Theo kết quả của mơ hình hồi qui đã thực hiện ở Chương 2, ta thấy việc gia tăng tính thanh khoản sẽ góp phần làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Do một số yếu tố như: gia tăng hình ảnh, thương hiệu, kịp thời đáp ứng được những thay đổi bất thường từ phía khách hàng, Tuy nhiên, việc gia tăng thanh khoản bằng cách giữ nhiều tiền và các khoản tương đương tiền sẽ làm mất đi khả năng sử dụng khoản tài chính này cho các hoạt động khác sinh lợi nhiều hơn. Do đó, cần có một cơ cấu hợp lý giữa việc nắm giữ các tài sản thanh khoản cao và các tài sản khác nhằm đảm bảo lợi nhuận ngân hàng đạt được là cao nhất với một chi phí hiệu quả. Việc gia tăng thanh khoản cũng là quá trình làm giảm bớt rủi ro thanh khoản có thể thực hiện bằng một số biện pháp như:
Các ngân hàng cần cơ cấu lại tài sản và nợ cho phù hợp. Các ngân hàng cần xem xét lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn vơi cho vay trung và dài hạn, giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn.
Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHTW để đối phó với các dịng tiền đi ra và các tài sản cỏ tính lỏng cao khác). Làm như vậy để đảm bảo dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động để đối phó với các dịng tiền đi ra.
Thực hiện tốt khe hở lãi suất bằng cách hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường; cần có cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền, rút tiền trước kỳ hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn khơng chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại được tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng bởi vì so ra vẫn cịn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Chính điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Tiếp theo đó là cần thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn. Sự không cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng là lý do ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản trong thời gian qua. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng ngắn hạn và trung, dài hạn nhưng thời hạn cụ thể khác nhau cũng làm cho ngân hàng khó khăn trong việc kiểm sốt dịng tiền ra và dịng tiền vào của mình.
Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro. Thị trường tiền tệ phái sinh ở Việt Nam còn hạn chế nhưng đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ. Khi thị trường giao sau đi vào hoạt động, các ngân hàng sẽ có nhiều biện pháp hơn để thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Hợp đồng cầm cố (REPO) là công cụ khá hiệu quả trong việc tạo tính lỏng cao cho các chứng khốn nợ và cơ cấu tài sản nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng một cách nhanh chóng. Hợp đồng kỳ hạn và tương lại cũng là những công cụ để cầm giữ lãi suất giao dịch nhằm hạn chế rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đặt biệt là những hợp đồng hoán đổi là cơng cụ để ngân hàng có thể cơ cấu lại tài sản nợ, tài sản có trên bảng cân đối tài sản của mình, nhằm hạn chế tác động của rủi ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn.