Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ

Một phần của tài liệu 142 HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO (Trang 40 - 50)

2.3. Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần công nghệ Sapo

2.3.2. Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ

2.3.2.1. Xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty

Công ty Sapo xác định mục tiêu hoạt động là cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phần mềm, thiết bị bán hàng và một số dịch vụ khác như quảng cáo, dịch vụ chiến lược nội dung,….,quản lý bán hàng đa kênh chuyên nghiệp nhất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất

+ Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng của công ty + Đề cao phát triển thị trường bán lẻ và bán bn

+ Tốc độ phát triển bình qn từ 5% - 10% /năm + Quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ

Công ty cũng phấn đấu trở thành một trong những công ty cung cấp nền tảng công nghệ đột phá hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.

2.3.2.2. Phân tích của cơng ty về mơi trường kinh doanh bên ngồi

*Phân tích mơi trường vĩ mơ : Mơi trường vĩ mơ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến

các thành phần kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Những ảnh hưởng có thể là cơ hội nhưng cũng chứa những thách thức đối với doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với mơi trường vĩ mơ nhằm tận dụng những thay đổi về vấn đề tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay sự thay đổi về chính sách thuế,… Sẽ tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

+ Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây, ngành công nghệ phát triển

vượt bậc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp – dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, dự báo trong năm 2021 tốc độ tăng trưởng GDP sẽ vượt bậc. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ có độ tuổi dân số vàng, dẫn đến nhu cầu mua bán và sử dụng các mặt hàng: công nghệ, quần áo, mỹ phẩm,. … tăng cao. Thị trường bn bán tăng cao chính là cơ hội cho SAPO phát triển, đưa sản phẩm SAPO tới tay người tiêu dùng hơn nữa.

+ Mơi trường chính trị - pháp luật: : Việt Nam là một trong những nước có mơi trường chính trị ổn định . Sự ổn định về mơi trường chính trị và pháp luật như thế chính là cơ hội để các nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào nước mình. Điều đấy chính là lợi thế của rất nhiều doanh nghiệp nước ta, cụ thể việc hội nhập thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để SAPO đưa ra thị trường Đông Nam Á (sắp tới sẽ là Thái Lan và Indonesia). Đây chính là cơ hội để SAPO tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn bởi các doanh nghiệp và cửa hàng bây giờ không sử dụng công nghệ sẽ bị lạc hậu và không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp, cửa hàng khác hiện đại hơn. Tuy nhiên, chính trị - pháp luật cũng mang lại một số khó khăn nhất định cho SAPO khi muốn đầu tư ra nước ngoài.

Luật doanh nghiệp đã được sửa chữa và bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn, cơ chế thống khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Đây là một cơ hội cho ngành cũng như cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Sapo áp dụng một số chính sách khi khách hàng sử dụng từng dịch vụ như: Tất cả hàng hóa vận chuyển qua Sapo Express đều phải cam kết tuân thủ theo quy định của Pháp luật Việt Nam và quy định riêng của từng Đối tác. Với các hàng hóa thuộc danh mục cấm theo quy định của Pháp luật Việt Nam và quy định của từng Đối tác mà Sapo Express hợp tác, Sapo sẽ khơng chịu trách nhiệm nếu hàng hóa bị thu giữ, tiêu hủy. Khách hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đền bù cho Sapo/Đối tác và trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam khi gửi hàng vi phạm Chính sách và Điều khoản sử dụng này và Pháp luật Việt Nam.

+Môi trường công nghệ: Công nghệ đang phát triển theo xu hướng cách

mạng cơng nghiệp 4.0, điều đó giúp cuộc sống nhân dân trở nên tốt hơn, việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Khoa học kỹ thuật càng phát triển, các thiết bị, phần mềm hiện đại ra đời đòi hỏi SAPO phải luôn cố gắng phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình hơn nữa, ln đổi mới để phù hợp với nhu cầu của khách hàng bởi đấy là bí quyết dẫn tới thành cơng của doanh nghiệp.

Nhìn chung, SAPO đang có nhiều lợi thế khi hội nhập thương mại quốc tế diễn ra

triển. Tuy nhiên, SAPO cũng phải nỗ lực và không ngừng cải tiến không chỉ để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà cịn các doanh nghiệp ngồi nước

* Phân tích mơi trường vi mơ:

+Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của SAPO là các công ty cung cấp

phần mềm tương tự về sản phẩm như Kiot Việt, Nhanh.vn, Haravan, Pos 365, … Trong đó Kiot Việt là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của SAPO. Thuận lợi của SAPO chính là việc họ đang dẫn đầu trong lĩnh vực tích hợp cùng lúc nhiều sàn thương mại điện tử trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử đang rất phát triển, từ đó phát triển thị trường và tăng thị phần của mình. Tuy nhiên, việc các đối thủ cạnh tranh đang đưa ra các gói khuyến mãi và ưu đãi gây khó khăn cho SAPO khi tiếp và thu hút khách hàng. Vì vậy, SAPO cần có những chính sách mới phù hợp và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình cũng như những chính sách lương thưởng cho nhân viên tránh mất đi nguồn nhân lực tốt.

