KMO 0,732
Sig. 0,000
Eigenvalue 1,404 Phương sai trích 62,49%
(Nguồn: Phụ lục 7 – A2. Phân tích EFA biến độc lập (lần 2))
KMO = 0,732 > 0,5 nên mơ hình phân tích là phù hợp. Sig. = 0,000 nên kiểm định này có ý nghĩa thống kê và các biến có tương quan nhau trong tổng thể. Đồng thời
phương sai trích = 62,49% > 50%, Eigenvalue = 1,404 > 1,0 nên mơ hình đủ điều kiện để phân tích nhân tố. Sau khi dùng SPSS 20.0 chạy kết quả phân tích ma trận nhân tố xoay với phương thức loại từng biến nếu có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5. Mặc dù biến quan sát Q14 có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5, nhưng do biến quan sát Q14 này đứng thành một nhóm nên tác giả loại biến này ra khỏi nhóm biến độc lập và tiến hành chạy lại (Phụ lục 7 – A.1 Phân tích EFA biến độc lập (lần 1)).
Sau khi chạy lại phân tích nhân tố với ma trận xoay (đã loại bỏ biến Q14), kết quả cho thấy các biến quan sát đã được nhóm lại thành 05 nhóm biến độc lập với hệ số tải nhân tố (factor loading) đều lớn hơn 0,5. (Phụ lục 7 – A.2 Phân tích EFA biến độc lập (lần 2)). Dựa trên các biến mới sau khi phân tích nhân tố khám phá, tác giả tiến hành chỉnh sửa lại tên một số nhóm biến độc lập như sau:
Nhóm 1 được đặt tên là Dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán gồm các biến quan sát: Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12, Q13.
Nhóm 2 được đặt tên là Nhiệm kỳ kiểm toán gồm các biến quan sát: Q15,
Q16, Q17, Q18.
Nhóm 3 được đặt tên là Quy mô gồm các biến quan sát: Q1, Q2, Q3, Q4, Q5.
Nhóm 4 được đặt tên là Kiểm soát chất lượng bên trong gồm các biến quan sát: Q27, Q28, Q29.
Nhóm 5 được đặt tên là Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách
hàng gồm các biến quan sát: Q19, Q20, Q21.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc