Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Khái niệm và đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.2.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trên thế giới, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đa dạng nhưng chủ yếu đều căn cứ vào vốn và lao động. Ngồi ra, một số nước cịn gắn vốn và lao động với đặc điểm từng ngành nghề, có nước cịn căn cứ vào doanh thu hàng năm,…

Tại Việt Nam, để xác định thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa để áp dụng thì phải căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau trong từng trường hợp khác nhau của văn bản luật.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa để gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT năm 2013 theo TT16/2013/TT-BTC thì căn cứ vào Doanh thu và Số lao động. Doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ là doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc tồn bộ thời gian năm và có doanh thu năm khơng q 20 tỷ đồng.

Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn

tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). (Phụ lục I)

2.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn (2010), các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

- Tham gia vào mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều loại ngành nghề khác nhau và không ngừng phát triển về số lượng theo từng năm.

- Giữ một vị trí chủ yếu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

- Còn non kém trong kinh nghiệm thương trường, thiếu kinh nghiệm quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên không được đào tạo một cách chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng kinh doanh còn chưa đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường kinh doanh hiện nay.

Với các đặc điểm trên cho thấy rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đặc thù kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nên việc áp dụng một PMKT chung cho tất cả các ngành nghề đó là khơng thể. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải yêu cầu các đơn vị triển khai phần mềm thiết kế một PMKT đặc trưng cho mỗi ngành nghề khác nhau. Và như vậy chi phí cho việc thiết kế và triển khai thơng thường sẽ cao hơn so với một PMKT đã được lập trình có sẵn. Điều này gây cản trở đến ý định sử dụng PMKT của các doanh nghiệp này. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với đặc điểm là thiếu kinh nghiệm quản lý và đội ngũ nhân viên không được đào tạo chuyên nghiệp, do vậy việc áp dụng PMKT là tương đối khó khăn. Việc tiếp thu và ứng dụng cơng nghệ địi hỏi phải tốn nhiều thời gian, chi phí và cơng sức đào tạo, gây cản trở cho việc ứng dụng PMKT cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)