Bảng thống kê chỉ tiêu hiệu quả hoạt động các Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 43)

năm 2017

Đơn vị tính: %

Loại hình Tổ chức tín dụng ROA ROE

Ngân hàng thương mại Nhà nước 0,18 3,78 Ngân hàng chính sách xã hội 0,11 0,65 Ngân hàng thương mại cổ phần 0,28 3,72 Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài 0,33 2,08 Ngân hàng hợp tác xã 0,16 1,17

Toàn hệ thống 0,25 3,35

Nguồn thông tin: sbv.com.vn

3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng Việt Nam:

Với đặc thù của một nền kinh tế đang phát triển và dựa nhiều vào vốn, ngành ngân hàng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh. Nhìn chung các ngân hàng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn non trẻ với nghiệp vụ chủ yếu là kinh

doanh cho vay vốn. Nói cách khác, Ngân hàng chính là các doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu đến từ kinh doanh vốn. Trong nhiều năm qua, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Thu nhập từ hoạt động cho vay thông thường) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng thu nhập (tổng doanh thu) tại hệ thống ngân hàng, tỷ lệ bình quân khoảng 75-80%.

Chính vì thế, các ngân hàng ở Việt Nam vẫn tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng với mục đích tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Một yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng nhằm gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng đó chính là tối ưu hóa hệ thống để gia tăng chênh lệnh lợi nhuận giữa hoạt động đi vay (huy động) và cho vay (tín dụng) thường được các ngân hàng thể hiện dưới chỉ số NIM.

Bảng 3.6. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần bình quân của 24 Ngân hàng Thương mại Việt Nam qua các năm

Nguồn: Thống kê của tác giả

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng có nhiều biến động từ 2008-2018, cụ thể, năm 2008 tỷ lệ thu nhập lãi thuần bình quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức 4,1% thì đến giai đoạn 2014, tỷ lệ này giảm còn 2,87%. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần đang có chiều hướng cải thiện sau năm 2014.

Một số nguyên nhân chủ yếu đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng cải thiện hơn qua các năm là dư nợ cho vay tăng và việc hồn nhập dự phịng các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Sau thời gian liên tục phải trích lập dự phịng rất lớn, đến

,000% ,500% 1,000% 1,500% 2,000% 2,500% 3,000% 3,500% 4,000% 4,500% 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018

năm 2017 rất nhiều ngân hàng đã bắt đầu trích lập xong các khoản nợ xấu phát sinh sau khủng hoảng nhà đất năm 2009-2012. Việc giảm tỷ lệ trích lập khiến cho lợi nhuận ghi nhận sẽ tăng đột biến, chưa kể các khoản có thể hồn nhập do thu hồi được nợ xấu. Các nguồn thu nhập khác bao gồm thu phí dịch vụ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại hối …. chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và ít có khả năng tác động đột biến đến lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng.

Tình hình tỷ lệ thu nhập lãi thuần các Ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2016 và 2017 như sau:

Bảng 3.7. Bảng thống kê tỷ lệ thu nhập lãi thuần một số ngân hàng năm 2016 và năm 2017

STT Ngân hàng Tỷ lệ thu nhập lãi thuần Chênh

lệch Năm 2016 Năm 2017

1 Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 2,93% 3,08% 0,15% 2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 3,48% 3,57% 0,09% 3 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát Triển Việt Nam 2,72% 3,00% 0,28% 4 Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Thương Việt Nam 2,77% 2,84% 0,07% 5 Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập

khẩu Việt Nam 2,69% 2,11% -0,58% 6 Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh 4,15% 4,08% -0,07% 7 Ngân hàng TNHH Indovina 3,15% 3,47% 0,32% 8 Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt 3,74% 3,94% 0,19% 9 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

Việt Nam 2,74% 1,75% -0,99% 10 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 3,71% 4,31% 0,60% 11 Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á 3,35% 2,78% -0,57%

STT Ngân hàng Tỷ lệ thu nhập lãi thuần Chênh lệch Năm 2016 Năm 2017

12 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân 2,02% 1,96% -0,07% 13 Ngân hàng thương mại cổ phần Phương

Đông 3,18% 3,31% 0,13% 14 Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu

Petrolimex 3,07% 2,90% -0,17%

15 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn

Cơng Thương 3,91% 3,49% -0,42% 16 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam

Á 2,22% 1,74% -0,48%

17 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn -

Hà Nội 2,16% 2,08% -0,07% 18 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn

Thương Tín 1,61% 1,85% 0,24% 19 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương

Việt Nam 4,16% 3,83% -0,33% 20 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong 2,50% 3,01% 0,51% 21 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á 1,82% 1,96% 0,14%

22 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam 2,70% 2,65% -0,05% 23 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế

Việt Nam 3,06% 3,26% 0,20% 24 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Thịnh Vượng 7,77% 8,91% 1,14%

Nguồn thông tin: thống kê của tác giả.

Năm 2017, tăng trưởng thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Quân đội (41%), Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (34%), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (36%)…tương đối cao so với bình qn của ngành.

Có thể thấy, nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ thu nhập lãi thuần tương đối cao, cụ thể: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) là ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao nhất trong các ngân hàng nghiên cứu (năm 2017: 8,91% và năm 2016: 7,77%); Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM là ngân hàng có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao thứ 2 (năm 2017: 4,08% và năm 2016: 4,15%); Ngân hàng TMCP Quân Đội có tỷ lệ thu nhập lãi thuần đứng thứ 3 (năm 2017: 4,31% và năm 2016: 3,71%).

Nhóm các Ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ lệ thu nhập lãi thuần giao động trong khoảng từ 2,6-3,0%. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao nhất trong nhóm các Ngân hàng này (năm 2017: 3,00% và năm 2016: 2,72%), Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao thứ 2 (năm 2017: 2,84% và năm 2016: 2,77%), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao thứ 3 (năm 2017: 2,65% và năm 2016: 2,70%).

Việc tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao có giá trị thấp ở nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước và có giá trị cao ở nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có thể được giải thích là do Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước là những Ngân hàng có quy mơ tổng tài sản, nguồn vốn rất lớn. Việc kiểm sốt dịng vốn và tái phân bổ nguồn khó khăn hơn so với các Ngân hàng có quy mơ nhỏ hơn. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại cổ phần đa phần hướng đến mục tiêu cho vay bán lẻ (cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ) – lĩnh vực có NIM cao hơn so với việc cho vay các khách hàng có quy mơ lớn – lĩnh vực có NIM thấp hơn như các ngân hàng thương mại nhà nước.

Kết luận chương:

Trong giai đoạn những năm 2008-2012, số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh về số lượng lẫn quy mô hoạt động cho vay và huy động. Việc nhiều ngân hàng mở ra dẫn gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong hệ thống. Các Ngân hàng thương mại nhỏ, mới thành lập khó cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại lớn nên phải chấp nhận việc cho vay với rủi ro cao hơn, không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ quy định cho vay. Điều này dẫn đến

nợ xấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng. Để giữ vững niềm tin của người dân vào hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, mua lại mộ số ngân hàng hoạt động yếu kém, âm vốn chủ sở hữu lớn.

Về tỷ lệ thu nhập lãi thuần, có thể thấy, tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam tương đối khác nhau tại từng loại hình, quy mơ hoạt động kinh doanh. Trong đó, Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần có tỷ lệ thu nhập lãi thuần tương đối cao chủ yếu từ việc các ngân hàng này tập trung chủ yếu vào việc cho vay tiêu dùng, bản lẻ. Nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước có tỷ lệ thu nhập lãi thuần thấp hơn do nhóm này chủ yếu cho vay bán bn, doanh nghiệp lớn.

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1. Thiết kế nghiên cứu:

4.1.1. Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu sử dụng số liệu được cung cấp từ kho dữ liệu Bankscope (từ trước năm 2016) và Vietnam Orbis Bank Focus (năm 2016, 2017). Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại được thu thập từ website của ngân hàng.

Các thông tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục thống kê và Tổng cục thuế Việt Nam. Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả đã loại bỏ các quan sát không đủ số liệu hoặc không phù hợp.

Kết quả dữ liệu nghiên cứu là 240 quan sát của 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian 2008 đến 2017. Toàn bộ 1 mẫu nghiên cứu, 240 quan sát của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam được mô tả theo từng năm. Các Ngân hàng tham gia nghiên cứu bao gồm:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)