GIỚI THIỆU VỀ GIS VÀ AHP

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học xác định tiềm năng sản xuất và cung ứng giống cộng đồng tỉnh sóc trăng (Trang 30)

2.4.1. Giới thiệu về GIS

2.4.1.1. Định nghĩa

Hệ thống thông tin địa lý – Geographic Information System (GIS) là một nhánh của công nghệ thơng tin, đã được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. Theo Võ Quang Minh (1996), hệ thống thông tin địa lý – GIS là một kỹ thuật quản lý thơng tin dựa vào máy vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và sử lý số liệu thuộc về thông tin địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau.

Theo Nguyễn Thế Thuận và Trần Cơng Nguyên (2000), GIS là một tập hợp tổ chức của phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của con người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu thập, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thơng tin cho các mục đích của con người đặt ra. Trên thế giới, GIS được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều lĩnh vực, ngay cả những khái niệm về GIS cũng rất đa dạng, được mô tả bởi nhiều tác giả.

GIS được xem là một công cụ quản lý và hệ thống hỗ trợ các quyết định (Cowen, 1998). Nó là một bộ cơng cụ để phân tích dữ liệu khơng gian liên quan đến bốn chức năng chính là dữ liệu đầu vào, lưu trữ dữ liệu, thu hồi và quản lý, phân tích dữ liệu và đầu ra (Fischer et al, 1996).

16

Trong khi đó, Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đăc biệt của hệ thống thông tin ở đó cơ sở dữ liệu bao gồm quan sát các đặc trưng phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng khơng như đường, điểm, vùng.

Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm chung : GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thơng tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định.

2.4.1.2. Ứng dụng

Trong vài thập niên qua, các ứng dụng của công nghệ GIS phát triển ngày càng rộng lớn. Ở nhiều quốc gia trên thế giới,GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phịng, đối phó với thảm họa thiên tai v.v... GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lí, doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá hiện trạng của các quá trình, thực thể tự nhiên thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu bản đồ đầu vào.

Các ứng dụng GIS được liên tục phát triển trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ mơi trường. GIS khơng chỉ có khả năng xử ký các tập dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức tạp, mà cịn cung cấp thơng tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính sách trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. (Nguyễn Kim Lợi, Trần Thống Nhất, 2007).

Thực tế, các ứng dụng GIS đã được sử dụng rộng rãi, ví dụ như cơng nghệ GIS dùng trong dịch vụ y tế và xã hội (ESRI, 1999), trong giao thông vận tải (Miller and Shaw, 2001), ứng dụng trong môi trường (Lyon and McCarthy, 1995), ứng dụng trong quy hoạch và phát triển đô thị (Easa and Chan, 2000), và ứng dụng GIS dùng cho các nhà khảo cổ: đó là một cơng cụ lập mơ hình tiên đốn (Wescott and Brandon, 2000), các ứng dụng GIS trong việc giám sát, quản lý các hệ thống nước, nước thải và nước mưa (Shamsi, 2005), cũng như các tiềm năng ứng dụng của GIS trong nông nghiệp là rất lớn (Pierce and Clay, 2007).

Đặc biệt, một trong những ứng dụng hiệu quả và hữu ích nhất của GIS là lập kế hoạch và quản lý đánh giá đất (Collins et al, 2001), vì trong đánh giá đất, GIS là một hệ thống máy tính hỗ trợ, lưu trữ, phân tích và trình bày dữ liệu địa lý (Eastman, 2006). Trong thực tế, GIS cung cấp thơng tin quản lý cần thiết và có ích về tác động của môi trường (Corona et al, 2008).

17

Trong những năm gần đây, GIS đã được biết đến như là công cụ hữu dụng trong quản lý và phân tích dữ liệu khơng gian. Nó có thể được sử dụng một cách linh hoạt và đa năng trong tích hợp bản đồ, bảng biểu và các báo cáo văn bản cần thiết để hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất (FAO, 1999). Có một điểm quan trọng đáng chú ý của việc ứng dụng GIS là đánh giá đất bằng cách lập bản đồ và mơ hình hóa (Corona et al, 2008), và hai điểm quan trọng của cách tiếp cận để đánh giá đất là dựa vào lập bản đồ lớp phủ và các phương pháp đánh giá đa tiêu chí (Collins et al, 2001).

