4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.11 Hàm lượng amylose và protein của cây F2 (hạt F3) so với cha mẹ
THL: Tổ hợp lai, 10: Nếp cẩm x (NK2 x Nhật 1)
Kết quả trình bày ở Bảng 3.11 cho thấy rằng hàm lượng amylose của các dịng của hạt F3 đều biến động khơng nhiều từ 7,67-12,02 %, trung bình là 8,98 %, các dịng này có hàm lượng amylose thấp hơn so với giống (NK2 x Nhật 1) ban đầu là (12,93 %) và cao hơn so với Nếp cẩm (3,02%) cho thấy hạt F3 mang tính trạng trung gian và thiên nhiều về cây cha nên hạt F3 cho ra là gạo.
Phân nhóm hàm lượng amylose của IRRI (1988), THL10-01 và THL01-28 có hàm lượng amylose thấp (tức nằm trong khoảng 10-19 %). Hàm lượng amylose càng thấp, thì tính dẻo của cơm càng cao và mềm khi để nguội. Trong cùng một tổ hợp lai, các cá thể được chọn ở thế hệ F2 (hạt F3) có hàm lượng amylose thấp trung bình dưới 20%.
Nghệm thức Hàm lượng amylose (%) Hàm lượng protein (%)
Hạt F3 Phân nhóm Hạt F3 THL10-01 10,3 Thấp 8,85 THL10-04 9,95 Rất thấp 9,03 THL10-12 6,67 Rất thấp 8,67 THL10-22 7,31 Rất thấp 9,89 THL10-28 12,02 Thấp 9,73 THL10-30 7,67 Rất thấp 9,08 Nếp cẩm 3,02 Rất thấp 7,54 NK2 x Nhật 1 12,93 Thấp 7,47
38
Hàm lượng protein
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), hàm lượng protein trung bình trong hạt gạo là khoảng 7% ở ẩm độ 14%, cộng với 0,5% chất béo, tro và sợi thô. Protein trong gạo hiện diện trong gạo ở dạng có màng đơn (single- membraned particle). Protein chỉ là yếu tố thứ yếu trong phẩm chất gạo, nhưng nó đóng góp rất cơ bản vào chất lượng dinh dưỡng của gạo. Gạo có hàm lượng protein càng cao càng có giá trị dinh dưỡng cao và càng được lưu tâm trong giới tiêu dùng. Hàm lượng protein trong hạt biến thiên trong khoảng 4,1-14,7 % đa số các giống biến thiên trong khoảng từ 7-8 % (IRRI, 1993).
Kết quả phân tích hàm lượng protein của hạt F3 biến động từ 8,67-9,89 %, trung bình 9,21 % trong đó cao nhất THL10-22 với hàm lượng protein 9,86 % và thấp nhất THL10-12 chỉ có 8,67 %. Hàm lượng protein của các dịng đều cao hơn cha (7,47 %) và mẹ (7,54 %) và cao hơn so với trung bình các giống lúa Việt Nam (7-8 %). Kết quả này cho thấy việc chọn lọc dịng lúa có hàm lượng protein cao thông qua sự biểu hiện của băng protein α-glutelin 37-39KDa là có hiệu quả.
Tổng hợp kết quả Bảng 3.11 ta chọn được 6 dịng có phẩm chất tốt (protein > 8,5 %), amylose thấp, có màu tím là THL10-01, THL10-22 và THL10-30, màu trắng là THL10-04, THL10-12 và THL10-28, có thể tiếp tục nhân lên ở thế hệ tiếp theo.
Độ trở hồ và độ bền thể gel
Theo Vương Đình Tuấn (2001) thì hàm lượng amylose và độ bền thể gel có liên quan chặt chẽ với nhau. Gạo có thể gel mềm thường tương ứng với hàm lượng amylose thấp, gạo mềm cơm hơn. Kết quả Bảng 3.12 cho thấy tất cả các dịng đều có độ bền thể gel đều thuộc phân nhóm mềm và rất mềm cơm, so với cha mẹ thì các dịng lúa đều mềm cơm giống như cha mẹ, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích hàm lượng amylose của hạt F3.
39