CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH
3.2.1 Bệnh thán thƣ
3.2.1.1 Triệu chứng
Triệu chứng bệnh biểu hiện ở thời điểm 3 ngày sau khi lây bệnh, vết bệnh nhũn nước, lõm xuống, quan sát vết bệnh thấy rõ triệu chứng điển hình và thấy có 2 dạng vết bệnh.
+ Dạng 1: Sau 3 ngày lây bệnh, trên mô trái xuất hiện là những chấm nhỏ màu vàng cam, có dạng hình trịn và xuất hiện sợi nấm trắng mọc sát vết bệnh. Sau 5 ngày lây bệnh, phần mô bệnh bị lõm, nứt, xuất hiện các khối nấm màu vàng cam trên bề mặt vết bệnh phía dưới sợi nấm, vết bệnh lan rộng và đạt kích thước 5 cm. Đến 7 ngày sau khi chủng bệnh, phần mô bệnh lan rộng, sợi nấm và các khối nấm màu vàng cam xuất hiện nhiều hơn, mô bệnh bị nhũn nước (Hình 3.1 A - B).
+ Dạng 2: Sau 3 ngày lây bệnh, trên mô bệnh xuất hiện vết lõm tại vị trí lây bệnh, vết bệnh có dạng hình trịn, xuất hiện sợi nấm trắng, mọc tơi. Ở thời điểm 5 ngày sau khi lây bệnh, mô bệnh lan rộng ra xung quanh, trên vết bệnh xuất hiện nhiều khối nấm màu đen và vết bệnh đạt kích thước 1,5 cm. Đến thời điểm 7 ngày sau lây bệnh, trên mô bệnh sợi nấm giảm dần nhưng khối nấm màu đen lai xuất hien nhiều hơn, ở phần rìa vết bệnh xuất hiện những ổ nấm màu đen có sợi nấm trắng bao quanh, vết bệnh tiếp tục lan rộng và đạt đường kính 3 cm. Sau 9 ngay lây bệnh, phần mô bệnh bị lõm sâu, phần mô xung quanh vết bệnh bị nhũn nước (Hình 3.2 A - B).
3.2.1.2 Tác nhân gây bệnh
Đặc điểm của tản nấm
Khi ni cấy trên mơi trường PDA ở nhiệt độ phịng quan sát thấy nấm
Colletotrichum spp. có 2 dạng tản nấm:
+ Dạng 1: Sau 7 ngày nuôi cấy, tản nấm mọc sát mơi trường, có màu nâu nhạt, có sự phân tầng theo vịng đồng tâm và đạt đường kính 4 cm. Đến thời điểm 9 ngày sau khi nuôi cấy, tản nấm phát triển đạt đường kính 8 cm, chuyển màu từ nâu nhạt sang xanh đậm, phần rìa tản nấm mọc sát bề mặt mơi trường, Mặt dưới đĩa Petri có màu xanh đậm và các vịng đồng tâm (Hình 3.2 C - D).
+ Dạng 2: Sau 7 ngày nuôi cấy, tản nấm mọc sát mơi trường, có màu nâu nhạt, xuất hiện nhiều chấm sậm màu và đạt đường kính 6,4 cm. Đến thời điểm 9 ngày sau khi nuôi cấy, trên tản nấm xuất hiện nhiều khối nấm màu đen và cả trong phần môi trường. Sau 13 ngày, những khối nấm màu đen xuất hiện khắp cả đĩa và lúc này khơng cịn sợi nấm ký sinh (Hình 3.2 C - D).
Đặc điểm của bào tử, đĩa áp và gai cứng
+ Dạng 1: bào tử đơn bào, có hình trụ với hai đầu cùn, hình trụ với một đầu cùn một đầu nhọn, kích thước trong khoảng, có một giọt dầu ở giữa hoặc lệch về hai đầu bào tử và có kích thước trong khoảng 8,75-12,5 x 2,5-3,7 µm. Đĩa áp được tạo thành ở một đầu hoặc ở giữa sợi nấm , dạng hình hình trứng ngược, đơi khi kéo dài, phần rìa có nếp nhăn, có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm và có kích thước trong khoảng 5-10 x 5-7,5 µm (Hình 3.1 E - F).
