Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Agribank TPHCM đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung

Những năm tiếp theo, Agribank TPHCM xác định mục tiêu chung theo định hướng của Agribank là:

- Nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các chỉ số an tồn hoạt động, cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh và bền vững cao về tài chính.

- Khai thác tối đa tiềm năng thị trường nông thôn truyền thống.

- Tập trung nguồn nhân lực xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, tạo tiền để cho phát triển bền vững.

- Tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò NHTM hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước.

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các HGĐ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho gia đình nơng nghiệp, nơng thơn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là NH hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, khơng ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ NH theo hướng hiện đại hóa. Đến năm 2020, mỗi năm phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: nguồn vốn tăng từ 11%-13%; dư nợ tăng 10%- 12%; tỷ lệ nợ xấu dưới 4%; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.

- Ưu tiên vốn cho vay NNNT; cho vay sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chương trình “chung tay xây dựng nông thôn mới” thời gian từ 2010-2020; tiếp cận và bám sát các chương trình dự án theo Quyết định của UBND TPHCM về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nơng nghiệp đơ thị hóa.

- Phát triển và tăng tỷ trọng dịch vụ, đa dạng hóa hoạt động NH. 3.1.2. Định hướng, mục tiêu về phát triển tín dụng hộ gia đình

Theo như định hướng phát triển của NH để đạt được mục tiêu tăng trưởng dư nợ mỗi năm từ 10-12% và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 4%. Bên cạnh đó, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, việc tìm kiếm những khách hàng doanh nghiệp uy tín, hoạt động kinh doanh có hiệu quả là vấn đề khơng dễ dàng nên để tăng trưởng tín dụng bên cạnh việc tìm kiếm những khách hàng doanh nghiệp thì hiện nay NH chú trọng tìm kiếm những khách hàng HGĐ, tăng dần tỷ trọng dư nợ HGĐ. Mặt khác, NH đưa ra những chính sách tín dụng để một mặt giữ những HGĐ cũ một mặt để tìm và thu hút những HGĐ mới tăng dư nợ cho vay đối với đối tượng HGĐ. Để thực hiện được điều này NH đã:

- Tập trung đầu tư tín dụng cho đối tượng HGĐ theo nguyên tắc cung cấp trọn gói sản phẩm dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Tập trung phát triển tín dụng đối với HGĐ có khả năng quản lý tốt, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.

- Có những chính sách cụ thể cho từng đối tượng HGĐ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)