.13 Tổng hợp các kết luận giả thuyết được đặt ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại TPHCM (Trang 79)

Nhân tố Beta Giá trị t Mức ý nghĩa Kết luận

Quy mô 0,186 3,509 0,001 Chấp nhận H01

Phí dịch vụ kiểm toán 0,268 5,035 0,000 Chấp nhận H02

Phạm phi và phí dịch vụ phi

kiểm toán 0,268 5,035 0,000 Chấp nhận H03

Nhiệm kỳ kiểm toán 0,244 4,595 0,000 Chấp nhận H04

Mức độ am hiểu lĩnh vực

kinh doanh của khách hàng 0,419 7,888 0,000 Chấp nhận H05

Kiểm soát chất lượng bên

trong 0,423 7,953 0,000 Chấp nhận H07

Phương pháp kiểm toán - - - Không ảnh hưởng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.4.5 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong phân tích hồi quy tuyến tính tính

Mơ hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp bình phương bé nhất OSL (Ordinary Least Squares) được thực hiện với một số giả định và mơ hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo. Do vậy để đảm bảo cho độ tin cậy của mơ hình, việc dị tìm sự vi phạm các giả định là cần thiết.

Mơ hình hồi quy tuyến tính bội giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mơ hình, tức là các kết hợp giữa biến độc lập và biến phụ thuộc đều có chung một phương sai. Một giả định quan

trọng nữa là đối với mơ hình hồi quy tuyến tính là khơng có biến giải thích nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích cịn lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy thì khi đó sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, trang 236, tập 1).

Về giả định quan hệ tuyến tính, phương pháp được sử dụng là biểu đồ phân tán Scatterplot (Hình 4.1). Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dư không thay đổi theo một

trật tự nào đối với giá trị dự đốn. Do đó giả thuyết về quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Hình 4.1 Đồ thị phân tán Scatterplot

Giả định phân phối chuẩn của phần dư được kiểm tra qua biểu đồ Histogram (Hình 4.2) và đồ thị Q-Q plot (Hình 4.3).

Hình 4.2 Biểu đồ Histogram Hình 4.3 Đồ thị Q-Q plot của phần dư chuẩn hóa

Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dư có dạng gần với phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể là 0,986).

Đồ thị Q-Q plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo

4.5 Phân tích ảnh hưởng các đặc điểm của đối tượng khảo sát đến chất lượng dịch vụ KTĐL dịch vụ KTĐL

Kiểm định Independent Samples T-Test dùng so sánh hai nhóm với nhau. Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng

nhau của hai phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ

đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát.

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương sai của hai tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances

not assumed.

Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) ≥ 0.05 thì phương sai của hai tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed.

Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể;

Nếu Sig. của kiểm định t > α (mức ý nghĩa) cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hai tổng thể.

4.5.1 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Giới tính đối tượng được khảo sát (Nam – Nữ) – Nữ)

Tác giả sử dụng phân tích trung bình (T-test) để thấy được sự khác biệt về mức

độ đánh giá chất lượng dịch vụ KTĐL và Giới tính của đối tượng được khảo sát. Tiêu

chuẩn để có sự khác biệt về đánh giá giữa Giới tính là giá trị p (sig) < 0,05. Thực hiện kiểm định đối với hai mẫu độc lập là Giới tính (Nam-Nữ) (xem Phụ lục 10 - Independent Samples Test Giới tính).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene thấp nhất trong các thành phần bằng 0,879 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t.

Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,948 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Giới tính của đối tượng được khảo sát và Chất

lượng dịch vụ KTĐL được chấp nhận. Như vậy, chưa có cơ sở xác định sự khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ KTĐL và Giới tính của đối tượng

4.5.2 Phân tích ảnh hưởng thông qua Danh tiếng công ty được khảo sát (Big 4 – Non-Big 4) 4 – Non-Big 4)

Tác giả sử dụng phân tích trung bình (T-test) để thấy được sự khác biệt về mức

độ đánh giá chất lượng dịch vụ KTĐL và Danh tiếng công ty được khảo sát. Tiêu

chuẩn để có sự khác biệt về đánh giá giữa CTKT Big 4 và Non-Big 4 là giá trị p (sig) < 0,05. Thực hiện kiểm định đối với hai mẫu độc lập là CTKT Big 4 và Non-Big 4 (xem Phụ lục 10 - Independent Samples Test Danh tiếng công ty).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene thấp nhất trong các thành phần bằng 0,721 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t.

Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,286 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Danh tiếng cơng ty được khảo sát và Chất lượng dịch vụ KTĐL được chấp nhận. Như vậy, chưa có cơ sở xác định sự khác biệt có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ KTĐL và Danh tiếng công ty được

khảo sát.

