6. Cấu trúc của luận văn
2.3 Phân tích môi trường nội bộ của VNPT Vũng Tàu
2.3.4 Phân tích các hoạt động kinh doanh
2.3.4.1 Hoạt động Marketing
Hiện tại, công tác marketing của VNPT được Phòng Điều hành Nghiệp vụ – Trung tâm Kinh doanh quản lý. Đây là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu,
72
giúp lãnh đạo VNPT quản lý, chỉ đạo và điều hành trong công tác kinh doanh, tiếp thị (Marketing) tất cả các dịch vụ. Tại các điểm giao dịch của VNPT Vũng Tàu, công tác marketing được một bộ phận chuyên biệt đảm nhiệm. Phụ thuộc vào tình hình thực tế tại đơn vị, tên gọi của bộ phận này cũng như quy mô, phạm vi và chức năng của chúng cũng chưa được thống nhất. Nhìn chung, các bộ phận này mới đáp ứng được một phần chức năng của marketing, các chức năng như phân tích thị trường, đối thủ, lập kế hoạch và kiểm soát các khâu liên quan hầu như chưa được đề cập đến.
Tại các điểm giao dịch, nhân viên giao dịch cũng chưa được đào tạo về nghiệp vụ marketing nên mối quan hệ với khách khi đến giao dịch cịn bị xem nhẹ.
Nhìn chung sự phối hợp của các bộ phận trong lĩnh vực marketing chưa đủ để marketing phát huy được vai trị của nó vì thế, để giải quyết điều này không cách nào khác hơn là nhận thức về marketing ứng dụng trong lĩnh vực VT-CNTT, phổ cập nhận thức này tới các cán bộ nhân viên trong ngành. Thêm vào đó, cần chuẩn hố quy trình marketing, xây dựng phương pháp lập kế hoạch marketing, ứng dụng CNTT để cung cấp các công cụ hữu hiệu quản trị các hoạt động marketing phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý xây dựng chiến lược kinh doanh.
2.3.4.2 Đổi mới công nghệ
Từ cơ sở vật chất đến hạ tầng VT-CNTT hiện có, VNPT Vũng Tàu hồn tồn có thể làm chủ được cơng nghệ viễn thơng cũng như công nghệ thông tin để phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất. Hiện nay đối với lĩnh vực viễn thông, VNPT Vũng Tàu đã và đang triển khai công nghệ 4G/LTE sắp tới là 5G, công nghệ này cung cấp băng thông rộng hơn, truyền tải dữ liệu nhanh hơn, dung lượng lớn hơn, được đánh giá là điều kiện lý tưởng để triển khai các dịch vụ truyền hình trực tuyến, video HD, game online, đem lại các ứng dụng đa dạng. Không những thế VNPT Vũng Tàu cịn phát triển cơng nghệ điện toán đám mây và được ứng dụng trong việc kinh doanh, quản lý giúp cho hiệu suất kinh doanh cũng như quản lý của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể. Ngày nay, công nghệ lạc hậu sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy VNPT Vũng Tàu cần phải cố gắng, nỗ lực tập trung đầu tư ứng dụng các thành tựu
73
khoa học, công nghệ hiện đại cho việc điều hành sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường VT-CNTT.
2.3.4.3 Chăm sóc khách hàng
Cơng tác CSKH sử dụng dịch vụ VT-CNTT thời gian qua đã được VNPT Vũng Tàu quan tâm thực hiện bằng các hình thức như CKTM, và các chính sách CSKH. Việc thực hiện chính sách CKTM mới được thực hiện tại một số đơn vị lớn còn các đơn vị khác chưa thực sự quan tâm, thực hiện triệt để do nhiều lý do khác nhau. Về chính sách CSKH đối với khách hàng lớn, khách hàng đặc biệt sử dụng dịch vụ VT-CNTT đã được nhiều đơn vị quan tâm thực hiện do vậy tỷ lệ khách hàng lớn huỷ bỏ dịch vụ không nhiều. Đối với những khách hàng vừa và thấp, nhiều đơn vị chưa có chính sách và hành động cụ thể, quyết liệt, điều này dẫn tới thời gian qua Viettel, FPT đã lôi kéo được một phần khách hàng ở các phân khúc này chuyển sang sử dụng dịch vụ của mình. Về tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của khách hàng, VNPT Vũng Tàu tăng cường công tác hướng dẫn, trợ giúp khách hàng, cố gắng giải quyết khiếu nại triệt để, hạn chế khiếu nại vượt cấp, hạn chế các khiếu nại không cần thiết của khách hàng.
