4.5 ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT HẠT GẠO
4.5.2 Kích thước và hình dạng hạt gạo
Yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ dài/rộng là do di truyền, lai tạo, yếu tố môi trường ảnh hưởng rất ít. Trong nhiều trường hợp tương quan giữa chiều dài, chiều rộng và độ dày của hạt không chặt chẽ, chiều dài hạt được coi là tính trạng chính để phân tích về tính di truyền của kích thước hạt (Nguyễn Thành Phước, 2003). Từ kết quả Bảng 4.7 cho thấy chiều dài hạt gạo của các dòng/giống lúa thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, chiều dài gạo biến thiên từ 6,2 – 7,0mm, trung bình chiều dài hạt gạo là 6,6mm. Dịng số 1 có chiều dài gạo lớn nhất, nhỏ nhất là dòng 20. Chiều dài gạo của hai giống Đ/C là MTL560 (6,6mm) và OMCS2000
(6,9mm). Dòng 1, 17 có chiều dài gạo khác biệt cao hơn so với giống Đ/C MTL560, dịng 20 có chiều dài gạo khác biệt thấp hơn so với giống Đ/C MTL560 và các dịng cịn lại có chiều dài gạo tương đương với giống Đ/C MTL560. Các dòng 3, 6, 8, 9, 13, 18, 20 có chiều dài gạo khác biệt thấp hơn so với giống Đ/C OMCS2000, các
dòng còn lại có chiều dài gạo tương đương với giống Đ/C OMCS2000. Dựa vào
Bảng 3.9 (phân loại chiều dài hạt gạo trắng theo IRRI (1996)) thì 22 dịng/giống lúa thí nghiệm đều thuộc loại hạt dài.
Chiều dài hạt gạo là một thông số quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu. Chiều dài hạt gạo trên thị trường quốc tế hiện nay là hơn 7 mm (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Theo thống kê ở Bảng 4.7 cho thấy tỷ lệ dài/rộng giữa các giống lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Tỷ lệ dài/rộng biến thiên từ 2,9 – 3,3 và trung bình là 3,1. Tỷ lệ dài/rộng của hai giống Đ/C là 3,2 (MTL560) và 3.1 (OMCS2000).
Theo thang đánh giá ở Bảng 3.10 thì dịng 3, 11, 12, 13, 18, 20 thuộc dạng hạt trung bình, các dòng còn lại đều thuộc dạng hạt thon dài. Tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng, có thị trường thích hạt trịn, có nơi thích hạt gạo dài trung bình, nhưng hạt gạo thon dài có xu hướng được ưa chuộng nhiều nhất trên thị trường quốc tế. Phần lớn các giống lúa thí nghiệm đều có hình dạng hạt gạo thon dài thích hợp cho nhu cầu xuất khẩu.
Bảng 4.6: Chiều dài hạt gạo (mm), chiều rộng hạt gạo (mm) và hình dạng hạt gạo của 22 dịng/giống lúa sản xuất trên vùng đất ngập lũ tại Cờ Đỏ vụ Hè Thu năm 2012
STT Tên dòng/giống Chiều dài Tỷ lệ dài/rộng Hình dạng hạt
1 D1 7,0 a 3,3 ab Thon dài
2 D2 6,6 cdef 3,2 a_e Thon dài
3 D3 6,5 def 3,0 cde Trung bình
4 D4 6,6 cdef 3,3 abc Thon dài
5 D5 6,6 cdef 3,3 a Thon dài
6 D6 6,3 fg 3,2 a_e Thon dài
7 D7 6,6 bcde 3,1 a_e Thon dài
8 D8 6,5 def 3,2 a_e Thon dài
9 D9 6,4 efg 3,1 a_e Thon dài
10 D10 6,7 a_e 3,2 a_e Thon dài
11 D11 6,8 abcd 3,0 bcde Trung bình
12 D12 6,6 cdef 3,0cde Trung bình
13 D13 6,4 efg 3,0 cde Trung bình
14 D14 6,8 abcd 3,1 a_e Thon dài
15 D15 6,8 abcd 3,1 a_e Thon dài
16 D16 6,9 abc 3,2 a_e Thon dài
17 D17 6,9 ab 3,2abcd Thon dài
18 D18 6,5 def 3,0de Trung bình
19 D19 6,6 bcde 3,2 a_e Thon dài
20 D20 6,2 g 2,9e Trung bình
21 MTL560 (Đ/C) 6,6 cdef 3,2 a_e Thon dài
22 OMCS2000 (Đ/C) 6,9 abc 3,1 a_e Thon dài
Trung bình 6,6 3,1
F ** *
CV (%) 2,4 4,4
Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Bảng 4.8: Độ trở hồ của 22 dòng/giống lúa sản xuất trên vùng đất ngập lũ tại Cờ Đỏ vụ Hè Thu năm 2012
STT Tên dòng/giống Cấp Phân nhóm
1 D1 6 Thấp 2 D2 6 Thấp 3 D3 7 Thấp 4 D4 6 Thấp 5 D5 3 Cao 6 D6 3 Cao 7 D7 2 Cao 8 D8 4 Trung bình 9 D9 4 Trung bình 10 D10 4 Trung bình 11 D11 3 Cao 12 D12 3 Cao 13 D13 4 Trung bình 14 D14 4 Trung bình 15 D15 4 Trung bình 16 D16 4 Trung bình 17 D17 6 Thấp 18 D18 3 Cao 19 D19 5 Trung bình 20 D20 4 Trung bình 21 MTL560 (Đ/C) 4 Trung bình 22 OMCS2000 (Đ/C) 7 Thấp 4.5.3 Độ trở hồ
Đặc tính vật lý của cơm nấu liên quan nhiều với độ trở hồ hơn là hàm lượng amylose. Gạo có độ trở hồ cao thì mềm và có khuynh hướng rã nhừ khi nấu chín. Nó cần nhiều nước và lâu chín hơn gạo có độ trở hồ thấp và trung bình (IRRI, 1996).
