Thực trạng về sử dụng giống lúa có chất lƣợng

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học xác định tiềm năng sản xuất và cung ứng giống cộng đồng tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 29)

2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2.4 Thực trạng về sử dụng giống lúa có chất lƣợng

Lúa Gạo là mặt hàng có lợi thế của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trong xuất khẩu nông sản bởi ĐBSCL là vùng trọng điểm của cả nước về sản xuất lúa gạo và là vùng an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, chất lượng lúa gạo hiện nay đang là bài tốn khá nan giải vì tập qn sản xuất của nơng dân phần lớn vẫn còn chú trọng về số lượng hơn chất lượng, có khoảng 30-37% nơng dân sử dụng giống lúa xác nhận để sản xuất (Cục Trồng trọt, 2010) nên chất lượng và chủng loại gạo không đồng đều và chưa cao, mặc dù hiện nay đa số nơng dân đều có nhận thức tốt về việc sử dụng giống lúa xác nhận cho sản xuất sẽ đem lại hiệu quả cao do năng suất cao, có khả năng chống chịu dịch hại tốt hơn, phẩm chất gạo ngon hơn.

Những năm trước đây, nhờ "mưa thuận, gió hồ", nhiều nơng dân ở ĐBSCL không mấy quan tâm đến chất lượng lúa giống, vẫn có thói quen dùng thóc thịt làm thóc giống, lấy lúa vụ trước làm giống cho vụ sau. Nhưng hiện nay ngược lại, nơng dân biết vai trị quan trọng của giống chất lượng trong sản xuất . Thật vậy, một nghiên cứu ở tỉnh Sóc Trăng về việc so sánh năng suất về sử dụng

các mức độ chất lượng hạt giống khác nhau cho kết quả rằng năng suất lúa gia tăng đến 13% khi sử dụng lúa giống chất lượng cấp Xác nhận so với lúa thịt làm giống (Suong & Cuc 2008). Để cải thiện chất lượng hạt giống nông hộ trong tỉnh Sóc Trăng, Sở NN&PTNT, TT. Giống cây trồng đã triển khai các dự án như Giống nông hộ - Danida (2004-2006) và dự án CBDC (2000-2009), qua đó nhiều nơng dân được huấn luyện kỹ thuật phục tráng và nhân giống tại nông hộ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vụ đông xuân năm nay các tỉnh ĐBSCL sẽ xuống giống gần 1,6 triệu ha lúa, cần khoảng 200.000 tấn lúa giống xác nhận. Thế nhưng, mới vào những ngày đầu chính thức xuống giống vụ đơng xn, nhưng các cơ sở giống ở ĐBSCL đều lúng túng trước nhu cầu tăng

14

vọt của nhà nông. Tại Kiên Giang, Trung tâm Giống nông - lâm nghiệp cung ứng

1.500 tấn LG cấp nguyên chủng và cấp xác nhận. Tính cả lượng lúa giống trong chương trình xã hội hóa, lượng giống (cấp xác nhận) chỉ đáp ứng từ 30 - 35% diện tích gieo sạ. Ở Đồng Tháp, so với nhu cầu (24.000 tấn) vụ đơng xn này cịn thiếu khoảng 1.800 tấn LG. Còn ở tại Trà Vinh, với mục tiêu mỗi mùa vụ có từ 70% -

80% diện tích sử dụng giống lúa mới cấp xác nhận và cấp nguyên chủng, mỗi năm Trà Vinh cần khoảng 17.000 - 18.000 tấn lúa giống chất lượng cao. Từ thực tiễn trên cho thấy đa phần thì các tỉnh điều gặp khó khăn về nguồn giống, khơng đáp ứng đủ nhu cầu cho nông dân (Tâm Phúc, 2011).

Vì vậy, cơng tác sản xuất lúa giống từ các CLB là một trong những yếu tố quan trọng đáp ứng nhu cầu về nguồn giống có chất lượng, góp phần tăng năng suất và chất lượng lúa trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học xác định tiềm năng sản xuất và cung ứng giống cộng đồng tỉnh sóc trăng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)