+ Dạng 2: bào tử đơn bào, khơng màu, có dạng hình liềm nhọn ở hai đầu và kích thước trong khoảng 17,5-25 x 2,5-3,8 µm. Đĩa áp được tạo thành ở một đầu của sợi nấm, có dạng xẻ thùy hoặc dạng bất định, có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm và kích thước trong khoảng 7,5-20 x 5-10 µm. Đĩa đài có nhiều gai cứng thẳng, nhọn, màu nâu và có kích thước 80-210 x 1,2-2 µm (Hình 3.2 E - F - G).
Đặc điểm hình thái của nấm quan sát được tương tự như mô tả của Barnett và Hunter (1998) về chi Colletotrichum. Những đặc điểm về bào tử, đĩa áp, sự phát triển của tản nấm dạng 1 tương tự với những đặc điểm mô tả của Sutton (1980), Swart (1999) và của Lê Hoàng Lệ Thủy (2004) về loài Colletotrichum gloeosporioides nên nấm Colletoteichum sp. dạng 1 có thể là lồi Colletotrichum gleosporioides. Nấm Colletotrichum sp. dạng 2 có những đặc điểm về bào tử hình
liềm, đĩa đài và kích thước bào tử tương tự với đặc điểm bào tử, đĩa đài và tản nấm được mô tả bởi Yon (1994) và Arun (2007), Shenoy và ctv. (2007), Sawant và ctv. (2012) về loài Colletotrichum capsici nên dạng nấm Colletotrichum thứ 2 có thể là
Hình 3.1 Triệu chứng và tác nhân gây thối do nấm Colletotrichum spp. dạng 1
A: Triệu chứng tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh
B: Triệu chứng quan sát bằng kính lúp soi nổi tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh C&D: Tản nấm trên môi trường PDA tại thời điểm 7 ngày sau khi nuôi cấy
E: Bào tử quan sát ở vật kính E40 F: Đĩa áp quan sát ở vật kính E40
A B
C D
A B
C D
E F
G
Hình 3.2 Triệu chứng và tác nhân gây thối do nấm Colletotrichum spp. dạng 2
A: Triệu chứng tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh
B: Triệu chứng quan sát bằng kính lúp soi nổi tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh C&D: Tản nấm trên môi trường PDA tại thời điểm 7 ngày sau khi nuôi cấy
3.2.2 Bệnh thối do nấm Fusarium sp.
3.2.2.1 Triệu chứng
Sau 3 ngày lây bệnh, trên mô bệnh phủ một lớp nấm trắng, mọc bơng, vết bệnh có dạng hình trịn đạt kích thước 2,5 cm, phần mơ bệnh bị lõm và nhũn nước. Sau 5 ngày lây bệnh, vết bệnh lan rộng, lớp nấm trắng lan lên phần cuống trái và trên mô bệnh xuất hiên vết nứt. Đến thời điểm 7 ngày sau lây bệnh, có các khối nấm trịn mọc sát mô trái, mô trái thối mềm và lan dần ra xung quanh (Hình 3.3 A - B).
3.2.2.2 Tác nhân gây bệnh
Đặc điểm tản nấm
Sau 5 ngày nuôi cấy, tản nấm có dạng trịn, màu trắng, sợi nấm mọc bông, mọc nhô cao ở tâm với rìa khơng đều và đạt kính thước 6,4 cm. Đến thời điểm 7 ngày sau khi ni cấy, phần tâm tản nấm lõm xuống có màu vàng nhạt, phân biệt rõ ràng với phần rìa màu trắng và đạt đường kính 8 cm; mặt dưới đĩa petri là những vòng đồng tâm có màu trắng ở rìa và vàng nhạt gần tâm. Sau đó, tồn bộ đĩa nấm chuyển sang màu vàng rơm, do lúc nấm hình thành bào tử áo (Hình 3.3 C - D). Đặc điểm của bào tử và cách đính bào tử
Sợi nấm khơng màu, có vách ngăn, phân nhánh. Đính bào đài ngắn mọc đơn bên hông sợi nấm, khơng màu, thon dần về phía đỉnh. Bào tử nấm Fusarium sp. có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Tiểu bào tử khơng màu, đơn bào, hình trứng và có kích thước 5-12,5 x 2-3 µm. Đại bào tử hình liềm, mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, có từ 2-5 vách ngăn và kích thước 15,0-42,5 x 2,5-4 µm. Bào tử áo hình cầu mọc thành chuỗi giữa sợi nấm (Hình 3.3 E - F).