2.3.4.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển dịch vụ VT-CNTT của VNPT
Hoạt động R&D dịch vụ VT-CNTT được VNPT giao cho phòng Phát triển thị trường – Khối quản lý thực hiện việc NCTT. VNPT cịn ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chế độ nhằm thu hút, khuyến khích nhân viên tại các phịng ban chức năng và trung tâm viễn thơng tích cực tham gia đóng góp sáng kiến cải tiến áp dụng vào thực tiễn sản xuất kinh doanh dịch vụ. VNPT Vũng Tàu có lợi thế hơn đối thủ về tiềm lực R&D cùng với kinh nghiệm của nhà khai thác đi trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số kết quả của hoạt động R&D dịch vụ viễn thông hiện vẫn chưa chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của VNPT Vũng Tàu, các đề xuất, sáng kiến không phù hợp với năng lực của VNPT Vũng Tàu và đòi hỏi của thị trường cạnh tranh. Vì vậy cần phải tích cực thúc đẩy, khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật thiết thực hơn nữa.
74
2.3.5 Tổng hợp phân tích môi trường nội bộ của VNPT Vũng Tàu
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp phân tích mơi trường nội bộ của VNPT Vũng Tàu
75
CHƯƠNG 3
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CHO VNPT VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
3.1 Định hướng kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Vũng Tàu 3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông của nhà nước 3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ viễn thông của nhà nước
Theo định hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2025 “Với công nghệ thông tin và truyền thông làm nòng cốt, Việt Nam sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội trở thành một nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thơng tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước”. Cụ thể như sau:
Mục tiêu chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, hạ tầng quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Rà sốt, hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực để thúc đẩy phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi thế, nghiên cứu phát triển hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của kinh tế số, xã hội số.
Thúc đẩy triển khai thương mại 5G với các thiết bị Made in Viet Nam theo đúng lộ trình. Đảm bảo vai trị dẫn dắt của Việt Nam trong khu vực ASEAN trong nghiên cứu, sản xuất và triển khai thương mại 5G. Ban hành quy hoạch băng tần cho 5G; tổ chức đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G.
Thúc đẩy chương trình smartphone giá rẻ Made in Viet Nam, hướng tới mục tiêu mỗi người dân 1 máy smartphone; Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 60% hộ gia đình, 100% xã phường; 100% các thơn được phủ sóng di động hoặc Internet; trên 90% số người sử dụng điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh; trên 95% gia đình có sử dụng ít nhất 01 thiết bị thơng minh. Phát triển Internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn.
Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các phương án bảo đảm thông tin liên lạc tại các thời điểm trước, trong và sau khi diễn ra các sự kiện lớn của Đất nước.
76
Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế thí điểm để thúc đẩy phát triển các dịch vụ mới, mở rộng không gian mới cho các doanh nghiệp viễn thông: triển khai mobile money và các hạ tầng số mới như định danh điện tử, cloud, AI…
Ban hành Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi IPv6 cho cơ quan nhà nước (IPv6 For Gov) giai đoạn 2021-2025 để tăng cường việc ứng dụng IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ cơ quan nhà nước. Mở rộng kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối với trạm trung chuyển Internet (IXP) tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX.