Theo Võ Quang Minh và ctv (2005) cho rằng một ứng dụng quan trọng của GIS là mơ hình hóa các cấu trúc căn bản thực của thế giới trên dữ liệu con số. Nghệ thuật làm mơ hình có thể phân tích những khuynh hướng, định nghĩa những nhân tố gây ra chúng, trình bày các khả năng cho phép trình các giải pháp để giải quyết những vấn đề được đặt ra, hoặc chỉ ra các mối quan hệ mật thiết và các kết quả của một quyết định. Trong nông nghiệp, sự thiệt hại về tiềm năng tài nguyên thiên nhiên do việc mở rộng diện tích trồng lúa có thể được đánh giá về mặt số lượng, việc đánh giá trên cơ sở về mặt kinh tế của nơi có sự thay đổi về kỹ thuật. GIS có thể chỉ ra sự thay đổi ở mặt giới hạn về số lượng (trong việc phát triển diện tích của một vùng mới).

Trong nghiên cứu này, GIS sử dụng như là một công cụ xây dựng bản đồ tiềm năng sản xuất giống của nơng dân ở tỉnh Sóc Trăng, qua đó các dữ liệu thuộc tính được lưu trữ, quản lý và có khả năng truy xuất để trình bày theo những mục đích và nhu cầu khác nhau. Việc ứng dụng GIS vào nghiên cứu này được trình bày ở chương phương pháp nghiên cứu.

2.4.2. Giới thiệu về AHP

2.4.2.1. Định nghĩa

Theo Nguyễn Kim Lợi và ctv., (2009), vào những năm đầu thập niên 1970, Thomas L.Saaty phát triển phương pháp ra quyết định được biết như là quy trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) giúp xử lý các vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp. Dựa trên so sánh cặp, AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính: phân tích, đánh giá và tổng hợp. Phương pháp AHP cho phép người ra quyết định tập hợp kiến thức của các chuyên gia, kết hợp các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic. Trước hết AHP cung cấp cho người ra quyết định cách tiếp cận trực giác với sự phán đốn thơng thường thơng qua q trình so sánh cặp để đánh giá sự quan trọng của mỗi thành phần.

18

Trước tiên AHP phân tích một vấn đề phức tạp, đa tiêu chí theo cấu trúc thứ bậc như trong hình:

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc thứ bậc ( Saaty, T.L., 1980)

Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với mục tiêu, được phân tích qua các tiêu chí lớn và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án có thể lựa chọn. Q trình đánh giá sử dụng ma trận so sánh cặp với thang điểm 9, xác định trọng số dựa trên vector riêng ứng với giá trị riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ số nhất quán. Cuối cùng tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định tốt nhất. Q trình phân tích, xác định các trọng số theo AHP được mô tả chi tiết trong các tài liệu tham khảo (saaty, 1980; 1994; 1995; Saaty và Vargas, 1994).

Theo Jyrki Kangas (1992), cả hai yếu tố quyết định về số lượng và chất lượng có thể được giải quyết khi quyết định lựa chọn thay thế được đánh giá bằng cách sử dụng các AHP, như vậy kết quả đánh giá sẽ đạt được theo cả logic khoa học và kinh nghiệm của con người. Theo Gerdsri and Kocaoglu (2007), AHP có thể kết hợp cả đánh giá định tính (phi vật thể) và định lượng (hữu hình) . Đánh giá định tính qua sự sắp xếp thứ bậc, định lượng qua sự mô tả các đánh giá và việc dùng các con số trong mô tả nhận định của con người về các vấn đề vơ hình lẫn vật lý hữu hình.

