NHỮNG THIỆT HẠI DO SÂU BỆNH GÂY RA TRONG SẢN XUẤT LÚA

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất và chất lượng 20 dòng giống lúa triển vọng cao sản ngắn ngày tại vùng ngập lũ cờ đỏ vụ hè thu 2012 luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn (Trang 31 - 33)

Trong môi trường sản xuất lúa thâm canh như nước ta hiện nay, tình trạng lúa bị sâu bệnh hại tấn công là điều không thể tránh khỏi. Do sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, không theo mùa vụ làm cho việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật kém hiệu quả đi. Như vậy càng làm cho sâu bệnh ngày càng thích nghi với thuốc và phát triển hơn. Sản xuất lúa gần đây, rất dễ dàng thấy hai loại dịch hại phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lúa ở ĐBSCL là rầy nâu và bệnh đạo ôn.

Rầy nâu

Rầy nâu Nilaparvata lugens stal. thuộc giống Nilaparvata họ Delphacidae, bộ cánh

đều Homoptera. Nilaparvata lugens stal. được đặt tên đầu tiên vào năm 1854. Giống

Nilaparvata có 8 lồi trong đó chỉ có Nilaparvata lugens stal là phá hại trên lúa

(Nguyễn Xuân Hiển và ctv, 1979).

Rầy nâu là một trong những loài sâu hại quan trọng trên những vùng trồng lúa ở miền Nam và Đơng Nam Châu Á. Chúng thích tấn cơng cây lúa cịn nhỏ, nhưng với mật số cao thì có thể gây hại ở mọi giai đoạn tăng trưởng của cây lúa. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút cây lúa bằng cách cho vịi vào bó libe của mơ để hút nhựa làm ngẽn mạch dẫn nhựa của cây do nước bọt của rầy nâu khô cứng lại (Reissing et al (1985), trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Như Thảo (2008)).

Hình 2.1: Một số hình ảnh về rầy nâu

Từ 1977 – 1979, rầy nâu đã gây hại thành dịch tại các tỉnh ĐBSCL với diện tích bị phá khoảng 100.000 ha, nhiều nơi bị mất trắng, thiệt hại đến hàng triệu tấn lúa. Năm 1990 dịch rầy nâu lại phát sinh và gây hại nặng ở một số nơi như An giang, Tiền Giang, Minh Hải (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Tổng diện tích nhiễm rầy nâu trong cả ba vụ Hè Thu, Thu Đông và Mùa (2006) là 546.336,5 ha; tổng diện tích lượt nhiễm vàng lùn, lùn xoắn lá trong cả ba vụ là 149.213,5 ha (trong đó nhiễm trên 30%

3.Cánh ngắn 1.Trứng

2.Ấu trùng

3.Cánh ngắn

Bệnh cháy lá (đạo ôn)

Bệnh đạo ôn là bệnh quan trọng gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, từ giai đoạn mạ – đẻ nhánh – trổ – chín và trên các bộ phận của cây như lá, đốt thân, cổ bơng và hạt. Những diện tích bị nặng có thể làm thất thu năng suất. Các giống lúa được trồng phổ biến trong sản xuất lại là các giống nhiễm hoặc kháng yếu với bệnh đạo ôn. Vì thế nếu gặp điều kiện thời tiết phù hợp, cây lúa dang ở giai đoạn mẫn cảm đối với bệnh, mà ruộng lại bón thừa phân đạm, thì bệnh có thể phát triển mạnh chỉ trong vài ngày (IRRI, 1983).

Hình 2.2: Hình ảnh về bệnh đạo ơn trên lúa

Nấm đạo ơn sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25 – 280c và ẩm độ khơng khí 93% trở lên (Abe, 1911; Konishi, 1993). Ở điều kiện bóng tối, nhiệt độ 240c và ẩm độ bảo hòa là thuận lợi nhất cho nấm xâm nhập vào cây. Theo Padmanabhan (1965) khi lúa bị đạo ơn cổ bơng 1% thì năng suất có thể bị giảm từ 0,7 – 17,4%, tùy thuộc vào các yếu tố liên quan (trích từ Vũ Triệu Mân – Lê Lương Tề, 1998).

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu đánh giá năng suất và chất lượng 20 dòng giống lúa triển vọng cao sản ngắn ngày tại vùng ngập lũ cờ đỏ vụ hè thu 2012 luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành phát triển nông thôn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)