch tạo ra cơng cụ tài chính gây ra tổn thất về tài chính cho bên kia do khơng thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với mỗi loại cơng cụ tài chính, ngân hàng cần cơng bố: (1) Giá trị tổn thất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)