4.5 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT HẠT GẠO
4.5.4 Tỷ lệ bạc bụng
Sự xuất hiện và mức độ bạc bụng một phần do di truyền mặc dù một số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến (Jennings et al., 1979). Độ bạc bụng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nhưng theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) yếu tố này không ảnh hưởng đến hay không tương quan đến đặc tính khẩu vị và phẩm chất gạo khi nấu. Độ bạc bụng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ xay chà, giá cả khi xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng.
Qua phân tích thống kê ở Bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ bạc bụng cấp 1, cấp 5 và cấp 9 của các dịng/giống lúa thí nghiệm có sự khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%.
Tỷ lệ bạc bụng cấp 1 và cấp 5
Tỷ lệ bạc bụng cấp 1 của các dòng/giống lúa biến thiên từ 15,3 – 63,8%, trung bình là 34,3%. Giống MTL560 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 cao nhất và thấp nhất là dịng 18. Hai giống Đ/C có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 là giống MTL560 (35,0%) và giống OMCS2000 (63,8%). Các dòng 1, 4, 11, 12, 16, 17 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 khác biệt cao hơn giống Đ/C MTL560, các dòng 9, 10, 13, 14, 15 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 tương đương với giống Đ/C MTL560, các dịng cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 khác biệt thấp hơn so với giống Đ/C MTL560. Dịng 16 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 tương đương với giống Đ/C OMCS2000, các dòng còn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 khác biệt thấp hơn giống Đ/C OMCS2000.
Tỷ lệ bạc bụng cấp 5 của các dòng/giống lúa biến thiên từ 1,8 – 34,3%, trung bình là 14,3%. Dịng 6 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 thấp nhất và cao nhất là dòng 3. Tỷ lệ bạc bụng của hai giống Đ/C là MTL560 (5,2%) và OMCS2000 (22,2%). Các dịng 5, 6, 7, 8, 18, 19 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 tương đương với giống Đ/C MTL560, các dịng cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 khác biệt cao hơn so với giống Đ/C MTL560. Các dịng 3, 20 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 cao hơn giống Đ/C OMCS2000, các dịng 10, 13, 15 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 tương đương với giống Đ/C OMCS2000 và các dịng cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 tương đương với giống Đ/C OMCS2000.
Nhìn chung tỷ lệ bạc bụng cấp 1 và cấp 5 của các dòng/giống cũng khá cao, trung bình là 34,3% (cấp 1) và 14,3% (cấp 5). Nhưng vết bạc bụng cấp 1 là < 10% và vết bạc bụng cấp 5 là từ 10 – 20%, vết bạc bụng quá nhỏ so với thể tích hạt gạo nên khơng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ xay chà và phẩm chất gạo.
Bảng 4.9: Tỷ lệ bạc bụng (%) các cấp của 22 dòng/giống lúa sản xuất trên vùng đất ngập lũ tại Cờ Đỏ vụ Hè Thu năm 2012
STT Tên dòng/giống Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9 1 D1 42,2 bc 17,3 de 20,0 b 2 D2 24,7 e 9,8 ghi 10,0 efgh 3 D3 20,8 efg 34,3 a 43,4 a 4 D4 43,5 b 10,2 gh 8,0 f_j 5 D5 25,7 e 2,1 l 4,0 ij 6 D6 23,4 ef 1,8 l 2,8 j 7 D7 17,5 fg 7,2 hijk 8,2 f_j 8 D8 26,2 e 6,2 jk 9,3 e_i 9 D9 39,3 bcd 18,7 d 15,8 bcd 10 D10 33,2 d 23,3 c 14,0 cde 11 D11 43,3 b 12,8 fg 6,7 ghij 12 D12 44,5 b 15,7 def 5,8 hij 13 D13 36,2 cd 23,0 c 12,3 def 14 D14 34,5 d 18,0 de 12,0 defg 15 D15 35,8 d 25,4 bc 18,0 bc 16 D16 61,5 a 14,8 ef 7,9 f_j 17 D17 43,2 b 9,0 hij 9,3 e_i 18 D18 15,3 g 2,3 l 2,7 j
19 D19 20,2 efg 6,5 ijk 5,6 hij
20 D20 25,2 e 27,6 b 43,7 a 21 MTL560 (Đ/C) 35,0 d 5,2 kl 5,3 hij 22 OMCS2000 (Đ/C) 63,8 a 22,2 c 3,7 j Trung bình 34,3 14,3 12,2 F ** ** ** CV(%) 10,1 13,8 23,6 Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 của các dòng/giống lúa trong Bảng 4.9 biến thiên từ 2,8 – 43,7%, trung bình là 12,2%. Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 của hai giống Đ/C là 5,3% (MTL560) và 3,7% (OMCS2000). Các dòng 1, 3, 9, 10, 13, 14, 15, 20 có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 khác biệt cao hơn giống Đ/C MTL560, các dòng còn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 tương đương giống Đ/C MTL560. Các dòng 1, 2, 3, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 17, 20 có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 khác biệt cao hơn giống Đ/C OMCS2000, các dòng còn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 tương đương với giống Đ/C OMCS2000.
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 cao làm ảnh hưởng đến phẩm chất gạo và thị hiếu của người tiêu dung dẫn đến gạo khó tiêu thụ. Đồng thời tỷ lệ bạc bụng cấp 9 làm cho hạt gạo dễ gãy ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ gạo ngn, dịng 3 có 43,4% (bạc bụng cấp 9) chỉ với 45,2% (gạo ngun) và dịng 20 có 43,7% (bạc bụng cấp 9) chỉ với 42,9% (gạo nguyên). Tuy nhiên, dịng số 6 và dịng số 5 có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 đều thấp hơn hai giống đối chứng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu để đưa vào sản xuất.