Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật thơng qua hành động và

Một phần của tài liệu lv_ngon_ngu_hoc_32__1525 (Trang 40 - 44)

đối thoại.

Bên cạnh miêu tả tính cách thơng qua ngoại hình, trong những tiểu thuyết cổ

điển Trung Quốc, những sự kiện trong cốt truyện đóng vai trị quan trọng nên

tác giả thường miêu tả tính cách nhân vật thơng qua hành động của nhân vật. Bởi, xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động góp phần đáng kể vào việc thể hiện tính cách nhân vật. Và những hành động của nhân vật được các tác giả miêu tả sinh động sẽ có tác dụng lơi cuốn, hấp dẫn người đọc. Nhưng cũng như đã đề cập ở phần cốt truyện, càng về sau cốt truyện của những tiểu thuyết

"uyên ương hồ điệp" càng ngày càng ít xung đột và sự kiện. Vì vậy, hành động của nhân vật cũng giảm dần mà thay vào đó là những diễn biến tâm lý.

Song bên cạnh đó, Từ Chẩm Á vẫn khắc họa tính cách của các nhân vật thông qua một số hành động tiêu biểu. Trong đó đặc biệt là hành động chơn hoa của Mộng Hà:

“Mộng Hà trông thấy hoa rụng mà thốt lên: “Đa tình ta lại cười ta, yêu hoa là

tính, thương hoa là tình”.

Trơng xuống gốc cây thấy hoa lấm láp mà ai ngao ngán cho đời: “Chơi hoa lúc hãy còn tươi, đến khi hoa rụng ai người thương hoa!”

Bắt chước Giả Bảo Ngọc ngày xưa, lần thần ra nhặt những cánh hoa rụng

đem chôn một đống.” [4; tr.22].

Lê Ảnh trơng mộ hoa mà xót xa cho phận mình:

“Đêm lạnh như tuyết, bóng trăng tờ mờ, ước chừng non nửa đêm,

thấy có tiếng khóc sùi sụt, ngóc dậy rồi ngó ra, thấy một người con gái mặc áo trắng đứng ở bên cây lê mà khóc thầm.

Người ấy là ai?

Chính là Bạch Lê Ảnh, Lê Ảnh làm sao mà khóc hoa? Đã một người chơn hoa, lại một người khóc hoa! Hoa ơi! Thơi hoa đừng khóc

nữa mà hoa nên cười, gặp người tri kỷ may đời cho hoa.

Nước mắt ngồi nhìn người nước mắt; Đau lòng lại gặp khách đau lòng.” [4; tr.22].

Như đã nói ở trên, một trong những đặc tính của cả nhân vật nam và nữ trong

tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" nói chung và tiểu thuyết Từ Chẩm Á nói riêng là bên cạnh vẻ đẹp và tài năng, những nhân vật này còn rất nhạy cảm và

đa tình. Mộng Hà từ nhỏ đã yêu thích Hồng lâu mộng, thích những tập văn chương âu sầu, đau thương. Đặc biệt mỗi khi đọc đến đoạn Lâm Đại Ngọc

chơn hoa lại càng buồn bã. Vì vậy mà khi thấy hoa rụng, Mộng Hà không khỏi đau lịng, thương cảm mà nhặt hoa đem chơn. Cịn Lê Nương kia lại thấy hoa rụng mà khóc thương hoa, cũng là người đa sầu, đa cảm chẳng khác gì Lâm Đại Ngọc thuở trước. Thơng qua đoạn trích miêu tả hành động của nhân vật Mộng Hà, Từ Chẩm Á đã khắc họa một chàng Mộng hà đa tình

nhưng cũng đa tình; một góa phụ Lê Nương yếu đuối, nhạy cảm.

Ngồi việc miêu tả tính cách nhân vật thơng qua ngoại hình và hành động, Từ Chẩm Á cũng chú ý và dụng công miêu tả nhân vật qua đối thoại. Mặc dù

đối thoại trong tiểu thuyết Từ Chẩm Á không nhiều.

