Mơ hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai lệch chuẩn Durbin-Watson
1 0.694 0.482 0.469 1.54965 2.011 ANOVA Biến thiên Tổng độ lệch bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Hồi quy 466.265 5 93.253 38.833 0.000 Phần dư 501.894 209 2.401 Tổng 968.158 214 Hồi quy Yếu tố Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa
Trọng số chuẩn hóa
t Sig.
Đa cộng tuyến
B Sai số
chuẩn β Dung sai VIF
Hằng số -0.480 0.766 -0.626 0.532 HTTC 0.153 0.031 0.288 4.985 0.000 0.746 1.341 DLNT 0.159 0.046 0.245 3.477 0.001 0.501 1.997 TCCV 0.088 0.049 0.122 1.798 0.074 0.543 1.843 PCTD 0.108 0.065 0.110 1.649 0.101 0.554 1.805 TCST 0.117 0.057 0.141 2.055 0.041 0.525 1.904
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Kết quả hồi quy cho thấy hệ số xác định có ý nghĩa, R2 = 0.482 (R2 ≠ 0). R2 hiệu chỉnh đạt 0.469. Kiểm định F trong bảng ANOVA cho thấy mức ý nghĩa (Sig.) nhỏ hơn 0.05. Do đó, có thể kết luận, với mức ý nghĩa 5%, mơ hình hồi quy là phù hợp với mẫu nghiên cứu. Mơ hình thể hiện được mối liên hệ tương quan giữa các biến nghiên cứu. Các biến độc lập giải thích được 46.9% phương sai của biến phụ
thuộc. Mơ hình hồi quy có hệ số xác định không cao nhưng ở mức chấp nhận được (gần đạt 0.5).
Về các hệ số hồi quy của các biến độc lập, kết quả cho thấy có ba trong số năm yếu tố có tác động cùng chiều có ý nghĩa (Sig. < 0.05) đến sự sáng tạo của nhân viên. Đó là các biến sự hỗ trợ của tổ chức (β = 0.288), động lực nội tại (β = 0.245) và tự chủ trong sáng tạo (β =0.141). Hai biến còn lại là tự chủ trong công việc và phong cách tư duy có sig.>0.05, theo tiêu chí độ tin cậy 95% thì hai biến này khơng có tác động có ý nghĩa. Tuy nhiên, có thể thấy, hệ số sig. ở hai biến này khá nhỏ và nếu độ tin cậy là 90% thì hai biến này sẽ có tác động đáng kể với hệ số hồi quy khá cao (trên 0.1). Mặt khác, tự chủ trong công việc và phong cách tư duy sáng tạo có hệ số tương quan lần lượt là 0.481 và 0.504 với biến phụ thuộc. Vì vậy, có thể nói hai biến này vẫn có tác động và có vai trị nhất định trong mơ hình nghiên cứu.
Liên hệ với các giả thuyết đã đề ra ban đầu, có 3 trong số 5 giả thuyết về sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc được chấp nhận. Với mức ý nghĩa 5%, các giả thuyết được kiểm định cụ thể như sau:
- Giả thuyết H1: Chấp nhận. Động lực nội tại có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sáng tạo của nhân viên (β = 0.245).
- Giả thuyết H2: Bác bỏ. Tự chủ trong cơng việc khơng có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên.
- Giả thuyết H3: Chấp nhận. Tự chủ trong sáng tạo có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sáng tạo của nhân viên (β =0.141).
- Giả thuyết H4: Bác bỏ. Phong cách tư duy sáng tạo khơng có ảnh hưởng đến sự sáng tạo của nhân viên.
- Giả thuyết H5: Chấp nhận. Sự hỗ trợ của tổ chức có ảnh hưởng cùng chiều đến sự sáng tạo của nhân viên (β = 0.288).
4.4.3. Kiểm tra các giả định của mơ hình hồi quy
Để chắc chắn các kết quả hồi quy là có ý nghĩa, nghiên cứu tiến hành kiểm tra lại sự vi phạm (nếu có) các giả định của mơ hình hồi quy. Giả định về sai số có phân phối chuẩn được đánh giá bằng đồ thị tần số Histogram (hình 4.1). Đồ thị cho thấy giả định này thỏa mãn với trung bình sai số µ ≈ 0.000 và phương sai σ2 = 0.988 ≈1 (tức là xấp xỉ phân phối chuẩn).
Hình 4.1: Đồ thị tần số Histogram
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Giả định về mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như giả định về phương sai không thay đổi của phần dư được đánh giá bằng đồ thị phân tán (Scatter Plot). Trong hình 4.2, các điểm giá trị dự đốn và phần dư trên đồ thị phân tán ngẫu nhiên, không theo một hình dạng đặc biệt nào, tức là giả định này thỏa mãn, mơ hình hồi quy phù hợp với mẫu nghiên cứu.
Hình 4.2: Đồ thị phân tán Scatter Plot
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Giả định về tính độc lập của sai số (các phần dư khơng có tương quan với nhau) được thể hiện qua hệ số Durbin – Watson nằm trong khoảng từ 0 đến 4. Bảng 4.11 cho thấy giá trị này là 2.011, tức là gần bằng 2. Theo bảng Durbin – Watson (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008a) thì có thể kết luận các phần dư khơng có tương quan với nhau, tức giả định này thỏa mãn.
Giả định các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn (hệ số tương quan xấp xỉ 1) được đánh giá bằng bảng ma trận hệ số tương quan (bảng 4.10). Bảng ma trận tương quan cho thấy giữa các biến độc lập khơng có hiện tượng tương quan hồn tồn (Pearson ≈ 1). Do đó, giả định này được thỏa mãn. Ngoài ra, hiện tượng đa cộng tuyến cũng khơng bị vi phạm (VIF<2).
Tóm lại, các giả định của mơ hình hồi quy đều thỏa. Vì vậy, có thể nói mơ hình hồi quy sử dụng là phù hợp với mẫu và kết quả hồi quy trên là có ý nghĩa.
4.5. Kiểm định sự khác biệt
Trong nghiên cứu này, sự sáng tạo được dự đốn có khác biệt giữa nam và nữ và giữa các nhóm tuổi với nhau. Sau đây, nghiên cứu tiến hành các bước kiểm định tiếp theo để xác định có tồn tại sự khác biệt trên trong mẫu nghiên cứu hay không.
4.5.1. Sự khác biệt giữa nam và nữ
Để kiểm định sự khác biệt về sáng tạo giữa nam và nữ, nghiên cứu dùng phép kiểm định T với mẫu độc lập (Independent-Samples T Test). Bảng 4.12 thống kê các thông số sự sáng tạo liên quan đến hai mẫu nam và nữ. Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 4.13.
Bảng 4.12: Thống kê về sự sáng tạo giữa biến giới tính nam và nữ. Biến Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn trung bình