Tiếp tục triển khai các biện pháp xử lý triệt để rác viễn thông (SIM rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo), bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngvới mục đích phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.
Tổng kết thi hành Luật Viễn thông; Luật Tần số; triển khai Nghị định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần được đấu giá.
3.1.2 Định hướng phát triển của Tập đoàn VNPT
Tập đoàn BCVT Việt Nam đã có định hướng phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào các điểm sau:
- Phát triển rộng khắp về mạng lưới, tiên tiến về công nghệ, đa dạng về dịch vụ, linh hoạt trong quản lý, bảo đảm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông hiện đại, đồng bộ, cung cấp các dịch vụ viễn thông, CNTT và truyền thông.
- Tập trung kinh doanh các dịch vụ đem lại doanh thu và hiệu quả cao; đột phá trong phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và CNTT; mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực truyền thông và kinh doanh thương mại nhằm phát huy lợi thế tổng hợp, đặc biệt là lợi thế về cơng nghệ và mạng lưới; tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngồi; giữ vị trí hàng đầu trong cung cấp các dịch vụ VT-CNTT và truyền thông trên thị trường Việt Nam.
77
- Tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh quốc tế hiện có như liên kết mạng lưới kinh doanh lưu lượng, cho thuê hạ tầng, kinh doanh dịch vụ thông tin vệ tinh trong khu vực; lựa chọn đối tác chiến lược để hợp tác trong lĩnh vực đầu tư vốn, công nghệ, dịch vụ; đầu tư hạ tầng và dịch vụ vào các nước đang phát triển; cung cấp sản phẩm cơng nghiệp ra thị trường ngồi nước…
3.2 Chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông cho VNPT Vũng Tàu giai đoạn 2021 – 2025 2025
3.2.1 Mục tiêu
- Về phát triển mạng lưới: Phát triển mạng lưới 4G/5G ngang bằng 3G để thúc đẩy sử dụng mạng 4G/5G. Ứng dụng giải pháp CNTT vào quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lấy mục tiêu chính là tăng trưởng thuê bao, chiếm lĩnh thị phần để hoàn thành mục tiêu kế hoạch doanh thu. Mục tiêu đến năm 2025 của VNPT Vũng Tàu là: thị phần dịch vụ di động chiếm trên 30%, dịch vụ băng rộng trên 80%.
- Tập trung phát triển các dịch vụ mũi nhọn (di động, băng rộng, truyền hình trả tiền...); chuyển dịch cơ cấu dịch vụ truyền thống sang dịch vụ công nghệ thông tin, nội dung và giá trị gia tăng.
- Mục tiêu tăng trưởng một số dịch vụ trọng tâm như:
o Doanh thu dịch vụ băng rộng (FiberVNN+MegaVNN) tăng tối thiểu 12% so với năm trước.
o Doanh thu dịch vụ VinaPhone tăng tối thiểu 10%.
o Doanh thu dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến và vô tuyến: phấn đấu giữ mức suy giảm doanh thu dịch vụ không vượt quá 8%.
o Dịch vụ MyTV: phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu từ 15% trở lên.
o Dịch vụ nội dung giá trị gia tăng: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng tối thiểu từ 15% trở lên.
78
- Thuê bao: phấn đấu đạt mục tiêu của Tập đoàn đề ra trong năm 2021 đối với các dịch vụ chính:
o Dịch vụ Internet băng rộng: Phấn đấu phát triển mới thuê bao quang và chuyển đổi hoàn toàn thuê bao đồng sang quang trong năm 2021, thị phần tăng từ 2 -3%;
o Dịch vụ di động: phấn đấu tăng trưởng thị phần từ 2 – 3%.