Đặc điểm hình thái của nấm qua sát được giống với mô tả của Barnett & Hunter (1998) về chi Fusarium. Theo tài liệu của Snowdon (1991) đã ghi nhận
Hình 3.3. Triệu chứng và tác nhân gây thối do nấm Fusarium sp.
A&D: Triệu chứng tại thời điểm 3 và 7 ngày sau khi lây bệnh
B &C: Tản nấm tại thời điểm 7 ngày sau khi nuôi cấy trên môi trường PDA E: Bào tử và cách đính của bào tử ở vật kính E40
F: Bào tử áo ở vật kính E40
A B
C D
3.2.3 Bệnh thối do nấm Rhizopus sp.
3.2.3.1 Triệu chứng
Sau 3 ngày lây bệnh, trên mơ bệnh tại vị trí tạo vết thương xuất hiện một vết nứt mọc ra nhiều sợi nấm trắng có bào tử màu trắng trong. Đến thời điểm 7 ngày sau lây bệnh, sợi nấm từ vết nứt phát triển mạnh, bông lên như bông gịn phủ kín cả trái, trên sợi nấm xuất hiện nhiều bào tử có màu nâu đen, mơ bệnh bị nhũn nước (Hình 3.4 A - B).
3.2.3.2 Tác nhân gây bệnh
Đặc điểm của tản nấm
Sau 3 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng, tản nấm phát triển đầy đĩa Petri đường kính 9cm, trên tản nấm xuất hiện bào tử có màu trắng trong. Đến 7 ngày sau khi ni cấy, trên tản nấm có nhiều bào tử nâu đen đều khắp đĩa Petri, sợi nấm mọc đan xen vào nhau, mọc bông lên chiếm hết khơng gian bên trong đĩa, mặt dưới tản nấm có màu xám nhạt (Hình 3.4 C - D).
Đặc điểm của khuẩn căn và bào tử
Quan sát dưới kính hiển vi, nấm có khuẩn ty màu nâu nhạt, phân nhánh và khơng có vách ngăn. Khuẩn ty gồm có khuẩn căn và cọng bào tử mang bọc bào tử ở đỉnh. Khuẩn căn có màu nâu nhạt, phân nhánh và khơng có vách ngăn. cọng bào tử mọc ra từ khuẩn căn, mang bọc bào tử ở đỉnh, mọc dài và có kích thước trong khoảng 212-356 x 8-12 μm. Bọc bào tử có dạng hình cầu, màu nâu sậm và có kích thước 35-52,5 μm. Bào tử có dạng hình trịn hoặc bầu dục, khi trưởng thành có màu nâu nhạt và có kích thước 6,25-12,5 x 2,5-6 μm (Hình 3.4 E - F).
Đặc điểm hình thái của nấm qua sát được giống mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) về chi Rhizopus. Bên cạnh đó, các đặc điểm quan sát được so sánh
với mô tả của Watanabe (2002) cho thấy đây có thể là loài Rhizopus stolonifer.
Theo tài liệu của Snowdon (1991) đã ghi nhận nấm Rhizopus stolonifer là tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên cà chua.
Hình 3.4. Triệu chứng và tác nhân gây thối do nấm Rhizopus sp.
