Thang đo Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR) Phương sai trích (Everage Variance Extracted-AVE) DVHTT 0.870 0.872 0.632 XPVP 0.862 0.868 0.687 KT 0.838 0.842 0.640 TTKT 0.833 0.834 0.626 TCDN 0.823 0.826 0.613 YDTTT 0.836 0.837 0.563
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
Theo Bảng 4.16, độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; độ tin cậy tổng hợp (CR) của các thang đo đều > 0,7; và phương sai trích của các thang đo đều > 0,5. Như vậy, kết quả kiểm định các thang đo này tốt và được chấp nhận.
4.3. Kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM
4.3.1. Phân tích SEM của mơ hình lý thuyết chuẩn hóa
Mơ hình có 05 khái niệm (biến độc lập) được đưa vào để kiểm định mức độ thích hợp gồm: (1) Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế; (2) Kiến thức về thuế của doanh nghiệp; (3) Tình trạng tài chính của doanh nghiệp; (4) Dịch vụ hỗ trợ thuế
của cơ quan thuế; (5) Xử phạt vi phạm pháp luật thuế. Biến phụ thuộc là Ý định tuân thủ thuế TNDN
Hình 4.2. Kết quả phân tích SEM của mơ hình lý thuyết chuẩn hóa Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
Theo Hình 4.2, kết quả phân tích SEM của mơ hình lý thuyết (chuẩn hóa) cho thấy mơ hình có 155 bậc tự do với giá trị Chi bình phương = 276,133 (p = 0,000); GFI = 0,901; TLI = 0,942; CFI = 0,952 (GFI, TLI, CFI > 0,9); Điều chỉnh bằng cách chia giá trị Chi bình phương cho bậc tự do ta được kết quả 1,782 (< 2); RMSEA = 0,056 < 0,08 (đạt). Các chỉ số đều đạt yêu cầu nên mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường.
4.3.2. Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng phương pháp ước lượng ML
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định mô hình bằng ML
Mối quan hệ Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa Trọng số hồi quy chuẩn hóa S.E. C.R. P Label YDTTT <--- DVHTT .165 .213 .046 3.623 *** YDTTT <--- XPVP .185 .204 .053 3.477 *** YDTTT <--- KT .296 .293 .059 4.989 *** YDTTT <--- TTKT .166 .158 .058 2.887 .004 YDTTT <--- TCDN .427 .409 .069 6.185 ***
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết bằng ML được trình bày ở Bảng 4.17 cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.
Kết quả kiểm định chuẩn hóa của mơ hình cho thấy có 05 yếu tố tác động dương đến Ý định tuân thủ thuế TNDN. Trong đó, yếu tố Tình trạng tài chính của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất (trọng số hồi quy chuẩn hóa là 0,409); yếu tố Kiến thức về thuế của doanh nghiệp có tác động ở vị trí thứ 2 (trọng số hồi quy chuẩn hóa là 0,293); yếu tố Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế có tác động ở vị trí thứ 3 (trọng số hồi quy chuẩn hóa là 0,213); yếu tố Xử phạt vi phạm pháp luật thuế có tác động ở vị trí thứ 4 (trọng số hồi quy chuẩn hóa là 0.204); và cuối cùng là yếu tố Công tác thanh tra, kiểm tra thuế (trọng số hồi quy chuẩn hóa là 0,158).
Kết quả cho thấy các biến độc lập gồm (1) Công tác thanh tra, kiểm tra thuế; (2) Kiến thức về thuế của doanh nghiệp; (3) Tình trạng tài chính của doanh nghiệp; (4) Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế; (5) Xử phạt vi phạm pháp luật thuế giải thích được 76% phương sai của biến phụ thuộc là Ý định tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4.3.3. Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng Bootstrap
Kiểm định Bootstrap là phương pháp lấy mẫu lại với kích thước mẫu n = 1000 để thay thế cho mẫu chính thức và đóng vai trị là đám đơng. Kết quả kiểm định mơ hình bằng Bootstrap cho thấy độ chệch và sai số của độ chệch so với phương pháp ước lượng ML có xuất hiện nhưng khơng lớn. Vì vậy, các ước lượng trong mơ hình nghiên cứu là đáng tin cậy.
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định mơ hình bằng Bootstrap với n = 1000
Tham số Sai lệch chuẩn (SE) Sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn (SE-SE) Trung bình (Mean) Độ chệch (Bias) Sai lệch chuẩn của độ chệch (SE-Bias) YDTTT <--- DVHTT .046 .001 .164 -.001 .001 YDTTT <--- XPVP .054 .001 .188 .002 .002 YDTTT <--- KT .078 .002 .298 .003 .002 YDTTT <--- TTKT .065 .001 .165 -.002 .002 YDTTT <--- TCDN .074 .002 .428 .000 .002
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
4.3.4. Tổng hợp kết quả của các giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu đưa ra 5 giả thuyết, thông qua kiểm định thang đo về độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định thì mơ hình nghiên cứu khơng có thay đổi. Sau khi kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) thì có 05 giả thuyết được chấp nhận. Kết quả được trình bày trong Bảng 4.19.
