Bảng tổng hợp kỳ vọng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 83)

Biến Kỳ vọng Kết quả CAP + + CR + + IP + + MQU + - LS + -

TOA - -

LIQ + Khơng có ý nghĩa thống kê

SBV - +

LST + +

GDP + -

INF + +

4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu:

Biến mức ngại rủi ro (CAP) được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. CAP có mối tương quan dương với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số hồi quy là 0,050489 trong mơ hình. Điều này đã cho thấy vốn chủ sở hữu có một vai trị quan trọng quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Ugur và Erkus (2010). Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các nhà quản trị ngân hàng có thể xem xét biện pháp tăng quy mơ vốn chủ sở hữu như là một trong những giải pháp góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

Biến rủi ro tín dụng (CR) có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam, các Ngân hàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn sẽ nhận được tỷ lệ thu nhập lãi thuần cao hơn. So với lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc, kết quả này mang tính tương đồng. Schwaiger & Liebig (2009), Saad & Moussawi (2010) đều khẳng định rủi ro tín dụng là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự thay đổi tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Tác động này là cùng chiều khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng thương mại tại Châu Âu và Lebanon.

Điều này có thể được lý giải thơng qua việc các ngân hàng tại Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ quy định về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và cũng đi theo các tín hiệu của thị trường và điều này dẫn tới sự tương đồng so với các nghiên cứu trước.

âm) với hệ số tác động là 0,765683, với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Điều này cho thấy việc chi trả nhiều hơn có thể mang lại cho ngân hàng một mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn. So sánh với các lý thuyết trước đây, kết quả nghiên cứu có sự tương đồng (tương quan các nghiên cứu trước đây là tương quan dương).

Nhìn chung, đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, việc các Ngân hàng chi trả ngồi lãi có thể mang đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

Biến chất lượng quản lý (MQU) được kỳ vọng có tác động cùng chiều (tương quan dương đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng quản lý có tác động ngược chiều đến NIM và có ý nghĩa ở mức 1 % với hệ số thống kê là -0,053830. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Angbazo (1997); Maudos và Fernandez de Guevara (2004).

Quy mơ hoạt động cho vay (LOA) có tác động ngược chiều đến NIM và có ý nghĩa ở mức 1 % với hệ số thống kê là -0,016184. Mối tương quan giữa LOA và NIM cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay càng lớn thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần càng thấp. Điều này có thể lý giải từ việc hoạt động của các Ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay (chiếm khoản 70- 80% hoạt động của Ngân hàng). Việc duy trì tỷ lệ cho vay cao địi hỏi ngân hàng phải kiểm sốt chặt dịng vốn hơn, điều này dẫn đến làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tổng tài sản (total assets): logarit tự nhiên của tổng tài sản được dùng để đại diện cho quy mô của Ngân hàng trong nghiên cứu ngày. Quy mơ tổng tài sản có tương quan âm với tỷ lệ thu nhập lãi thuần ở mức ý nghĩa 1 % và hệ số hồi quy là -0,001965. Điều này trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Ugur và Erkus (2010) cho rằng tổng tài sản có tác động cùng chiều với NIM.

Tỷ lệ thanh khoản là biến được kỳ vòng tác động cùng chiều với NIM. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ thanh khoản có tương quan dương với NIM nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thanh khoản khơng có ý nghĩa thống kê. quả nghiên cứu cũng không phù hợp với các kết luận của Heider& Holthausen (2009), Gabrielli (2010) khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thuộc liên minh châu Âu và Brock & Suarez (2010) trong nghiên cứu về hành vi thay đổi biên độ lãi suất của các ngân hàng khu vực Mỹ - Latinh. Tại Việt Nam, có thể việc gia tăng tỷ số rủi ro thanh

khoản có thể gắn liền với sự gia tăng tài sản ngắn hạn đặc biệt là các khoản cho vay khách hàng gần đáo hạn. Điều này khiến cho thu nhập từ lãi cho vay của các ngân hàng sụt giảm do tính trên dư nợ giảm dần, dẫn đến khơng tương đồng sự gia tăng của NIM. Vậy không thể kết luận dựa trên giá trị kiểm định mơ hình hồi quy rằng, các ngân hàng tại Việt Nam có rủi ro thanh khoản càng cao thì tỷ lệ thu nhập lãi thuần càng tăng. Nghĩa là bác bỏ giả thuyết rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều chiều đến tỉ lệ thu nhập lãi thuần.

Tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng ở mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy trong nghiên cứu này là 0,035691. Điều này phù hợp với các giả thuyết thống kê và các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu này, các Ngân hàng được sử dụng để nghiên cứu có tỷ lệ sở hữu Nhà Nước bao gồm: Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam. Đây là các Ngân hàng có quy mơ lớn, hoạt động ổn định trên thị trường.

Tình trạng niêm yết trên thị trường chứng khốn của Ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng ở mức ý nghĩa 1% với hệ số hồi quy là 0,007897. Như vậy, việc các Tổ chức tín dụng niêm yết trên thị trường chứng khốn có thể giúp tăng lợi nhuận ngân hàng, điều này giúp cho nhà quản trị Ngân hàng có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh Ngân hàng phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) là biến ngoại sinh được đưa vào mơ hình để xác định tác động của nền kinh tế đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Kết quả thống kê cho thấy GDP có tác động ngược chiều với NIM với hệ số hồi quy -0,234184. Kết luận này phù hợp với các kết luận trước đây của Ong Tze San và The Boon Heng (2012).

Tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần ở mức ý nghĩa 1% và hệ số thống kê 0,053015. Tỷ lệ lạm phát càng cao, Ngân hàng nhà nước sẽ có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất trên thị trường. Lãi suất có chiều hướng tăng dẫn đến tăng thu nhập lãi thuần của hệ thống ngân hàng.

Kết luận chương:

thương mại Việt Nam đã cho thấy các biến mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng, chi phí trả lãi ngầm, tình trạng niêm yết, tỷ lệ sở hữu nhà nước và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng. Trong khi các biến chất lượng quản lý, quy mô hoạt động cho vay, quy mơ ngân hàng, tốc độ tăng tưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận từ nghiên cứu:

Với kết quả nghiên cứu cho thấy các biến mức ngại rủi ro, chi phí trả lãi ngầm, rủi ro tín dụng, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Biến chất lượng quản lý, biến tổng tài sản, biến tỷ lệ cho vay, tình trạng niêm yết, tỷ lệ sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cung cấp một giá trị mới đó là tìm ra các yếu tố nội sinh và ngoại sinh tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại.

Ở góc độ nhà quản trị ngân hàng, nghiên cứu cũng góp phần giúp họ lý giải và nhận diện một phần các yếu tố thật sự tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Từ đó, họ có thêm cơ sở để ra các quyết định về định mức rủi ro, nguồn vốn, tài sản. Trong giai đoạn cạnh tranh như hiện tại, việc đưa ra chính sách phân bổ nguồn vốn có vay trị rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng.

Ở góc độ nhà đầu tư, nghiên cứu này góp phần giúp nhà đầu tư có thêm một cơ sở khoa học để định giá mức độ hợp lý của tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư vào Ngân hàng phù hơp.

Đồng thời, Nghiên cứu giúp cơ quan quản lý nhà nước nhận có thể nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng, từ cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận diện một số quy luật liên quan đến những khía cạnh quan trọng nhất của ngành ngân hàng đó là thu nhập lãi khi thực hiện các chính sách điều chỉnh thị trường ngân hàng.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại:

Một số giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay như sau:

Về vấn đề quy mô vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần thông qua nghiên cứu này đã có tác động cùng chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu /tổng tài sản của Ngân hàng. Điều này cho thấy Quy mơ vốn chủ sở hữu càng lớn thì NIM càng tăng. Do đó, để tác

tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng, các ngân hàng có thể tiến hành tăng quy mô vốn chủ sở hữu bằng nhiều các khác nhau như: phát hành cổ phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược là các tổ chức lớn trong và ngoài ngước, thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng vốn lợi nhuận giữ lại để tăng vốn cho ngân hàng. Tùy theo điều kiện từng ngân hàng, nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra các chính sách phù hợp;

