Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt

Một phần của tài liệu luận văn kỹ sư khoa học cây trồng chuyên ngành trồng trọt lai chọn dòng lúa cao sản theo hướng cứng cây từ tổ hợp lai nếp cẩm x (nk2 x nhật 1) (Trang 39 - 41)

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

3.2 Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt

chắc trung bình của cây F1 (hạt F2) và cây cha mẹ

Nghiệm thức TL 1000 hạt (g) Dài bông (cm) Hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) TBF1 28,32±1,12 29,5±1,14 167,3±5,9 74,3±6,15 Nếp cẩm NK2 x Nhật 1 20,6 21,5 23 24 100 118 71,3 54,9

TBF1: Trung bình của các cá thế F1, TL: Trọng lượng

* Số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt chắc

Mỗi cá thể F1 được chọn ngẫu nhiên 3 bông để đếm số hạt chắc trên bơng, tính trung bình và tính tỷ lệ hạt chắc.

Hạt chắc trên bơng là đặc tính di truyền nhưng bị ảnh hưởng bởi điều kiện canh tác như mật độ, phân bón, nước. Hạt chắc trên bơng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của các giống lúa. Thường thì số hoa trên bơng quá nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

27

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2007), tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa địng đến khi lúa vào hạt chắc nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bơng, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Số hạt chắc trên bơng của các cây F1 trung bình là 167,3±5,9 hạt cao hơn so với cha mẹ Nếp cẩm (100 hạt) và (NK2 x Nhật 1) là (118). Tỷ lệ hạt chắc trung bình là 74,3±6,15% cao hơn cây cha (54,9%) và cao hơn cây mẹ (71,3%). Điều này có thể giải thích là do một phần điều kiện mơi trường tác động và một phần là do hiện tượng ưu thế lai.

* Chiều dài bông

Chỉ tiêu chiều dài bông chỉ được đánh giá sơ bộ do chỉ mới ở cây F1. Chiều dài bơng trung bình là 29,5±1,14 cm, hầu hết các dòng đều thể hiện ưu thế lai cụ thể là chiều dài bông của các cá thể cây F1 đều cao hơn so với cha mẹ. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc chọn lọc dịng lúa cho năng suất cao phục vụ cho ĐBSCL. Vì theo Vũ Văn Liết và ctv., 2004 thì những giống cổ bơng dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao.

* Trọng lượng 1000 hạt

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), trọng lượng hạt được quyết định ngay từ khi phân hóa hoa đến khi lúa chín. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện mơi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt, cho đến khi vào chắc rộ (15-25 ngày sau khi trổ). Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng (20-30 g). Theo Bảng 3.2 cho thấy trọng lượng 1000 hạt trung bình là 28,32±1,12 g cao hơn so với cha mẹ, cho thấy các cá thể F1 có tìm năng năng suất cao so với cha mẹ.

* Độ cứng lóng của các cá thể F1 và cây cha mẹ

Sau khi tách hết bẹ lá ta tiến hành đo độ cứng trên máy IMADA. Đổ ngã là kết quả của sự tương tác qua lại và cân bằng của các yếu tố: độ cứng của thân, yếu tố môi trường ảnh hưởng lên độ cứng của thân, yếu tố môi trường ảnh hưởng lên độ cứng của thân và ảnh hưởng các yếu tố bên ngồi như mưa, gió (Setter và ctv., 1994). Do đó chọn cá thể có độ cứng cao nhất để có thể hạn chế được đổ ngã.

28

Một phần của tài liệu luận văn kỹ sư khoa học cây trồng chuyên ngành trồng trọt lai chọn dòng lúa cao sản theo hướng cứng cây từ tổ hợp lai nếp cẩm x (nk2 x nhật 1) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)