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả của các giả thuyết nghiên cứu Giả Giả thuyết Nội dung Kỳ vọng Kết quả Kết luận H1
Công tác thanh tra kiểm tra thuế tác động đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ + Chấp nhận
H2
Kiến thức về thuế của doanh nghiệp tác động đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ + Chấp nhận
H3
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp tác động đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ + Chấp nhận
H4
Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế tác động đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ + Chấp nhận
H5
Xử phạt vi phạm pháp luật thuế tác động đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ + Chấp nhận Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
4.4. Thảo luận kết quả mơ hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài tương đối phù hợp với các nghiên cứu trước đây: Văn Công Tuân (2012), Đặng Thị Bạch Vân (2012), Nguyễn Thành Tuân (2016), Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Bùi Ngọc Toản (2017), cụ thể:
Giả thuyết H1: Công tác thanh tra kiểm tra thuế tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Nguyễn Thành Tuân (2016), Đặng Thị Bạch Vân (2012).
Giả thuyết H2: Kiến thức về thuế của doanh nghiệp tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016), Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Bùi Ngọc Toản (2017).
Giả thuyết H3: Tình trạng tài chính của doanh nghiệp tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thành Tuân (2016), Bùi Ngọc Toản (2017).
Giả thuyết H4: Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Bùi Ngọc Toản (2017), Nguyễn Thị Xuân Đào.
Giả thuyết H5: Xử phạt vi phạm pháp luật thuế tác động cùng chiều đến ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2017), Bùi Ngọc Toản (2017), Nguyễn Thị Xuân Đào (2016), Đặng Thị Bạch Vân (2012), Văn Công Tuân (2012), Nguyễn Thành Tuân (2016).
Các nghiên cứu trước đây được nêu ở trên chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định mơ hình nên mức độ giải thích mơ hình khơng cao. Tác giả đã khắc phục hạn chế này bằng việc sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM trong đề tài nghiên cứu.
Tóm tắt chương 4
Chương này đã trình bày kết quả mơ tả thống kê mẫu nghiên cứu chính thức, kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, các thang đo đều đạt giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, và đạt độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố CFA cho thấy mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM chuẩn hóa cho thấy có 05 yếu tố tác động đến ý định tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu gồm: (1) Công tác thanh tra, kiểm tra thuế; (2) Kiến thức về thuế của doanh nghiệp; (3) Tình trạng tài chính của doanh nghiệp; (4) Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế; (5) Xử phạt vi phạm pháp luật thuế. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5 đều được chấp nhận. Trong chương 5, tác giả sẽ trình bày kết luận chung, các hàm ý quản trị, hạn chế của đề tài đồng thời đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Trong Chương này, tác giả sẽ trình bày kết luận của đề tài nghiên cứu trong đó sẽ trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã được nêu tại Chương 1, xác định mục tiêu nghiên cứu đã đạt được qua kết quả nghiên cứu tại Chương 4. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số hàm ý quản trị cho Nhà nước, Cơ quan quản lý thuế, xác định những hạn chế của đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận
Nghiên cứu của tác giả đã hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về quản lý thuế, về thuế TNDN, về ý định tuân thủ thuế TNDN. Dựa trên những cơ sở lý thuyết này cùng những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, tác giả đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua nghiên cứu của tác giả, có 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được sắp xếp theo thứ tự dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa lần lượt là:
1. Tình trạng tài chính của doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất
2. Kiến thức về thuế của doanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh thứ hai
3. Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế tác động vị trí thứ ba 4. Xử phạt vi phạm pháp luật thuế tác động ở vị trí thứ tư 5. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế tác động ở vị trí thứ năm Mơ hình viết lại dưới dạng Beta đã chuẩn hóa:
YDTTT = 0,409*TCDN + 0,293*KT + 0,213*DVHTT + 0,204*XPVP + 0,158*TTKT + e
Mơ hình có hệ số R2 = 76%, nên dữ liệu phù hợp với mơ hình, mơ hình nghiên cứu giải thích được 76% ý định tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp. Tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận.