A: Triệu chứng tại thời điểm 3 ngày sau khi lây bệnh B: Triệu chứng tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh
B A
C D
3.2.4 Bệnh thối chua
3.2.4.1 Triệu chứng
Sau 3 ngày lây bệnh, trên mô xuất hiện vết lõm, nhũn nước tại vị trí lây bệnh, vết bệnh có dạng hình trịn đạt kích thước 1 cm, phần mô bệnh bị nứt và phủ một lớp nấm trắng như kem phủ trên các vết nứt. Sau 7 ngày lây bệnh, phần mô bệnh lan rộng ra xung quanh, có mùi thối chua đặc trưng, lớp nấm trắng lan rộng theo vết nứt, phần mô xung quanh vết bệnh chuyển sang màu vàng cam, xuất hiện nhiều chấm màu trắng, vết bệnh phát triển nhanh và đạt kích thước 5 cm (Hình 3.5 A - B).
3.2.4.2 Tác nhân gây bệnh
Đặc điểm của tản nấm
Sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng, tản nấm của
Geotrichum sp. là một lớp nấm mỏng, màu trắng kem, mọc sát bề mặt mơi trường,
có dạng hình trịn, tản nấm phát triển khá nhanh và đạt kích thước 8 cm. Trên bề mặt tản nấm có các vịng trịn đồng tâm, phần tâm tản nấm nhơ cao hơn, có màu trắng đậm hơn so với phần rìa tản nấm có màu trắng trong. Mặt dưới tản nấm với các vòng đồng tâm màu trắng, phần tâm có màu trắng đậm cịn phần rìa có màu trắng trong (Hình 3.5 C - D).
Đặc điểm của bào tử
Sợi nấm có đặc điểm là khơng màu phân nhánh và có vách ngăn. Nấm sinh sản vơ tính bằng bào tử đính nhưng khơng có đính bào đài, bào tử đính hình thành do sự phân cắt ở cuối sợi nấm, bào tử nối liền tạo thành dạng chuỗi. Hình dạng của bào tử thay đổi thường có dạng hình trụ hoặc hình thùng, đơn bào, khơng màu và có kích thước 3,75-12,5 x 2,5-5,5 μm (Hình 3.5 E).
Đặc điểm hình thái của nấm quan sát được giống với các đặc điểm mô tả của Barnet & Hunter (1998) về chi Geotrichum. Các đặc điểm mô tả về sợi nấm, bào tử cũng tương tự với mô tả của Watanabe (2002) về loài Geotrichum candidum. Theo tài liệu của Snowdon (1991) đã ghi nhận nấm Geotrichum candidum là tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên trái cà chua.
Hình 3.5. Triệu chứng và tác nhân gây thối trái do nấm Geotrichum sp.
A: Triệu chứng quan sát bằng mắt thường tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh B: Triệu chứng quan sát bằng kính soi nổi tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bệnh C &D: Tản nấm tại thời điểm 7 ngày sau khi nuôi cấy trên môi trường PDA E: Bào tử ở vật kính E40
A B
C D
3.2.5 Bệnh thối do nấm Aspergillus spp.
3.2.5.1 Triệu chứng
Sau khi tiến hành lây nhiễm nấm Aspergillus spp. trở lại trên trái cà chua,
nhận thấy có hai dạng triệu chứng tương ứng với hai dạng tản nấm của Aspergillus spp. trên môi trường PDA.
+ Dạng 1: Sau 5 ngày lây bệnh, trên trái xuất hiện vết bệnh có đường kính 3 cm, trên mơ trái phủ lớp nấm màu nâu với rìa màu trắng, phàn mô bệnh bị nứt, lõm và nhũn nước, vết bệnh có dạng hình trịn và đạt kích thước 3 cm. Đến 7 ngày sau khi lây bệnh, phần mô bệnh và lớp nấm màu nâu phủ lên trên lan rộng ra khắp trái, phần mô xung quanh vết bệnh chuyển sang màu vàng cam, bị lõm sâu làm vỏ trái nhăn nheo và nhũn nước (Hình 3.6 A - B).