4.5.3 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chức vụ của đối tượng khảo sát

Trong nghiên cứu về Chức vụ, ta chia các dữ liệu về Chức vụ của đối tượng khảo sát thành 02 nhóm. Nhóm 1 hay cịn gọi là nhóm Nhân viên, bao gồm các trợ lý kiểm tốn. Nhóm 2 hay cịn gọi là nhóm Quản lý, bao gồm các trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và chủ phần hùn kiểm tốn. Tương tự như phân tích ở trên, ta sử dụng phân tích trung bình (T-test) để tìm ra sự khác biệt về mức độ đánh giá Chất lượng dịch vụ KTĐL và Chức vụ của đối tượng khảo sát. Tác giả thực hiện kiểm

định với hai mẫu độc lập là đối tượng Nhân viên và Quản lý. Kết quả phân tích được

thể hiện tại Phụ lục 10 (Independent Samples Test Chức vụ).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene thấp nhất trong các thành phần bằng 0,000 < 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là khác nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances not assumed để đánh giá kết quả kiểm định t.

Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Danh tiếng công ty được khảo sát và Chất lượng dịch vụ KTĐL bị bác bỏ. Như vậy, có sự khác biệt giữa Chức vụ đối tượng khảo sát trong việc đánh giá Chất lượng dịch vụ KTĐL.

4.5.4 Phân tích ảnh hưởng thông qua Thời gian công tác của đối tượng khảo sát sát

Trong nghiên cứu về Thời gian công tác của đối tượng khảo sát, ta chia các dữ

liệu về Thời gian cơng tác thành 02 nhóm. Nhóm 1 hay cịn gọi là nhóm Nhân viên mới, bao gồm các nhân viên làm việc dưới 03 năm. Nhóm 2 hay cịn gọi là nhóm Nhân viên lâu năm, bao gồm các nhân viên làm việc trên 03 năm. Tương tự như phân tích ở trên, ta sử dụng phân tích trung bình (T-test) để tìm ra sự khác biệt về mức độ

đánh giá Chất lượng dịch vụ KTĐL và Thời gian công tác của đối tượng khảo sát.

Tác giả thực hiện kiểm định với hai mẫu độc lập là đối tượng Nhân viên mới và Nhân viên lâu năm. Kết quả phân tích được thể hiện tại Phụ lục 10 (Independent Samples Test Thời gian công tác).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene thấp nhất trong các thành phần bằng 0,360 > 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là giống nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances assumed để đánh giá kết quả kiểm định t.

Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,000 < 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Thời gian công tác và Chất lượng dịch vụ KTĐL bị bác bỏ. Như vậy, có sự khác biệt giữa Thời gian công tác của đối tượng khảo sát thông qua đánh giá Chất lượng dịch vụ KTĐL.

4.5.6 Phân tích ảnh hưởng thơng qua Chứng chỉ hành nghề của đối tượng được khảo sát được khảo sát

Tác giả sử dụng phân tích trung bình (T-test) để thấy được sự khác biệt về mức

độ đánh giá chất lượng dịch vụ KTĐL và Chứng chỉ hành nghề của đối tượng được

khảo sát. Tiêu chuẩn để có sự khác biệt về đánh giá giữa Chứng chỉ hành nghề là giá trị p (sig) < 0,05. Thực hiện kiểm định đối với hai mẫu độc lập là Chứng chỉ hành nghề của đối tượng khảo sát (Có-Khơng) (xem Phụ lục 10 - Independent Samples Test Chứng chỉ hành nghề).

Với độ tin cậy 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene thấp nhất trong các thành phần bằng 0,000 < 0,05, do vậy ta chấp nhận giả thuyết phương sai của hai mẫu là khác nhau, do đó sẽ sử dụng kết quả ở hàng Equal variances not assumed để đánh giá kết quả kiểm định t.

Xét kiểm định t, với giá trị Sig. (2-tailed) nhỏ nhất bằng 0,067 > 0,05, do đó giả thuyết khơng có sự khác biệt giữa Chứng chỉ hành nghề của đối tượng được khảo sát và Chất lượng dịch vụ KTĐL được chấp nhận. Như vậy, khơng có sự khác biệt giữa Chứng chỉ hành nghề của đối tượng được khảo sát trong việc đánh giá Chất lượng dịch vụ KTĐL.

Kết luận: Thơng qua phân tích ảnh hưởng các đặc điểm của đối tượng khảo

sát đến chất lượng dịch vụ KTĐL, tác giả nhận thấy những khiếm khuyết của đề tài

đó là số lượng mẫu ít và phân tán không đều giữa các đối tượng khảo sát nên dẫn đến

có sự khác biệt giữa chức vụ, thời gian công tác của đối tượng khảo sát.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả trình bày chi tiết về cách thức thực hiện nghiên cứu: định lượng và định tính.