Sau khi lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1976, AHP đã từng bước phát triển thông qua một loạt các ứng dụng đa dạng như quyết định thị trường, đánh giá và lựa chọn dự án, lựa chọn công nghệ, kiểm tra sản phẩm mới, và giải quyết mâu thuẫn (Gerdsri and Kocaoglu, 2007). Gần đây, AHP đã được áp dụng trong các ngành khác nhau, như sử dụng AHP trong phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và thách thức) để phân tích rừng (Kurttila, 2000), sử dụng AHP để lựa chọn quy trình kỹ thuật (Hotman, 2005), áp dụng AHP trong việc đánh giá hiệu quả của các công ty tại Trung Quốc (Yang and Shi, 2002), và áp dụng AHP để xây dựng một

Mục tiêu

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

19

khung chiến lược cho công nghệ lập bản đồ đường bộ (Gerdsri and Kocaoglu, 2007). Đặc biệt, AHP tích hợp với GIS để trở thành cơng cụ hữu ích và hiệu quả để đánh giá khả năng thích nghi đất đai, ví dụ như so sánh những cách tiếp cận quy hoạch sử dụng đất ở ĐBSCL, Việt Nam (Trung, 2006).

Ngoài ra, khi ứng dụng AHP phải dựa vào 3 nguyên tắc: (i) Phân tích vấn đề ra quyết định (thiết lập thứ bậc), (ii) Đánh giá so sánh các thành phần, (iii) Tổng hợp các độ ưu tiên (Nguyễn Kim Lợi và ctv, 2009).

2.4.2.2. Ứng dụng

Nó có ứng dụng cụ thể trong việc ra quyết định nhóm, và được sử dụng trên khắp thế giới trong một loạt các tình huống quyết định, trong các lĩnh vực như chính phủ, kinh doanh, ngành cơng nghiệp, y tế, và giáo dục.

AHP chuyển đổi những đánh giá giá trị số có thể được xử lý và so sánh trên phạm vi toàn bộ vấn đề. Một số trọng lượng hoặc có nguồn gốc ưu tiên cho mỗi phần tử của hệ thống phân cấp, cho phép các yếu tố đa dạng và thường số vô tỉ được so sánh voi nhau một cách hợp lí và nhất quán.

Ứng dụng của AHP kết hợp với GIS trong nghiên cứu này được trình bày chi tiết trong chương phương pháp nghiên cứu.

20

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng trong việc đánh giá và xác định tiềm năng cho các nguồn tài nguyên khác nhau. Khung đánh giá đất đai (FAO, 1976) và hướng dẫn qui hoạch sử dụng dất đai là phương pháp được sử dụng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Ứng dụng của phương pháp này nhằm xây dựng nhân tố thích hợp cho đánh giá tiềm năng SXCU giống.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu

Theo sự tư vấn của các chun gia thì Sóc Trăng là một trong những tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực ĐBSCL, có nhiều câu lạc bộ cũng như tổ hợp tác hoạt động sản xuất cung ứng giống đa dạng, vì vậy nghiên cứu được thực hiện trên tất cả CLB cũng như tổ hợp tác trong tỉnh (hình 2.1).

Bảng 3.1. Danh sách CLB/Tổ giống

STT Tên CLB/Tổ giống Địa chỉ

1 Tổ giống Kinh Giữa xã Kế Thành – huyện Kế Sách 2 Tổ giống Phường 5 thành phố Sóc Trăng

3 Tổ giống Xóm Đồng xã Thới An Hội – huyện Kế Sách 4 Tổ giống Đại Tâm xã Đại Tâm – huyện Mỹ Xuyên 5 Tổ giống Đại Hải xã Đại Hải – huyện Kế Sách 6 HTX giống Vĩnh Thành xã Vĩnh Thành – huyện Thạnh Trị 7 Tổ giống Phú Lộc thị trấn Phú Lộc – huyện Thạnh Trị 8 Tổ giống Chùa Lao Viên xã Viên Bình- huyện Trần Đề 9 HTX Vĩnh Tiền xã Vĩnh Biên – huyện Ngã Năm 10 Tổ giống Mỹ Đức xã Mỹ Tú – huyện Mỹ Tú

11 Tổ giống Cống Đôi xã Hồ Đắc Kiện – huyện Châu Thành 12 CLB giống Phú Giao xã Thạnh Quới – huyện Mỹ Xuyên

13 Tổ giống Lịch Hội Thượng thị trấn Lịch Hội Thượng – huyện Trần Đề 14 Tổ giống Phú Tâm xã Phú Tâm – huyện Châu Thành

15 HTX Đoàn Kết phường 8 thành phố Sóc Trăng

21

3.2.2. Thu thập số liệu

Các loại số liệu thứ cấp được thu thập để tổng hợp và phân tích bao gồm các tiêu chí: Trình độ học vấn, kinh nghiệm, tham gia tập huấn, diện tích sản xuất, khả năng quản lí, quan hệ hợp tác, khả năng tiếp cận thị trường đầu ra.

Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các tài liệu có liên quan đã được xuất bản, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, sách, báo, tạp chí, các trang web chuyên ngành và các kiến thức đã học cũng đã được vận dụng vào nghiên cứu này để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.3. Phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được, kiểm tra và nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel để nhập các số liệu trên, sau đó tiến hành xử lí và phân tích số liệu. Cuối cùng sử dụng phần mềm MapInfo để xây dựng bản đồ về tiềm năng sản xuất giống của cộng đồng tại tỉnh Sóc Trăng.

Sử dụng chương trình Microsoft Word, Microsoft Excel để viết bài, chèn hình và các biểu bảng.

3.2.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Bƣớc 1: Xây dựng tiêu chí xác định tiềm năng sản xuất và cung ứng giống

Trong bước này, các tiêu chí có thể sử dụng để đóng góp cho mục tiêu nghiên cứu vể tiềm năng sản xuất và cung ứng lúa giống của nông dân được xây dựng. Cơ sở để xây dựng các tiêu chí này là tham khảo tài liệu, tổng hợp những kiến thức từ các nghiên cứu trước đây.

 Trình độ học vấn  Kinh nghiệm

 Tham gia các khóa tập huấn  Diện tích sản xuất

 Khả năng quản lí của ban chủ nhiệm  Quan hệ hợp tác

 Giới tính  Tuổi

22

Bƣớc 2: Chọn lọc những tiêu chí quan trọng phù hợp

Trong các tiêu chí được xây dựng, qua sự tham khảo ý kiến của chuyên gia ở địa phương đã đánh giá và chọn lọc những tiêu chí quan trọng và phù hợp nhất để việc xác định tiềm năng sản xuất và cung ứng giống của nông dân được tiến hành thuận lợi.

Bƣớc 3: Đánh giá trọng số các tiêu chí

Sau khi thiết lập được các tiêu chí phù hợp, ứng dụng quy trình phân tích thứ bậc – AHP nhằm đánh giá, so sánh và tổng hợp các độ ưu tiên cũng như tầm quan trọng của mỗi tiêu chí trong sự đóng góp chung đến tiềm năng sản xuất cung ứng giống của nông dân, tức là xác định trọng số của các tiêu chí này. Nguyên tắc và thang đánh giá trọng số được quy định như trong Bảng 3.2

Bảng 3.2: Thang phân loại tầm quan trọng tƣơng đối

Mức độ Định nghĩa Giải thích

1 Quan trọng bằng nhau 2 thành phần có tính chất bằng nhau 3 Sự quan trọng yếu giữa một thành

phần này với thành phần kia Kinh nghiệm và nhận định hơn 5 Cơ bản hay quan trọng nhiều giữa

cái này với cái kia

Nghiêng về một thành phần hơn thành phần kia

7

Sự quan trọng được biểu lộ mạnh giữa cái này hơn cái kia

Một thành phần được ưu tiên rất nhiều hơn cái kia và được biểu lộ trong thực hành

9 Sự quan trọng tuyệt đối giữa cái này với cái kia

Sự quan trọng hơn hẳn ở trên mức có thể

2, 4, 6, 8 Mức trung gian giữa các mức nêu trên

Cần sự thỏa hiệp giữa hai mức độ nhân định

Nguồn: Bhushan and Rai, 2004; Saaty, 2008

Trước tiên, các tiêu chí được xếp thành ma trận như Bảng 3.3, sau đó tiến hành so sánh tiêu chí hàng với tiêu chí cột dựa theo thang độ ưu tiên (Bảng 3.2). Một tiêu chí được so sánh với chính nó thì bằng 1 vì quan trọng bằng nhau, điều này có nghĩa

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học xác định tiềm năng sản xuất và cung ứng giống cộng đồng tỉnh sóc trăng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)