ĐVT: triệu VNĐ
Nợ xấu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
6,566,446 9,265,872 15,575,322 27,445,876 27,793,751 25,654,805
Nội tệ 5,975,466 8,431,944 14,173,543 24,701,288 25,292,313 23,602,421
Ngoại tệ 590,980 833,928 1,401,779 2,744,588 2,501,438 2,052,384
Tăng giảm so với trước
Nội tệ 2,456,478 5,741,600 10,527,745 591,025 -1,689,893 Ngoại tệ 242,948 567,851 1,342,809 -243,150 -449,053 %Tỷ trọng Nội tệ 91% 91% 91% 90% 91% 92% Ngoại tệ 9% 9% 9% 10% 9% 8% Nguồn: NHNo&PTNT VN
Nợ xấu phân theo loại tiền tập trung chủ yếu là nội tệ với tỷ trọng trên 90%. Năm 2008, 2009, 2010 nợ xấu nội tệ chiếm tỷ trọng 91% tổng nợ xấu, năm 2011 là 90%, năm 2012 là 91%, năm 2013 là 92%. Cùng với tổng nợ xấu tăng thì dư nợ theo nội tệ cũng liên tục tăng. Agribank tập trung tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nhu cầu của cá nhân trong nước nên tỷ trọng dư nợ cũng như nợ xấu bằng nội tệ cao. Ngoài ra nợ xấu ngoại tệ cũng giảm dần về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng cho thấy ngoài hạn chế phát sinh nợ xấu thì cơng tác xử lý nợ xấu của Agribank là có hiệu quả.
2.2.2.5 Cơng tác xử lý nợ xấu
Bên cạnh công tác phát triển kinh doanh, hồn thiện hệ thống thì xử lý nợ xấu là công tác được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ Ban điều hành. Với sự nỗ lực của tồn hệ thống, cơng tác xử lý nợ xấu tại Agribank đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, tổng nợ xấu năm 2013 so với năm 2012 đã giảm hơn 2.100 tỷ đồng (tương đương 7,7%). Agribank cũng bán nợ cho VAMC với tổng giá trị ghi sổ là 2.450 tỷ. Ngân hàng cũng thực hiện trích lập dự phịng
rủi ro hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra ngân hàng cũng áp dụng các biện pháp khác như xử lý tài sản đảm bảo, thương lượng chuyển nhượng các dự án đang gặp khó khăn,.. với nỗ lực cao nhất nhằm mục đích giảm nợ xấu nhanh và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về quá trình phát triển, tình hình hoạt động, và thực trạng nợ xấu, số liệu trích lập dự phịng của Ngân hàng No&PTNT VN trong thời gian qua. Tác giả tóm tắt quy trình xét duyệt tín dụng, kiểm tra giám sát khoản vay cũng như các bước giải quyết khi nợ xấu phát sinh. Trên cơ sở những số liệu nợ xấu giai đoạn 2008-2013, tác giả đã đưa ra những nhận xét đánh giá về thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng No&PTNT VN. Cuối chương là công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng No&PTNT VN.
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1 Nguồn số liệu
Cơ sở dữ liệu được thu thập từ các BCTC NH No&PTNT VN trong giai đoạn từ năm 2008-2013. Dữ liệu phân tích lấy theo quý, số liệu được trích lọc, tận dụng các biến số vĩ mô và các biến nội tại của ngân hàng. Các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát được tổng hợp từ Website của Tổng cục thống kê trong giai đoạn phân tích. Các biến nội tại được lấy từ BCTC, BCTN của ngân hàng
3.2 Các biến nghiên cứu Các yếu tố vĩ mô: Các yếu tố vĩ mô:
Tăng trưởng của nền kinh tế (GDP):
Giả thuyết 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu là ngược chiều. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì nợ xấu giảm và ngược lại.
Lạm phát
Giả thuyết 2: Mối quan hệ giữa lạm phát và nợ xấu là cùng chiều. Khi lạm phát cao thì nợ xấu tăng và ngược lại.
Các yếu tố vi mô:
Nợ xấu:
Giả thuyết 3: Nợ xấu thời kỳ trước tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại. Tăng trưởng tín dụng:
Giả thuyết 4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu là cùng chiều. Khi tín dụng tăng trưởng thì nợ xấu tăng và ngược lại.
Quy mô ngân hàng:
Giả thuyết 5: Mức độ nợ xấu tỷ lệ thuận với quy mô ngân hàng. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản:
Giả thuyết 6: Mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và nợ xấu là cùng chiều.