+ Dạng 2: Sau 5 ngày lây bệnh, trên trái xuất hiện vết bệnh hình trịn có đường kính 0,7 cm, phần mơ bệnh bị lõm vào và nứt. Vết bệnh phát triển khá chậm so với dạng một và đạt đường kính 3 cm sau 20 ngày lây bệnh. Lúc này, trên mơ bệnh có một lớp nấm màu xanh dương phủ trên phần tâm vết bệnh và các vết nứt, phàn mô xung quanh vết bệnh chuyển sang màu vàng cam nhưng mô bệnh vẫn cứng và khơng bị nhũn nước (Hình 3.7 A).
3.2.5.2 Tác nhân gây bệnh
Đặc điểm của tản nấm
Khi nuôi cấy trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng quan sát thấy nấm
Aspergillus spp. có 2 dạng tản nấm:
+ Dạng 1: Sau 3 ngày nuôi cấy, tản nấm là sợi nấm trắng, mọc sát bề mặt môi trường, phát triển hết đĩa petri và ở tâm xuất hiện một vùng nấm màu nâu chứa bào tử có đường kính 3,4 cm. Sau 7 ngày nuôi cấy, mặt trên tản nấm là một lớp nấm bột màu nâu, mọc sát bề mặt mơi trường, có các vịng đồng tâm với rìa màu trắng. Mặt dưới đĩa Petri có màu trắng đục, rìa khơng đều (Hình 3.6 C - D).
+ Dạng 2: Sau 3 ngày nuôi cấy, tản nấm là sợi nấm màu trắng, mọc sát bề mặt môi trường, phát triển đầy đĩa Petri và ở tâm xuất hiện một vùng nấm màu xanh dương mang bào tử có đường kính 4,7 cm. Sau7 ngày ni cấy, mặt trên tản nấm là lớp nấm bột màu xanh dương, có các vịng đồng tâm và rìa màu trắng. Mặt dưới của đĩa Petri có màu trắng đục, rìa khơng đều (Hình 3.7 B - C).
Đặc điểm của bào tử
+ Dạng 1: sợi nấm không màu, phân nhánh và có vách ngăn. Cành bào đài không màu, hơi cong, mọc trực tiếp từ sợi nấm; cuống đính nhiều thể bình; bào tử
có màu nâu hình trịn hoặc hình trứng kết nối với nhau tạo thành chuỗi trên các thể bình. Bào tử có đường kính từ 2,5-4 µm (Hình 3.6 E - F).
+ Dạng 2: sợi nấm không màu, phân nhánh và có vách ngăn. Cành bào đài không màu, hơi cong, mọc trực tiếp từ sợi nấm, cuống đính nhiều thể bình; bào tử màu xanh nhạt, có hình trịn hoặc hình trứng, gắn kết với nhau tạo thành chuỗi dài trên mỗi thể bình. Bào tử có đường kính 2-3,25 µm (Hình 3.7 D - E).
Đặc điểm hình thái của hai dạng nấm quan sát được giống với mô tả của Barnett và Hunter (1998) về chi Aspergillus. So sánh các đặc điểm về triệu chứng
gây hại, sự phát triển của tản nấm, bào tử và cành bào đài được ghi nhận cho thấy đây là hai loài Aspergillus khác nhau. Theo tài liệu của Watanabe (2002), Ruiqian và ctv. (2004), Burgess và ctv. (2009) cho thấy dạng một có thể là nấm A. niger cịn dạng hai có thể là nấm A. flavus.
Hình 3.6 Triệu chứng và tác nhân gây thối trái do nấm Aspergillus spp. dạng 1
A: Triệu chứng tại thời điểm 3 ngày sau khi lây bênh B: Triệu chứng tại thời điểm 7 ngày sau khi lây bênh C&D: Tản nấm tại thời điểm 7 ngày sau khi nuôi cấy E: Cành bào đài ở vật kính E40
A B
C D
Hình 3.7 Triệu chứng và tác nhân gây thối trái do nấm Aspergillus spp. dạng 2
A: Triệu chứng tại thời điểm 20 ngày sau khi lây bênh B&C: Tản nấm tại thời điểm 7 ngày sau khi nuôi cấy