Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định đặt xe bằng ứng dụng công nghệ di động (Trang 30 - 33)

Nguồn: Venkatesh và các đồng sự (2003) Trong Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT, “Hành vi sử dụng” sẽ chịu tác động trực tiếp từ “Ý định sử dụng” và “Điều kiện thuận lợi”. Trong đó, “Điều kiện thuận lợi đề cập đến mức độ mà một cá nhân tin rằng một tổ

chức cùng hạ tầng kỹ thuật tồn tại nhằm hỗ trợ việc sử dụng hệ thống”15 (Venkatesh và đồng sự, 2003, trang 453) chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác và kinh nghiệm. Venkatesh và đồng sự đã điều chỉnh thang đo “Điều kiện thuận lợi” từ 3 khái niệm: kiểm soát nhận thức hành vi (trong TPB, C-TAM-TPB), điều kiện xúc tiến (trong MPCU) và sự tương thích (trong IDT).

“Ý định sử dụng” sẽ chịu tác động từ 3 yếu tố:

− “Hiệu quả mong đợi đề cập đến mức độ mà khách hàng tin rằng việc sử dụng

hệ thống sẽ giúp họ đạt được hiệu quả công việc”16 (Venkatesh và đồng sự, 2003, trang 447), chịu sự tác động của giới tính và tuổi tác. Venkatesh và đồng sự đã điều chỉnh thang đo “Hiệu quả mong đợi” từ 5 khái niệm: cảm nhận sự

15 Nguyên tác: “Facilitating conditions are defined as the degree to which an individual believes that an organizational and technical infrastructure exists to support use of system”.

16 Nguyên tác: “Performance expectancy is defined as the degree to which an individual believes that a using

Hiệu quả mong đợi

Nổ lực mong đợi

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

20

hữu ích (TAM/ TAM rút gọn/ C-TAM-TPB), động lực bên ngồi (MM), quan hệ với cơng việc (MPCU), lợi thế tương đối (IDT) và mong muốn thành quả (SCT).

− “Nổ lực mong đợi đề cập đến mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ

thống”17 (Venkatesh và đồng sự, 2003, trang 450), chịu ảnh hưởng của giới tính, tuổi tác và kinh nghiệm. Venkatesh và đồng sự đã điều chỉnh thang đo “Nổ lực mong đợi” từ 3 khái niệm: Cảm nhận dễ sử dụng (TAM/TAM2), sự phức tạp (MPCU) và vận hành đơn giản (IDT).

− “Ảnh hưởng xã hội đề cập đến mức độ mà một cá nhân cảm nhận được rằng

những người quan trọng với mình nghĩ là mình nên sử dụng hệ thống mới”18

(Venkatesh và đồng sự, 2003, trang 451) chịu ảnh hưởng bởi giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, tự nguyện sử dụng. Venkatesh và đồng sự đã điều chỉnh thang đo “Ảnh hưởng xã hội” từ 3 khái niệm: chuẩn chủ quan (trong TRA, TAM rút gọn), yếu tố xã hội (trong MPCU) và yếu tố hình tượng (trong IDT). Một điểm khác biệt rõ nét của UTAUT so với các mơ hình và lý thuyết trước đó là sự có mặt của 4 biến điều tiết: Giới tính, Tuổi tác, Kinh nghiệm, Tự nguyện sử dụng.

UTAUT được đánh giá là mơ hình hiệu quả nhất trong việc phân tích Hành vi khách hàng, giải thích được 70% Ý định sử dụng, tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nghiên cứu mà ta có thể điều chỉnh sao cho phù hợp vì cơ bản UTAUT cũng chỉ mang tính chất tương đối.

2.3.6 Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2

Năm 2012, Venkatesh và các đồng sự của ông đã đưa ra mơ hình lý thuyết UTAUT2 bằng cách bổ sung thêm các yếu tố và các mối quan hệ mới vào trong mơ hình UTAUT ban đầu cũng như điều chỉnh lại các mối quan hệ hiện có.

Trong UTAUT2, tác giả lược bỏ yếu tố điều tiết Tự nguyện sử dụng và thiết lập thêm mối quan hệ giữa “Điều kiện thuận lợi” và “Ý định hành vi”, mối quan hệ này

17 Nguyên tác: “Effort expectancy is defined as the degree of ease associated with the use of the system.”

18 Nguyên tác: “Social influence is defined as the deree to which an individual perceives that important others believe he or her should use the new system”.

21

chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm. Đồng thời ơng bổ sung thêm 3 yếu tố mới có tác động đến “Ý định hành vi” và “Hành vi sử dụng” là “Gía trị giá cả”, “Động lực học”, và “Thói quen”. Trong đó:

- “Động lực học được định nghĩa là sự vui thích và hài lịng bắt nguồn từ việc

sử dụng công nghệ”19 (Venkatesh và đồng sự, 2012, trang 161), chịu ảnh hưởng

bởi tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm.

- “Gía trị giá cả được định nghĩa là sự cân bằng nhận thức của người tiêu dùng

giữa lợi ích được nhận thấy từ các ứng dụng và chi phí bằng tiền để sử dụng chúng (Dodds và cộng sự, 1991). Giá trị của giá là tích cực khi lợi ích của việc sử dụng một công nghệ được cho là lớn hơn chi phí tiền tệ và giá trị như vậy có tác động tích cực đến ý định.”20 (Venkatesh và đồng sự, 2012, trang 161) chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác và giới tính.

- “Thói quen là một cấu trúc nhận thức phản ánh kết quả của những kinh nghiệm

trước đó.”21 (Venkatesh và đồng sự, 2012, trang 161), chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm.

19 Nguyên tác: “Hedonic motivation is defined as the fun or pleasure derived from using a technology”.

20 Nguyên tác: “price value as consumers’ cognitive tradeoff between the perceived benefits of the applications and the monetary cost for using them (Dodds et al. 1991). The price value is positive when the benefits of using a technology are perceived to be greater than the monetary cost and such price value has a positive impact on intention.”

22

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến quyết định đặt xe bằng ứng dụng công nghệ di động (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)