Nhân tố “Lợi nhuận kinh doanh”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Xây dựng hệ thống chỉ báo đo lường các khái niệm trong mô hình

4.1.5. Nhân tố “Lợi nhuận kinh doanh”

Lợi nhuận là một biến được xem xét trong nghiên cứu trước đây như Murcia và Santos (2012) [25]. Lợi nhuận kinh doanh tác động tới công bố thông tin được giải thích như sau:

Thứ nhất, theo lý thuyết ủy nhiệm, với các ngân hàng có lợi nhuận cao, người quản lý muốn tiết lộ nhiều thông tin hơn để duy trì các lợi thế cho nhà quản lý như tiếp tục vị trí quản lý hay các khoản thưởng.

Thứ hai, các nhà quản lý công bố thông tin về lợi nhuận doanh nghiệp một cách rộng rãi để đưa ra lời giải thích cho q trình hoạt động suốt một năm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sẵn sàng tiết lộ thơng tin tích cực liên quan đến lợi nhuận của nó và cơng bố ít hơn khi lợi nhuận đó thấp là để che đậy những lí do xấu, hoạt động kém hiệu quả làm lợi nhuận giảm.

Thứ ba, các doanh nghiệp có lợi nhuận cao tăng cường công bố thông tin thu hút thị trường chú ý đến mình, đồng thời tạo nên cái nhìn lạc quan của nhà đầu tư.

Chính vì các lý do trên, giả thuyết được đưa ra là:

H5: Lợi nhuận kinh doanh có tác động thuận chiều với mức độ cơng bố thông tin công cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Lợi nhuận được đo lường qua hai chỉ số là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROA, đánh giá hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời) và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE, thể hiện khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần của doanh nghiệp). Bằng cách này, chúng ta có thể kiểm tra được cả hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp. ROA và ROE được tính như sau:

ROA = Lợi nhuận trước thuế

x 100% Tổng tài sản bình quân

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

x 100% Vốn chủ sở hữu bình quân

4.1.6. Nhân tố “Loại hình sở hữu”

Giả thuyết dưới đây được đưa ra cho nhân tố này như sau:

H 6: Loại hình sở hữu có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Murcia và Santos (2012) [25] đo lường loại hình sở hữu bằng cách cho điểm 1 nếu là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và cho điểm 0 nếu là doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Do vậy, loại hình sở hữu được đo lường qua cách xác định biến định danh. Các NHTM được chia làm hai loại là NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần. Các NHTM Nhà nước được quy ước giá trị là 1 còn các ngân hàng thương mại cổ phần được quy ước giá trị là 0.

4.1.7. Nhân tố “Hội đồng quản trị”

Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và công bố thông tin, nhiều nghiên cứu quan tâm đến thành phần Hội đồng quản trị, quy mô Hội đồng quản trị, cấu trúc lãnh đạo, số lượng cuộc họp, chính sách cổ tức. Trong đó, quy mơ Hội đồng quản trị được nghiên cứu và khảo sát nhiều.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ giữa quy mơ Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin (Barako et al. 2006 [15]; Laksamana 2008 [23]). Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác thì khơng tìm thấy mối quan hệ giữa hai yếu tố này (Anderson et al. 2004 [14]; Evans 2004 [18] và Lakhal 2005 [22]).

Quy mô Hội đồng quản trị là đặc điểm thường được nghiên cứu trong nghiên cứu về mức độ cơng bố thơng tin. Có hai quan điểm tồn tại liên quan giữa quy mơ Hội đồng quản trị, vai trị giám sát thực hành quản trị và ảnh hưởng của nó đến mức độ công bố thông tin. Quan điểm thứ nhất cho rằng Hội đồng quản trị có quy mơ nhỏ hơn tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ thông tin thường xuyên và xử lý thông tin tốt hơn so với Hội đồng quản trị có quy mơ lớn. Quan điểm khác cho rằng Hội đồng quản trị có quy mơ lớn hơn có một nền tảng kiến thức lớn hơn để thực hiện vai trò cố vấn cho họ, do đó cho phép phân phối khối lượng công việc tốt hơn (Laksamana 2008 [23]). Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H 7: Quy mơ Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin cơng cụ tài chính của ngân hàng thương mại.

Quy mô Hội đồng quản trị được đo lường bằng cách đếm số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị. Số liệu thu thập cho nhân tố này căn cứ trên danh sách thành viên Hội đồng quản trị mà ngân hàng công bố trên báo cáo tài chính.

Như vậy, nghiên cứu đã xây dựng hệ thống chỉ bảo cho các nhân tố tác động. Trong đó, hệ thống chỉ báo của các nhân tố tác động được chia thành hai nhóm là nhóm thang đo định danh và nhóm thang đo tỷ lệ. Nhóm thang đo tỷ lệ gồm các nhân tố: quy mơ, địn bẩy tài chính, lợi nhuận kinh doanh, Hội đồng quản trị. Nhóm thang đo định danh gồm các nhân tố: Cơng ty kiểm tốn, loại hình sở hữu, tình trạng niêm yết. Hệ thống các chỉ báo và giả thiết cho mơ hình được tổng kết qua

Bảng 4.1. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động.

Bảng 4.1. Bảng tập tổng hợp các nhân tố tác động

Nhân t Ký hiệu Thang đo Giả thuyết

Quy mô

Vốn điều lệ QM1 Tỷ lệ Tác động thuận Vốn chủ sở hữu QM2 Tỷ lệ Tác động thuận Tổng tài sản QM3 Tỷ lệ Tác động thuận Tình trạng niêm yết NY Định danh Có tác động Cơng ty kiểm tốn KT Định danh Có tác động Lợi nhuận kinh doanh ROA ROA Tỷ lệ Tác động thuận

ROE ROE Tỷ lệ Tác động thuận Loại hình sở hữu SH Định danh Có tác động Địn bẩy tài chính DB Tỷ lệ Tác động thuận Hội đồng quản trị QT Tỷ lệ Tác động thuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)