+Khách hàng: Khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp, mang lại

doanh thu và duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp đó. Sản phẩm của SAPO là phần mềm và thiết bị cơng nghệ vì vậy việc tư vấn và gợi mở nhu cầu cho khách hàng sẽ khá khó khăn và vất vả hơn so với một số sản phẩm định hình khác. Tập khách hàng mà SAPO đang hướng tới khơng chỉ các doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng ở Việt Nam mà còn muốn phát triển hơn nữa ra thị trường nước ngoài. Bước đi tiếp theo của SAPO ra thị trường mới sẽ rất khó khăn vì tâm lý khách hàng, văn hóa, chính trị khác hồn tồn. Vì vậy, SAPO phải khơng ngừng nỗ lực cải tiến phần mềm quản lý bán hàng của mình, tạo tính năng ưu việt hơn để thỏa mãn nhiều tập khách hàng khác nhau.

+Đối tác: Hiện nay SAPO đang liên kết với nhiều đối tác lớn như: Shopee,

Sendo, Tiki, Lazada, Grap, các đối tác vận chuyển (GHN, J&T, Viettel ...). Việc liên kết với những đối tác này góp phần giúp q trình vận hành các hoạt động của SAPO. Việc khách hàng sử dụng sản phẩm của SAPO sẽ thuộc một hệ sinh thái mà ở đấy mọi nhu cầu của khách hàng sẽ dần được đáp ứng đủ.

+Thị trường lao động: Nguồn cung về lao động của Việt Nam đang rất nhiều,

việc nắm bắt tình hình đó sẽ giúp SAPO có thể tuyển được nguồn đầu vào hiệu quả. Thơng thường SAPO sẽ tuyển theo đợt, hoặc từng vị trí đang thiếu theo nhu cầu của công ty hoặc tuyển theo từng khóa đào tạo Sale Intern. Chất lượng đào tạo khóa Sale Intern đảm bảo được cho cơng ty có một nguồn nhân lực chất lượng, hiệu quả hơn rất nhiều mà lại tối ưu được chi phí. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng nguồn lực tài năng của cơng ty rời đi thì cơng ty cần có những chính sách về lương thưởng, đãi ngộ một cách hợp lý.

+ Đối thủ tiềm ẩn: Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện tại thì cùng với sự phát

triển của kinh tế trong nước cũng như xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhiều đối thủ tiềm năng có thể xuất hiện và trở thành mối đe dọa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty Sapo. Có rất nhiều cơng ty với quy mơ lớn, vừa, nhỏ cùng ngành với lĩnh vực hoạt động của công ty Sapo tập trung ở Hà Nội ( nhanh.vn, Kiot Việt, …) . Các công ty này ngày càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm dịch vụ. Các công ty này đưa ra giá cả hết sức cạnh tranh và có thể xem là đối thủ tiềm ẩn đáng phải quan tâm của công ty Sapo. Muốn hạn chế được nguy cơ này, cơng ty Sapo cần có sự phân tích sâu sắc, tìm hiểu, đánh giá, dự báo và hoạch định chiến lược kinh doanh cho hiệu quả.

* Xác định cơ hội và thách thức của công ty cổ phần công nghệ Sapo

Bảng 2.2. Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài của SAPO

STT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài Mức độ quan trọng Trọng số Tổng điểm

1 Chính trị ổn định 0.15 3 0.45

2 Các văn bản pháp luật càng hoàn thiện 0.10 3 0.3

3 Xu hướng hội nhập của nền kinh tế 0.05 2 0.1

4 Nhu cầu lĩnh vực công nghệ ngày càng tăng

0.15 3 0.45

5 Công nghệ thông tin phát triển nhanh 0.15 2 0.3

6 Có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng 0.15 3 0.45

7 Cạnh tranh cao từ đối thủ 0.15 3 0.45

8 Đối thủ tiềm ẩn ngày càng phát triển 0.05 2 0.1

9 Mức độ bảo mật công nghệ chưa tốt 0.05 2 0.1

Tổng 1 1-4 2.7

Nguồn: Từ điều tra của tác giả

Nhận xét:

Từ bảng 2.2 cho thấy số điểm quan trọng trong tổng cộng là 2.70 (so với mức trung bình là 2.50) cho thấy phản ứng của cơng ty đối với mơi trường bên ngồi là khá nhanh. Xét chiều tác động và điểm đánh giá mức tác động của các yếu tố mơi trường bên ngồi trong bảng cho thấy những cơ hội và thách thức đang tác động đến công ty Sapo như sau:

* Về cơ hội:

Công ty Sapo nhận thấy mơi trường chính trị trong nước đang rất ổn định, các văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới ngày càng tăng, nhu cầu về lĩnh cơng nghệ cịn lớn, cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh là những cơ hội cho công ty hoạt động kinh doanh.

* Về nguy cơ, thách thức:

Tuy nhiên, cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt hơn công ty cần phải chú ý nguy cơ đến từ phía đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn. Sự cạnh tranh khốc liệt có thể dẫn đến thị phần của công ty bị thu hẹp. Mức độ bảo mật cơng nghệ cũng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của cơng ty và sẽ có thể bị khai thác bởi đối thủ cạnh tranh.