Trong phương pháp định tính, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến một số chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đa số các chuyên gia đều đồng ý các nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Tiếp đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 176. Thang đo

được đánh giá thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân

tích nhân tố khám phá EFA. Mơ hình được kiểm định thông qua việc kiểm tra tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội. Bên cạnh đó, tác giả cịn phân tích ảnh

hưởng của các đặc điểm khác của đối tượng khảo sát (chức vụ, thời gian cơng tác)

có liên quan đến mơ hình. Kết quả kiểm định phương trình hồi quy bội thang đo Chất lượng dịch vụ KTĐL gồm 05 thành phần: Dịch vụ kiểm toán và phi kiểm toán, Nhiệm kỳ kiểm tốn, Quy mơ cơng ty kiểm toán, Kiểm soát chất lượng bên trong, Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Thang đo cuối cùng được xây dựng bằng 26 biến quan sát, được đại diện bởi 05 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu giúp tác giả có được cái nhìn tồn diện về các đặc

điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL. Từ đó, tác giả

có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL tại thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường, tính minh bạch, trung thực của thơng tin tài chính

đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh của nhà đầu tư,

giúp ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội.

Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây cũng đã xảy ra rất nhiều vụ gian lận BCTC. Việc không phát hiện ra các gian lận do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể

đến trách nhiệm của KTV và của các CTKT. Điều này có lẽ là do hoạt động KTĐL

tại Việt Nam mới chỉ ra đời trong khoảng hơn 20 năm, vì vậy mà trình độ của đội

ngũ KTV chuyên nghiệp chưa thể ngang tầm với thế giới. Thêm vào đó, mơi trường pháp lý cho hoạt động kiểm tốn đang từng bước xây dựng và hồn thiện nên vẫn cịn nhiều thiếu sót. Do đó, nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL và tăng cường trách nhiệm của KTV, cũng như CTKT trong việc phát hiện gian lận và sai sót trên BCTC là một vấn đề mang tính thời sự và cần được quan tâm.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL. Luận văn đã xác định được mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL bao gồm năm nhân tố: (1) Dịch vụ kiểm toán và phi kiểm tốn; (2) Quy mơ CTKT; (3) Nhiệm kỳ kiểm toán; (4) KSCL bên trong; và (5) Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 50,6%. Hay nói cách khác các biến độc lập giải thích được 50,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 49,4% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các nhân tố khác ngồi mơ hình. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL được minh họa ở hình 5.1.

Căn cứ vào mơ hình các đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL, ta thấy các nhân tố đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến chất lượng dịch vụ KTĐL, trong đó tác động mạnh nhất là biến Kiểm soát chất lượng bên trong, tiếp theo là Mức độ am hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, kế tiếp là Dịch vụ kiểm toán và phi kiểm tốn, sau đó là Nhiệm kỳ kiểm tốn và cuối cùng là Quy mơ CTKT.

Hình 5.1 Mơ hình các đặc điểm bên trong của CTKT ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ KTĐL

5.2 Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL

Để thực hiện tốt quy trình kiểm tốn và nâng cao chất lượng kiểm toán cần phải

kết hợp kiểm soát chất lượng từ bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, do giới hạn của luận văn nên tác giả chỉ trình bày một số kiến nghị (theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới) nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KTĐL từ bên trong CTKT dựa trên kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4.

(1) Tăng cường công tác KSCL bên trong

Bên cạnh sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Tài chính và VACPA, cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía các CTKT. Bởi lẽ, chất lượng kiểm tốn sẽ khơng được đảm bảo nếu các chính sách, quy định khơng được các CTKT thực hiện tốt. Do vậy, vai trò của các CTKT trong việc nâng cao chất lượng KTĐL chiếm một vai trị rất quan trọng. Do

đó các CTKT cần thực hiện tốt các công việc sau: Kiểm soát ký kết hợp đồng kiểm toán

CTKT cần ban hành quy trình kiểm sốt chất lượng như quy định về các cấp soát xét hồ sơ, thời hạn soát xét…Đặc biệt là giữa CTKT và các chi nhánh trực thuộc công ty cần ban hành thống nhất biểu mẫu hợp đồng kiểm tốn, báo cáo kiểm tốn, quy trình kiểm tốn và các tài liệu khác có liên quan. Thêm vào đó, các CTKT cần thực hiện đầy đủ việc ký kết hợp đồng với các dịch vụ đã cung cấp. Nội dung hợp

đồng phải đảm bảo tuân thủ quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 210 (VSA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố bên trong của công ty kiểm toán tác động đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại TPHCM (Trang 79)