Khi mối tình của Mộng Hà và Lê Nương bị thầy giáo Lý phát hiện, hai người hẹn gặp nhau. Thông qua đối thoại của hai nhân vật, chúng ta có thể thấy

được tính cách của từng nhân vật:

“Mộng Hà cũng khóc mà rằng: Khơng phải, tơi cũng chỉ tự ốn mình tơi đấy

thơi. Nhưng hai tình đã đến thế này cũng chẳng làm sao được nữa. Trời xanh độc địa, cố ý làm cho mình phải chia rẽ, nên mới để ác ma được toại mưu

gian, nỗi ngăn trở sau này chắc chắn sẽ còn nhiều lắm. Kế lại hậm hực mà nói rằng: “Thằng giặc này quyết khơng để được, tơi sẽ phải khu trừ nó đi cho tuyệt mối lo về sau này.”[3; 128].

Lê Nương biến sắc mà rằng:

“Không nên thế, không nên thế. Anh muốn một mình hắn biết chuyện hay muốn cả mọi người cùng biết hay sao? Hắn đã dị biết được chuyện bí mật của mình, nay hắn chỉ nhích lưỡi hé mơi là chuyện của mình vỡ lở. Vậy anh phải lấy đạo nghĩa mà giao thiệp với hắn, cùng hắn vẫn thân mật như ngày

trước, tựa hồ như khơng biết chuyện gì. Nếu hắn mà cịn có lương tâm, tất

chịu sức cảm hóa của anh mà sinh ra lịng hổ thẹn.”[3;129].

Tính cách của nhân vật Mộng Hà và Lê Nương ngày càng hiện rõ hơn thông

qua đoạn đối thoại trên: Mộng Hà là người nhu nhược, suy nghĩ không được

thấu đáo, hành động cịn q nơng cạn, trong khi Lê Nương tuy là phụ nữ

nhưng có phần lý trí hơn, suy nghĩ trước sau đều cân nhắc hơn thiệt.

Chúng ta cũng sẽ bắt gặp tình huống tương tự trong đoạn đối thoại của nhân vật Giát Phu và Lê Vân (Giấc mộng nàng Lê):

“Bấy giờ trong nhà duy có Lê Vân với Giát Phu. Giát Phu khơng thể cầm lòng, bèn sang phòng Lê Vân đến bên giường sẽ gọi mấy tiếng. Lê Vân vén màn trông xem bất giác cả kinh mà rằng:

Công tử sao mà đến đây làm gì?

Giát Phu khơng biết nói làm sao, sẵn mỗi thương tâm, liền giàn dụa hai hàng

nước mắt, giọt châu thánh thót rơi cả vào bàn tay Lê Vân. Lê Vân thương

cảm vô cùng, bất giác cũng rưng rưng hàng lệ. Hai người nhìn nhau phẳng lặng, khơng nói gì cả. Một lúc lâu, Lê Vân giục Giát Phu đi ra. Giát Phu chưa chịu ra. Lê Vân đương lúc nặng lịng cảm kích bỗng buột miệng nói ra rằng:

Cơng tử nên đi ra đi. Cái thịnh tình của cơng tử tơi đã biết lắm rồi. Nay tôi

đương ốm, công tử muốn tỏ tình thương tơi; nhưng tơi e rằng chính là công tử

sẽ để lụy cho tôi; công tử há lại nỡ lòng sao?”[6; 33]

Sự khác biệt trong tính cách của nhân vật Giát Phu và Lê Vân cũng giống

như sự khác biệt trong tính cách của Mộng Hà và Lê Nương. So với nhân vật

nữ, các nhân vật nam có phần nhu nhược, dễ xúc động, thường bị chi phối bằng tình cảm nhiều hơn. Cịn các nhân vật nữ lại tự chủ, quyết đốn, táo bạo

hơn. Với cách miêu tả nhân vật này, Từ Chẩm Á đã mang lại màu sắc, âm hưởng mới so với những tiểu thuyết cũ về hình tượng nhân vật nữ.

Có thể thấy rằng, tiểu thuyết "uyên ương hồ điệp" đã thành công trong việc miêu tả tính cách thơng qua hành động và đối thoại giữa các nhân vật. Bởi những hành động, những lời thoại nhân vật xuất phát từ chính những suy nghĩ, những diễn biến tâm lý, tính cách bên trong của nhân vật. Đó là một trong những phương diện đặc trưng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nói riêng và nghệ thuật tiểu thuyết nói chung.

Một phần của tài liệu lv_ngon_ngu_hoc_32__1525 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)