2.3.2.3. Phân tích mơi trường nội bộ của cơng ty *Nguồn nhân lực

Nhân lực là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp hay một tổ chức là yếu tố cốt lõi và là sức mạnh của công ty để thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh. Nguồn nhân lực của công ty hiện nay chia làm ba cấp: ban giám đốc, đội ngũ quản lý và nhân viên. Ban giám đốc đều là những người có trình độ, có kinh nghiệm quản lý, gắn bó lâu dài với cơng ty. Do vậy cần phải khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội. Nguồn nhân lực của công ty Sapo cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu nhân viên trong các bộ phận của Công ty Cổ phần công nghệ Sapo

STT Khối Số lượng nhân viên

1 Ban Giám đốc 2

2 Ban trợ lý 5

3 Khối CN & PTSP 222

4 Khối tăng trưởng 28

5 Khối hỗ trợ kinh doanh 54

6 Khối dịch vụ khách hàng 138

7 Khối kinh doanh 541

8 Khối New Business 45

Nguồn: Phịng hành chính-nhân sự Từ bảng 2.3 cho ta thấy:

Sau hơn 12 năm hoạt động với 4 chi nhánh chính ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An hiện nay cơng ty có quy mơ là 1035 nhân viên với đa dạng ngành nghề, độ tuổi, trình độ chun mơn.

Với đặc thù ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực nền tảng quản lý bán hàng, đội ngũ lao động của công ty thể hiện là những người năng động, nhiệt huyết và ham học hỏi. Sapo luôn giữ vững quan điểm tơn trọng và đối xử bình đẳng đối với nhân viên, khơng phân biệt giới tính, tơn giáo, vùng miền.

Số lao động là nam giới chiếm hơn 50% trong tổng số lao động của SAPO, số lao động dưới 30 tuổi chiếm 66% cho thấy nguồn nhân lực của công ty là nguồn nhân lực trẻ, mạnh ở độ tuổi tốt nhất cho việc cống hiến và làm việc. Đây là nguồn nhân lực có chất lượng khá cao khi 63% tổng số lao động có bằng đại học, là một ưu thế lớn về nguồn lực con người của công ty ( ln hồn thành đủ chỉ tiêu 12 MC/ tháng đối với những nhân viên chính thức của cơng ty, cịn với nhân viên thử việc là 3 MC/ tháng, hồn thành tốt các khóa đào tạo nhân sự của công ty ). Công ty tập trung đào tạo và tuyển dụng các lao động có trình độ cao, có tính chun nghiệp và chun mơn tốt. Lực lượng lao động tại công ty trong 3 năm gần đây không ngừng tăng lên do nhu cầu công công việc ngày càng ổn định và phát triển. Dễ thấy công ty ln có chiến thuật chiêu mộ nhiều nhân tài tốt về làm việc và cống hiến cho công ty. Với đội ngũ nhân viên như vậy, cơng ty có thể phát triển đa dạng, sử dụng đúng người, đúng việc, dễ nắm bắt những cái mới, đầy nhiệt huyết và sáng tạo của tuổi trẻ.

*Chính sách của cơng ty:

Để đạt được đội ngũ nhân sự có trình độ cao trước hết là nhờ có chính sách thu hút nhân tài của công ty trong suốt thời gian qua được phát huy tốt:

+ Tổ chức các chương trình phối hợp đào tại chun mơn để ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh

+ Phát động phong trào thi đua Sapoer nghiên cứu sáng tạo sản phẩm và phát triển bán hàng. Đây cũng là nét đặc trưng riêng biệt được phát huy hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

+ Những nhân sự có trình độ cao là nguồn nhân lực q giá của doanh nghiệp nó quyết định mục tiêu của quá trình kinh doanh. Vì vậy, phải thường xuyên tiến hành đào tạo mới và đào tạo lại nhân sự.

+ Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hồn thành tốt cơng việc được giao mà cịn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới cơng việc.

* Tình hình tài chính

Bảng cân đối kế tốn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng cân đối kế tốn cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản - nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thơng qua bảng cân đối kế tốn có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái qt tình hình tài chính của cơng ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh:

+ Cơ cấu tài sản:

Việc xem xét kỹ lưỡng về tình hình tài sản tại một thời điểm cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của cơng ty. Từ đó có thể thấy được tình hình tài chính cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua bảng cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của cả ba năm, nhìn chung cơng ty cổ phần cơng nghệ Sapo có cơ cấu tài sản ngắn hạn ln lớn hơn cơ cấu tài sản dài hạn. Về quy mô tổng tài sản tại ba năm có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần lên từ 44.172.372.318 đồng năm 2018 lên 47.545.009.371 đồng năm 2019 và đến năm 2020 tăng lên 52.844.103.125 đồng. Năm 2020 tăng 5.299.093.754 đồng tương ứng

Một phần của tài liệu 142 HOÀN THIỆN CHIẾN lược KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHỆ SAPO (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w