3.2.2 Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh
3.2.2.1 Lựa chọn mơ hình phân tích
Căn cứ vào cơ sở lý luận trình bày trong chương 1 và đặc điểm tình hình của VNPT Vũng Tàu lựa chọn mơ hình ma trận SWOT để phân tích. Dựa vào kết quả phân tích ở chương 2 lập được bảng ma trận SWOT sau:
79
80
3.2.2.2 Lựa chọn phương án chiến lược
Với các chiến lược đề xuất trên, với lợi thế về cơ sở hạ tầng và đang hiện có một lượng lớn khách hàng, VNPT Vũng Tàu nên củng cố, giữ vững thị phần hiện có đồng thời phát triển mở rộng thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực VT-CNTT, VNPT Vũng Tàu cần tập trung hồn thiện khâu chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu thị trường, hoàn thiện và mở rộng kênh phân phối, chú trọng hoạt động marketing, xem trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin để mang lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích SWOT, các chiến lược kinh doanh của cơng ty có thể được lựa chọn bao gồm:
- Chiến lược xâm nhập thị trường
Chiến lược này giúp cho VNPT Vũng Tàu đạt được mục tiêu tăng thị phần. Nhưng khi mà các đối thủ cạnh trang có những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tương đường với VNPT Vũng Tàu và giá tốt hơn thì việc chỉ tăng thị phần bằng cách marketing mạnh mẽ thì vẫn chưa đủ. Và nhất là khi càng ngày các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin càng trở nên bão hoà.
- Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược này sẽ giúp VNPT Vũng Tàu tăng trưởng bằng con đường thâm nhập vào các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà VNPT Vũng Tàu đang cung cấp. Hiện nay, thị trường VT-CNTT ở khu vực trung tâm của Vũng Tàu đang phải cạnh tranh rất quyết liệt, còn những khu vực ngoại thành Vũng Tàu thì chưa được phát triển nhiều do mặt bằng dân trí và phân bố dân số khơng đều. Vì vậy để áp dụng chiến lược này cho VNPT Vũng Tàu thì ta sẽ thấy kết quả khơng được khả thi, như thế sẽ khiến cho VNPT Vũng Tàu không tận dụng được những thế mạnh đang có.
- Chiến lược phát triển sản phẩm
Ta có thể thấy với thế mạnh của VNPT Vũng Tàu là doanh nghiệp lâu đời và có uy tín, cùng với hạ tầng mạng viễn thông hiện đài và rộng khắp, công nghệ sử dụng tiên tiến và đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Kết hợp với những cơ hội như kinh tế, chính
81
trị, xã hội phát triển nên nhu cầu sử dụng viễn thơng tăng mạnh. Vì vậy để hồn thành các mục tiêu đã đề ra như thị phần dịch vụ di động chiếm trên 30%, dịch vụ băng rộng trên 80%; tập trung phát triển các dịch vụ mũi nhọn; chuyển dịch cơ cấu dịch vụ truyền thống sang dịch vụ công nghệ thông tin, nội dung và giá trị gia tăng VNPT Vũng Tàu cần thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm.
Hiện tại, VNPT Vũng Tàu đang có những sản phẩm thành cơng và đang trong giai đoạn chín muồi như dịch vụ MyTV, dịch vụ FiberVNN, các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng công nghệ 4G/LTE/5G, đi cùng với đó là khả năng nghiên cứu và phát triển hạ tầng tương đối tốt của VNPT Vũng Tàu. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh của VNPT Vũng Tàu cũng đưa ra được sản phẩm và có chất lượng tương đương với giá cạnh tranh. Từ những chiến lược mà VNPT Vũng Tàu có thể triển khai, tác giả sử dụng ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược phù hợp nhất, đó là các chiến lược dưới đây:
VNPT Vũng Tàu cần phải phát triển sản phẩm mới bằng cách tập trung vào các sản phẩm riêng biệt hoặc một nhóm sản phẩm dịch vụ để tạo sự khác biệt, hiệu quả. Cải tiến các tính năng của sản phẩm và dịch vụ là một cách tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, điều này giúp thay thế các tính năng cũ của sản phẩm để sản phẩm, dịch vụ được tối ưu hơn,