Công tác quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 001 (Trang 44 - 46)

Bảng 3.2 : Kết luận các giả thuyết thống kê

2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

2.2.1.3 Công tác quản lý nợ xấu

* Quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng

Hiện Agribank đã ban hành Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động. Quyết định này dựa trên Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN.

Cụ thể theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR, Agribank sẽ phân loại các khoản vay thành 2 nhóm.

Nhóm 1: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính thuộc đối tượng chấm điểm (có BCTC trên 2 năm), khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng trờ lên.

Nhóm 2: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính khơng đủ điều kiện chấm điểm (có BCTC dưới 2 năm), khách hàng cá nhân/hộ có dư nợ dưới 500 triệu đồng.

Nhóm 1 sẽ được phân loại qua kết quả chấm điểm trên hệ thống xếp hạng nội bộ. Nhóm 2 sẽ được phân loại dựa trên tình trạng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

Sau khi tự xếp hạng khách hàng, Agribank nơi cho vay phải sử dụng kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ.

Bảng 2.4: Phân loại theo kết quả xếp hạng nội bộ

Xếp hạng Mô tả Điểm Phân loại Nhóm nợ

AAA Tối ưu 90-100

Nợ đủ tiêu chuẩn 1 AA Ưu 80-89 A Tốt 73-79 BBB Khá 70-72 Nợ cần chú ý 2 BB Trung bình khá 63-69 B Trung bình 60-62

Nợ dưới tiêu chuẩn 3

CCC Dưới trung bình 56-59

CC Yếu 53-55

C Kém 44-52 Nợ nghi ngờ 4

D Rất yếu kém <44 Nợ có khả năng mất vốn 5

Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng NHNo&PTNT VN Số tiền trích lập cụ thể được tính theo cơng thức:

Trong đó: A: dư nợ gốc

C: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo

r: tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể theo nhóm nợ, cụ thể Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

* Biện pháp thực hiện khi phát sinh nợ xấu

Hiện nay, Agribank nơi cho vay mà cụ thể là các cán bộ tín dụng sẽ quản lý khoản vay từ khi giải ngân đến khi trả dứt nợ. Do đó khi khoản vay nào có dấu hiệu hoặc đã chuyển sang nợ xấu như chậm thanh toán nợ vay, tình hình tài chính kinh doanh thu nhập suy giảm,.. thì cán bộ tín dụng, Agribank nơi cho vay phải nắm rõ và có các biện pháp xử lý nhằm thu hồi vốn tránh gây thiệt hại, thất thoát tài sản cho ngân hàng. Các biện pháp xử lý là nhắc nhở, đôn đốc khách hàng dùng mọi nguồn thu để thanh toán nợ vay; hỗ trợ về vốn, giảm lãi nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời và có thiện chí trả nợ; bán nợ; khởi kiện; xử lý tài sản đảm bảo;....

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam 001 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)