5.2. Hàm ý quản trị
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05 yếu tố tác động đến Ý định tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo thứ tự mức độ tác động giảm dần (1) Tình trạng tài chính của doanh nghiệp; (2) Kiến thức về thuế của doanh nghiệp; (3) Dịch vụ hỗ trợ thuế của cơ quan thuế; (4) Xử phạt vi phạm pháp luật thuế; (5) Công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Vì vậy, để gia tăng Ý định tuân thủ thuế TNDN, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý để cải thiện các yếu tố trên
5.2.1. Cải thiện yếu tố Tình trạng tài chính của doanh nghiệp
Bảng 5.1. Thống kê mơ tả thang đo Tình trạng tài chính của doanh nghiệp
STT Biến quan sát Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
1 Doanh nghiệp đã chi trả quá nhiều tiền
thuế so với thu nhập kiếm được 222 3,92 0,827
2
Tình trạng tài chính của doanh nghiệp khỏe mạnh thì ý định tuân thủ thuế TNDN tăng
222 3,55 1,022
3
Doanh nghiệp ln có đủ khả năng tài chính để khai và nộp thuế TNDN đầy đủ, đúng hạn
222 2,74 0,947
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát của tác giả
Theo kết quả nghiên cứu, đa số doanh nghiệp cho rằng tình trạng tài chính của doanh nghiệp khỏe mạnh thì ý định tuân thủ thuế TNDN và nhiều doanh nghiệp không đồng ý với nhận định doanh nghiệp ln có đủ khả năng tài chính để kê khai và nộp thuế TNDN đầy đủ, đúng hạn. Do vậy, kiến nghị Nhà nước cần
có chính sách ưu đãi thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngồi, các dịng vốn lớn nhằm củng cố sức mạnh tài chính cho doanh nghiệp hoạt động ổn định. Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận, gia tăng tích lũy, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách để doanh nghiệp tái đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh. Ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp gia tăng nguồn vốn kinh doanh, hoặc chính sách ràng buộc hạn chế tình trạng vốn mỏng.
Cũng theo kết quả nghiên cứu thì hầu hết doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp đã chi trả quá nhiều tiền thuế so với thu nhập doanh nghiệp kiếm được. Do vậy, Nhà nước cần xem xét ban hành chính sách thuế theo hướng điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNDN để giảm bớt áp lực gánh nặng về nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN giúp doanh nghiệp có điều kiện tài chính để gia tăng ý định tn thủ thuế TNDN.
Ngồi ra, theo thống kê thì số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay là trên 95% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Do vậy, để cải thiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp cần có sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
5.2.2. Cải thiện yếu tố Kiến thức về thuế của doanh nghiệp
Bảng 5.2. Thống kê mô tả thang đo Kiến thức về thuế của doanh nghiệp
STT Biến quan sát Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
1 Doanh nghiệp thông thạo về thủ tục thuế, chính
sách thuế 222 3,53 0,535
2 Doanh nghiệp cập nhật thường xuyên kiến thức
về thuế 222 3,99 0,696
3 Doanh nghiệp nhận thức được ý nghĩa của việc thu thuế là sử dụng cho lợi ích tồn xã hội, để phát triển đất nước
222 4,01 0,864
Tăng cường tuyên truyền pháp luật về thuế cho doanh nghiệp khi mới ra kinh doanh, đảm bảo 100% doanh nghiệp nắm bắt được các chính sách thuế hiện hành, bộ thủ tục hành chính thuế và các kênh thơng tin hỗ trợ của cơ quan thuế. Mở rộng thêm các kênh tuyên truyền chính sách như là gửi thơng báo chính sách thuế qua email, qua tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan thuế, tuyên truyền bằng các video trên chương trình truyền hình, trên kênh youtube, facebook, tuyên truyền qua các bài báo giấy, báo mạng. Tiếp tục theo dõi quá trình thực thi quy định pháp luật thuế của doanh nghiệp để có kế hoạch triển khai, hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật đầy đủ quy định về thuế khi có phát sinh thay đổi.
Ngành Thuế cần phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để tổ chức các lớp đào tạo về Luật Thuế, và các luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại,… cho lãnh đạo của doanh nghiệp để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn những việc cần phải làm, hiểu rõ quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh, trong đó có nghĩa vụ về chấp hành quy định pháp luật thuế TNDN.
Thông qua các đại lý thuế để tuyên truyền, giới thiệu đến doanh nghiệp về ý nghĩa của việc thu thuế cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ lợi ích của đất nước, cụ thể nhất là tại địa phương mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá được mức độ hiểu biết về pháp luật thuế, Cục Thuế có thể xem xét tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách thuế, có đi kèm các giải thưởng để động viên doanh nghiệp tham gia. Sau các đợt hội nghị tuyên truyền, hội thảo,