Qua kết quả ở Bảng 4.8 cho thấy các dịng/giống lúa có độ trở hồ biến thiên từ cấp 2 đến cấp 7. Hai giống Đ/C có độ trở hồ: giống MTL560 (cấp 4) và giống OMCS2000 (cấp 7). Trong đó, các dịng 5, 6, 7, 11, 12, 18 có độ trở hồ từ cấp 2 – cấp 3 và thuộc nhóm độ trở
với giống Đ/C MTL560. Dòng 1, 2, 3, 4, 17 có độ trở hồ từ cấp 6 – cấp 7, cùng thuộc nhóm độ trở hồ thấp với giống Đ/C OMCS2000 và phù hợp với tiêu chí chọn giống cho phẩm chất gạo ngon khi nấu.
4.5.4 Tỷ lệ bạc bụng
Sự xuất hiện và mức độ bạc bụng một phần do di truyền mặc dù một số yếu tố mơi trường có thể ảnh hưởng đến (Jennings et al., 1979). Độ bạc bụng là yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nhưng theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) yếu tố này không ảnh hưởng đến hay không tương quan đến đặc tính khẩu vị và phẩm chất gạo khi nấu. Độ bạc bụng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ xay chà, giá cả khi xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng.
Qua phân tích thống kê ở Bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ bạc bụng cấp 1, cấp 5 và cấp 9 của các dịng/giống lúa thí nghiệm có sự khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%.
Tỷ lệ bạc bụng cấp 1 và cấp 5
Tỷ lệ bạc bụng cấp 1 của các dòng/giống lúa biến thiên từ 15,3 – 63,8%, trung bình là 34,3%. Giống MTL560 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 cao nhất và thấp nhất là dòng 18. Hai giống Đ/C có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 là giống MTL560 (35,0%) và giống OMCS2000 (63,8%). Các dòng 1, 4, 11, 12, 16, 17 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 khác biệt cao hơn giống Đ/C MTL560, các dòng 9, 10, 13, 14, 15 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 tương đương với giống Đ/C MTL560, các dịng cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 khác biệt thấp hơn so với giống Đ/C MTL560. Dịng 16 có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 tương đương với giống Đ/C OMCS2000, các dòng còn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 1 khác biệt thấp hơn giống Đ/C OMCS2000.
Tỷ lệ bạc bụng cấp 5 của các dịng/giống lúa biến thiên từ 1,8 – 34,3%, trung bình là 14,3%. Dịng 6 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 thấp nhất và cao nhất là dòng 3. Tỷ lệ bạc bụng của hai giống Đ/C là MTL560 (5,2%) và OMCS2000 (22,2%). Các dòng 5, 6, 7, 8, 18, 19 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 tương đương với giống Đ/C MTL560, các dịng cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 khác biệt cao hơn so với giống Đ/C MTL560. Các dịng 3, 20 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 cao hơn giống Đ/C OMCS2000, các dòng 10, 13, 15 có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 tương đương với giống Đ/C OMCS2000 và các dịng cịn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 5 tương đương với giống Đ/C OMCS2000.
Nhìn chung tỷ lệ bạc bụng cấp 1 và cấp 5 của các dòng/giống cũng khá cao, trung bình là 34,3% (cấp 1) và 14,3% (cấp 5). Nhưng vết bạc bụng cấp 1 là < 10% và vết bạc bụng cấp 5 là từ 10 – 20%, vết bạc bụng quá nhỏ so với thể tích hạt gạo nên khơng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ xay chà và phẩm chất gạo.
Bảng 4.9: Tỷ lệ bạc bụng (%) các cấp của 22 dòng/giống lúa sản xuất trên vùng đất ngập lũ tại Cờ Đỏ vụ Hè Thu năm 2012
STT Tên dòng/giống Cấp 1 Cấp 5 Cấp 9 1 D1 42,2 bc 17,3 de 20,0 b 2 D2 24,7 e 9,8 ghi 10,0 efgh 3 D3 20,8 efg 34,3 a 43,4 a 4 D4 43,5 b 10,2 gh 8,0 f_j 5 D5 25,7 e 2,1 l 4,0 ij 6 D6 23,4 ef 1,8 l 2,8 j 7 D7 17,5 fg 7,2 hijk 8,2 f_j 8 D8 26,2 e 6,2 jk 9,3 e_i 9 D9 39,3 bcd 18,7 d 15,8 bcd 10 D10 33,2 d 23,3 c 14,0 cde 11 D11 43,3 b 12,8 fg 6,7 ghij 12 D12 44,5 b 15,7 def 5,8 hij 13 D13 36,2 cd 23,0 c 12,3 def 14 D14 34,5 d 18,0 de 12,0 defg 15 D15 35,8 d 25,4 bc 18,0 bc 16 D16 61,5 a 14,8 ef 7,9 f_j 17 D17 43,2 b 9,0 hij 9,3 e_i 18 D18 15,3 g 2,3 l 2,7 j
19 D19 20,2 efg 6,5 ijk 5,6 hij
20 D20 25,2 e 27,6 b 43,7 a 21 MTL560 (Đ/C) 35,0 d 5,2 kl 5,3 hij 22 OMCS2000 (Đ/C) 63,8 a 22,2 c 3,7 j Trung bình 34,3 14,3 12,2 F ** ** ** CV(%) 10,1 13,8 23,6 Chú thích: **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 của các dòng/giống lúa trong Bảng 4.9 biến thiên từ 2,8 – 43,7%, trung bình là 12,2%. Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 của hai giống Đ/C là 5,3% (MTL560) và 3,7% (OMCS2000). Các dòng 1, 3, 9, 10, 13, 14, 15, 20 có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 khác biệt cao hơn giống Đ/C MTL560, các dòng còn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 tương đương giống Đ/C MTL560. Các dòng 1, 2, 3, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 17, 20 có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 khác biệt cao hơn giống Đ/C OMCS2000, các dòng còn lại có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 tương đương với giống Đ/C OMCS2000.
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 cao làm ảnh hưởng đến phẩm chất gạo và thị hiếu của người tiêu dung dẫn đến gạo khó tiêu thụ. Đồng thời tỷ lệ bạc bụng cấp 9 làm cho hạt gạo dễ gãy ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ gạo ngn, dịng 3 có 43,4% (bạc bụng cấp 9) chỉ với 45,2% (gạo ngun) và dịng 20 có 43,7% (bạc bụng cấp 9) chỉ với 42,9% (gạo nguyên). Tuy nhiên, dịng số 6 và dịng số 5 có tỷ lệ bạc bụng cấp 9 đều thấp hơn hai giống đối chứng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như xuất khẩu để đưa vào sản xuất.
4.6 CÁC GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải tạo được sức cạnh tranh cao về mọi mặt để phát triển nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nhiều loại mặt hàng nông sản của Việt Nam rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, đặc biệt là mặt hàng lúa – gạo Việt Nam được xuất khẩu tiêu thụ sang nhiều nước trên thế giới. Lúa – gạo Việt Nam muốn đứng vững và mở rộng thêm trên thị trường quốc tế thì địi hỏi gạo phải bảo đảm với chất lượng cao và phẩm chất tốt. Bên cạnh đó, người tham gia sản xuất cũng phải thu được lợi nhuận và có được điều kiện sản xuất tốt để đảm bảo sản xuất lâu dài một cách bền vững. Vì vậy, đề tài thực hiện nhằm chọn ra những dòng lúa tốt hơn so với hai giống Đ/C MTL560 và OMCS2000, với mục tiêu chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt (đáp ứng nhu cầu cho tiêu chuẩn xuất khẩu), ít nhiễm rầy nâu và cháy lá.
Theo Ông Huỳnh Nguyệt Ánh và ctv (2005), cây lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (90 – 100 ngày) là một nhu cầu cần thiết ở các vùng trồng lúa 3 vụ của ĐBSCL. TGST của 22 dịng/giống lúa thí nghiệm từ 85 – 100 ngày, thuộc nhóm lúa ngắn ngày. Giống Đ/C MTL560 có TGST ngắn nhất (85 ngày). Qua thí nghiệm chọn ra đươc các dịng lúa có TGST ngắn ngày như: Dòng 4, 14 (87 ngày), dòng 3 (88 ngày) và các dòng 2, 9, 10, 15, 18, 19, 20 (90 ngày).
