So với thực tiễn quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh tiền giang (Trang 66 - 70)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.4.2. So với thực tiễn quản lý

Thực tiễn địa phƣơng cũng rất quan tâm đến phát triển du lịch sinh thái của tỉnh, lần đầu Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 04/5/2017 của về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Từ kết quả nghiên cứ và thực tiễn quản lý cần xác định các nhiệm vụ và từng bƣớc thực hiện giải pháp cơ bản có liên quan đến các nhân tố của mơ hình nhƣ sau:

Nhóm giải pháp cần sớm thực hiện:

Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, trong đó khó nhất

là cù lao Thới Sơn, Cồn Ngang nhƣng Cồn Ngang lại nằm trong khu vực phòng thủ cần phải trao đổi với quân khu để định hƣớng đầu tƣ;

Thứ hai, Xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Hội đồng nhân dân ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ;

Thứ ba, Xây dựng bộ sản phẩm du lịch thông minh: wifi miễn phí, bản đồ điện tử… hỗ trợ khách du lịch; tổ chức tuần lễ thể thao, văn hóa du lịch để quáng bá và mời gọi đầu tƣ nhƣng cần thẩm định kỹ nhà đầu tƣ, nhất là nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Thứ tư, Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ du lịch, đầu tƣ hạ tầng để triển khai sớm

dự án đã có trong danh mục đầu tƣ ở thành phố Mỹ Tho, huyện Tân Phƣớc, huyện Cái Bè, huyện Gị Cơng Đơng…

Thứ năm, Tiến hành sơ kết Nghị quyết 54/NQ/HĐND tỉnh về phát triển du lịch để đánh giá những mặt đƣợc và chƣa đƣợc;

Thứ sáu, Quảng bá xúc tiến du lịch thông qua cơ quan truyền thơng, thực hiện

nghiêm túc Luật Du lịch vì nó tác động đến kết quả du lịch;…

Nhóm giải pháp lâu dài:

Một là, Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch: du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hố cao; tạo việc làm; Nâng cao ý thức của ngƣời dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong xây dựng, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, bảo vệ hình ảnh, mơi trƣờng, góp phần phát triển du lịch bền vững; khơng ngừng nâng cao uy tín, thƣơng hiệu và sức thu hút của du lịch Tiền Giang…

Hai là, Xây dựng chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển du lịch: Ban hành cơ chế, chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tƣ phát triển du lịch theo hƣớng cơ cấu lại ngành du lịch. Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; Đa dạng hóa các loại hình đầu tƣ; tạo cơ chế thuận lợi, thơng thống cho các dự án đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch, sản phẩm lƣu niệm, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, vốn và nhân lực của cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài…

Ba là, Cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch theo hƣớng tập trung nguồn lực, xây dựng các khu vực trọng điểm, tạo động lực phát triển du lịch; Ƣu tiên đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái sông nƣớc miệt vƣờn, du lịch biển, du lịch văn hoá, tâm linh và du lịch cộng đồng tại các địa phƣơng có tiềm năng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao; nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hƣớng hiện đại, khác biệt; đổi mới phƣơng thức và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá gắn với sản phẩm và thị trƣờng; bảo đảm môi trƣờng du lịch an toàn, văn minh…; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch; xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành

mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi để ngƣời dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hƣởng lợi từ du lịch; có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch.

Bốn là, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thúc đẩy phát triển du lịch

Năm là, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch: Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lƣợng lao động trong ngành du lịch; Đào tạo lại về nghiệp vụ, ngoại ngữ và kỹ năng phục vụ cho nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch; đào tạo đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh tại các khu du lịch, khu di tích lịch sử, văn hóa,… Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt là ngƣời dân tại các khu du lịch, nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện và ý thức chấp hành quy định pháp luật.

Sáu là, Liên kết phát triển du lịch: Hợp tác các tỉnh xây dựng tour, tuyến du

lịch liên kết, phát triển sản phẩm đặc trƣng, mang đậm nét văn hóa truyền thống của các địa phƣơng, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch…

Bảy là, Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch: Kiện

toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch theo hƣớng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả; nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch và các Hiệp hội nghề nghiệp khác trong hỗ trợ phát triển du lịch. Mở rộng các điểm cung cấp thông tin, hƣớng dẫn và hỗ trợ khách du lịch. Xây dựng quy tắc ứng xử văn minh khi tham gia các hoạt động, sử dụng dịch vụ du lịch ở Tiền Giang, góp phần xây dựng mơi trƣờng du lịch an ninh, an toàn, thân thiện và văn minh;… Đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; xử lý dứt điểm tệ nạn đeo bám, ép khách.

Để có lộ trình thực hiện và kiểm điểm trách nhiệm của các sở, ban, ngành đƣợc phân công, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã xây dựng kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 05/5/2017. Bƣớc đầu đã tổ chức thành công 2 cuộc hội thảo và hiện các nhà đầu tƣ đang thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tìm sản phẩm du lịch mang nét đặc thù cho tỉnh; đồng thời kết hợp phát triển đô thị thông minh gắn kết ứng dụng công nghệ 4.0 từng bƣớc triển khai công nghệ thông tin gắn với phát triển du lịch tại thành phố Mỹ Tho. Các huyện có nét đặc thù riêng cũng từng bƣớc đầu tƣ theo quy hoạch: nhƣ phát triển tuor du lịch miệt vƣờn cù lao Tân Phong ở huyện Cai Lậy với nhà cổ Đơng Hịa Hiệp ở huyện Cái Bè vừa đƣợc công nhân là sản phẩm phi vật thể cấp quốc gia; du lịch sinh thái Hoa Đăng ở huyện Tân Phƣớc gắn với tour du lich tâm linh Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác…

TĨM TẮT CHƢƠNG 4

Chƣơng này đã trình bày kết quả của nghiên cứu định lƣợng bao gồm thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tƣơng quan, phân tích hồi quy và kiểm định mơ hình hồi quy của các nhân tố.

Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra, có 6 nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang và đƣợc sắp xếp theo mức độ ảnh hƣởng giảm dần: Môi trƣờng tự nhiên (MT), Giá cả dịch vụ hợp lý (GC), Chất lƣợng nguồn nhân lực (NL), An ninh trật tự và an toàn (AN), Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ (HT) và Cơ sở vật chất kỹ thuật (CS). Đồng thời, nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt về mức độ hấp dẫn du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang giữa các nhóm du khách nội địa có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và địa điểm nơi sống.

Chƣơng tiếp theo sẽ đƣa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự phát triển của du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tỉnh tiền giang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)