Về vấn đề rủi ro tín dụng và quy mơ cho vay vốn của Ngân hàng: rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng càng tăng thì thu nhập lãi thuần của ngân hàng cũng tăng tương ứng. Do đó, để nâng cao thu nhập lãi thuần của mình, các ngân hàng cần có chính sách kiểm sốt và quản lý tốt rủi ro vì nếu tập trung vào các khoản cho vay có rủi ro cao để tăng NIM thì có khả năng dẫn đến nguy cơ mất vốn của Ngân hàng. Việc giữ được chất lượng tín dụng tốt, kiểm sốt được nợ xấu và quản lý nợ quá hạn hiệu quả sẽ giúp ngân hàng thương mại giảm thiểu chi phí dự phịng nợ q hạn, thất thốt lãi dự thu. Một số cách nâng cao chất lượng tín dụng:

 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng bằng cách rà sốt, chỉnh sửa và hồn thiện các quy trình nội bộ, ứng dụng thơng tin phù hợp với các thông tin của pháp luật có liên quan.

 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ và ứng dụng cơng nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro.

Vấn đề chất lượng quản lý và chi phí trả lãi ngầm: chất lượng quản lý có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng đã cho thấy tầm quan trọng trong việc quản lý ngân hàng. Chi phí hoạt động của Ngân hàng phải được kiểm sốt chặt chẽ, điều này giúp tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

 Tăng doanh thu bằng cách đa dạng hóa nguồn thu, phát triển sản phẩm mới. Ngồi biện pháp đẩy mạnh nguồn thu từ tín dụng bên cạnh đó tăng cường nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, nguồn thu từ kinh doanh ngoại hối…

 Giảm chi phí từ lãi bằng cách huy động các nguồn huy động giá vốn thấp như tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế, dân cư giảm bớt các nguồn vốn huy động cao trên thị trường liên ngân hàng.

Về vấn đề quy mô ngân hàng (quy mô tổng tài sản và hoạt động cho vay): Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của hệ thống ngân hàng. Với kết quả này, ban quản trị ngân hàng cần có những chính sách kiểm sốt quy mơ của Ngân hàng, nguồn vốn với mức giá huy động thấp phải được phân phối hợp lý vào các khoản cho vay với lãi suất phù hợp tương ứng. Nâng cao chất lượng quản lý bằng cách cơ cấu, sắp xếp lại các bộ phận chức năng kinh doanh, quản trị, điều hành; sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt… Việc chạy đua gia tăng tổng tài sản của Ngân hàng có thể dẫn đến khó khăn trong việc kiểm sốt dịng vốn và làm giảm tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Về vấn đề niêm yết trên thị trường chứng khốn: việc Ngân hàng có niêm yết trên thị trường chứng khốn có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần giúp Nhà quản trị Ngân hàng có thể hoạch định chiến lược niêm yết Ngân hàng lên thị trường chứng khốn tại thời điểm phù hợp góp phần nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng.

Về vấn đề ảnh hưởng của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động dương và tỷ lệ lạm phát có tác động âm đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Kết quả này giúp nhà quản trị ngân hàng có thể dựa vào nền kinh tế vĩ vơ để đưa ra các chính sách phát triển ngân hàng hợp.

5.2.2. Đối với các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư nên đầu tư vào các ngân hàng thương mại có tỷ lệ dự phịng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ thấp. Điều này thể hiện các khoản vay là tốt, ít rủi ro.

Các nhà đầu tư cũng có thể yên tâm hơn khi đầu tư vào những NHTM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại này có mức ngại rủi ro cao nên tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM này cũng sẽ cao.

Các ngân hàng thương mại có chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động thấp được thể hiện trên các báo cáo tài chính cũng là các ngân hàng mà các nhà đầu tư nên quan tâm. Điều này cho thấy các ngân hàng thương mại này có chất lượng quản lý tốt.

Năng lực của các nhà quản trị ngân hàng và trình độ của nhân viên góp phần đáng kể trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như chất lượng của ngân hàng. Các

nhà đầu tư cũng nên đầu tư vào các ngân hàng có đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt để mang lại lợi ích cho bản thân

5.2.3. Đối với ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước cần ban hành đồng bộ những chính sách thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế, áp dụng chính sách tiền tệ cũng như sử dụng các cơng cụ điều tiết vĩ mơ một cách có hiệu quả và thống nhất. Cần ban hành các chính sách về an tồn tín dụng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đi vay vốn cũng như tạo điều kiện để các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)