Thành phần năng suất và năng suất thực tế: Các dịng/giống lúa thí nghiệm đạt năng suất cũng khá cao từ 3,37 – 5,0 tấn/ha, về mặt ý nghĩa thống kê (5%) thì năng suất của các dịng lúa thí nghiệm đều tương đương hoặc cao hơn giống Đ/C. Tuy nhiên, số
bông/m2 và số hạt chắc/bông chưa cao do điều kiện thời tiết của vụ HT không thuận lợi so với vụ ĐX. Các dòng/giống lúa trong thí nghiệm có trọng lượng 1000 hạt từ 24,6 – 31,7g, rất phù hợp của giống lúa cho năng suất cao.
Về phẩm đánh giá phẩm chất hạt gạo, đánh giá chất lượng xay chà đối với gạo nguyên ở Bảng 4.7 thì các dịng 1, 2, 4, 7, 9, 10, 11, 13, 14, 16, 17, 18, 19 và hai giống Đ/C MTL560, OMCS2000 được xếp loại tốt và rất tốt. Hình dạng hạt gạo, các dịng 3, 12, 13, 18, 20 thuộc dạng hạt trung bình, các dịng cịn lại đều thuộc dạng hạt thon dài. Xét tỷ lệ bạc bụng, bạc bụng cấp 9 của các dịng 6 và 18 có tỷ lệ thấp hơn hai giống Đ/C. Xét tính kháng và nhiễm sâu bệnh, các dịng lúa có tính kháng rầy nâu là dịng 2, 6, 10, 16, 19, 20, các dòng còn lại nhiễm hoặc nhiễm vừa rầy nâu với hai giống Đ/C. Tính kháng cháy lá, các dịng 8, 9, 12, 19 đều có tính kháng với cháy lá, các dòng còn lại đều nhiễm cháy lá với giống Đ/C.
Xét đầy đủ các tiêu chuẩn về giống lúa tốt, phù hợp với điều kiện canh tác ở vùng đất phù sa ngập lũ và tương đương hoặc tốt hơn giống đối chứng, ta có thể chọn ra các dịng 19, 4,
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Qua thí nghiệm đã chọn ra được một số dòng lúa đáp ứng được yêu cầu của đề tài: Dòng 19 (L485P-3-11-4-4-2-3-11-1-4), dòng 4 (L455-1-9-1-4-3-11-2-4-8), dòng 2 (L454-1-9-4-2-3-9-2-4), dòng 9 (L485P-3-11-4-1-2-4-11-4-1) và dịng 14 (L485P-3- 11-4-1-2-3-8-3-5).
Bảng 5.1 Đặc tính của các dịng lúa triển vọng
Dòng 2 Dòng 4 Dòng 9 Dòng 14 Dòng 19
TGST (ngày) 90 87 90 87 90
Chiều cao cây (cm) 94 92 98 99 103
Số bông/m2 (bông) 266 263 290 306 282
Trọng lượng 1000 hạt (g) 26,0 27,4 25,7 27,4 26,1
Năng suất thực tế (tấn/ha) 4,27 4,94 4,7 4,37 4,48
Tỷ lệ gạo nguyên (%) 62,0 54,9 56,1 58,0 61,7
Hình dạng hạt gạo Thon dài Thon dài Thon dài Thon dài Thon dài
Độ trở hồ Thấp Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
Tỷ lệ bạc bụng cấp 9 (%) 10,0 8,0 15,8 12,0 5,6
Phản ứng với rầy nâu Kháng vừa Nhiễm Nhiễm vừa Nhiễm Kháng
Phản ứng với cháy lá Nhiễm Nhiễm Hơi kháng Nhiễm Kháng
Các giống lúa trên có khả năng phát triển trên vùng đất phù sa ngập lũ và có được những đặc tính sau: có thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp cho việc thâm canh tăng vụ, cho năng suất cao và phẩm chất gạo đạt yêu cầu xuất khẩu, kháng với rầy nâu và bệnh cháy lá.
5.2 KIẾN NGHỊ
Đặt tên cho các dòng lúa triển vọng đã chọn ra được và đưa các dịng lúa đó vào bộ giống so sánh năng suất để đưa đi Trắc nghiệm trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm chọn ra giống thích nghi cho từng vùng.
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Sách tham khảo:
1. Bùi Chí Bửu, 1997. Hiện trạng phát triển giống lúa có chất lượng gạo tốt ở Đồng
bằng sông Cửu Long. Kết quả Nghiên cứu khoa học nông nghiệp 1994 – 1995. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn.
2. Bùi Chí Bửu, 1998. Phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao và ổn định. Sở Khoa học công nghệ và Môi trường tỉnh Cần Thơ.
3. Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn đề cần thiết về gạo xuất khẩu. Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long