Bảng thống kê các Ngân hàng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 52)

STT Ngân hàng Viết tắt

1 Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ABB 2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB 3 Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam BID 4 Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam CTG 5 Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 6 Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí

Minh HDB

7 Ngân hàng TNHH Indovina IND 8 Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt LVP 9 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam MAR 10 Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MBB 11 Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á NAB 12 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân NCB 13 Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông OCB

STT Ngân hàng Viết tắt

14 Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex PGB 15 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thương SAI 16 Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SEA 17 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB 18 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín STB 19 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TCB 20 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong TPB 21 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á VAB 22 Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VCB 23 Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB 24 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPB

Nguồn thông tin: tổng hợp của tác giả

Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu là phần mềm Eviews 8.

4.1.2. Quy trình nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu từ kho dữ liệu Bankscope (từ trước năm 2016), Vietnam Orbis Bank Focus (năm 2016, 2017) , báo cáo tài chính của các Ngân hàng được cơng bố tại website.

Bước 2: Đo lường các biến nghiên cứu;

Bước 3: Phân tích thống kê mơ tả các biến nghiên cứu, sử dụng phần mềm Eviews 8.

Bước 4: Phân tích tương quan giữa các biến;

Bước 5: Ước lượng mơ hình bằng phần mềm Eviews 8.0

 Mơ hình hồi quy tuyến tính thơng thường;

 Mơ hình ảnh hưởng cố định;

 Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên;

 Kiểm định sự phù hợp của các mơ hình;

Bước 6: dựa trên kết quả ước lượng mơ hình tại bước 5, tiến hành đề xuất các giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu;

4.1.3. Mơ hình nghiên cứu:

Dựa trên nghiên cứu cơ bản của Ho & Sauders (1981) về mơ hình đơn thể hiện tác động của một số yếu tố nội tại đến thu nhập lãi của các ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu sau này đã phát triển thêm các yếu tố khác vào mơ hình nghiên cứu để kiểm định các biến tác động đến NIM.

Các nghiên cứu nước ngoài của Sauders & Schumacher (2000), Brock & Suarez (2000), Maudos & Guevara (2004), Valverde & Rodriguez (2007), Meshesha Demie Jima (2017), Serhat Yuksel và Sinemis Zengin (2017) đã đưa thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng xem xét. Tuy nhiên, các tác giả chưa phân tích rõ các nhóm yếu tố nội sinh, ngoại sinh hay yếu tố ngành – thị trường tác động như thế nào đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tại nghiên cứu này, để mở rộng xem xét các yếu tố ảnh hưởng theo nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả tổng hợp các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần theo ba nhóm sau: nhóm các yếu tố nội tại như mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng, chi phí trả lãi ngầm, chất lượng quản lý, quy mơ hoạt động cho vay, tổng tài sản ngân hàng, chỉ số thanh khoản ngân hàng...; nhóm các yếu tố ngành như tỷ lệ sở hữu nhà nước, tình trạng niêm yết ngân hàng...; nhóm các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát...

Tương tự như nghiên cứu trước đây của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Tuyền (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 4 (2014), 55-65), mơ hình nghiên cứu được sử dụng là mơ hình hồi quy tuyến tính thơng thường (Pooled – OLS), mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM).

Trong bước đầu tiên, tác giả thiết lập mơ hình hồi quy dữ liệu bảng Pooled OLS để đo lường tác động của các biến nghiên cứu đến Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Pooled OLS là mơ hình hồi quy mà trong đó tất cả các hệ số đều không đổi theo thời gian và theo các không gian, bỏ qua bình diện khơng gian, thời gian của dữ liệu kết hợp và chỉ ước lượng hồi quy OLS thông thường.

Y i,t = c i + β 1 X 1i,t1 + …+ β n X ni,t 1 + ε i,t Trong đó:

 Yi,t : Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t

 X ni,t-1: Biến độc lập Xn của quan sát i trong thời kỳ t-1

 ε i,t : phần dư

 Ci : hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu

 β: Hệ số gốc đối với nhân tố X

Sau khi hồi quy theo mơ hình Pooled OLS, Mơ hình ảnh hưởng cố định (Fix Effects Model, FEM) dùng để xem xét “đặc điểm riêng” của từng ngân hàng với giả định:

 Tung độ gốc thay đổi theo từng Ngân hàng.

 Hệ số độ dốc là hằng số đối với các Ngân hàng.

 Mơ hình REM dùng để xem xét;

Để lựa chọn giữa mơ hình Pooled OLS và mơ hình ảnh hưởng cố định, tác giả tiến hành kiểm định Likelihood Ratio để xem xét hồi quy theo mơ hình Pooled OLS hay mơ hình Fixed Effect Model (FEM), mơ hình nào thích hợp hơn.

Mơ hình ảnh hưởng cố định có dạng như sau:

Y i,t = c i + β 1 X 1i,t1 + …+ β n X ni,t 1 + ε i,t Trong đó:

 Yi,t : Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t

 X ni,t-1: Biến độc lập Xn của quan sát i trong thời kỳ t-1

 ε i,t : phần dư

 Ci : hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu

 β: Hệ số gốc đối với nhân tố X

 Hệ số tung độ gốc của mơ hình FEM khác nhau đối với các ngân hàng nhưng đối với một ngân hàng thì hệ số này cố định theo thời gian.

Ngoài ra, dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu bảng, do đó, tác giả tiếp tục thực thi mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM) để xác

định mối tương quan giữa NIM và các nhân tố ảnh hưởng. Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) có dạng như sau:

Y i,t = c i + β 1 X 1i,t1 + …+ β n X ni,t 1 + u i,t Trong đó:

 Yi,t : Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t

 X ni,t-1: Biến độc lập Xn của quan sát i trong thời kỳ t-1

 Ui,t : phần dư

 Ci : hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu

 β: Hệ số gốc đối với nhân tố X

 Hệ số tung độ gốc khác nhau đối với các ngân hàng khác nhau và trong các khoảng thời gian khác nhau

Việc lựa chọn mơ hình FEM hay REM dựa trên hai cơ sở chính đó là sự tương quan giữa biến độc lập với phần dư và đặc điểm của mẫu lựa chọn trong nghiên cứu. Kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để xác định tính phù hợp của mơ hình FEM hay REM trong nghiên cứu này.

4.1.4. Các biến nghiên cứu:

Dựa trên nền tảng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam cùng với đặc điểm số liệu thống kê, tác giả đề xuất các biến nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tiễn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

4.1.4.1. Biến phụ thuộc:

Tương tự như nghiên cứu của Saunders & Schumacher (2000), Claeys & Vander (2008), Saad & Moussawi (2010), biến phụ thuộc NIM – tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng được đo lường như sau:

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) = (Thu nhập từ lãi – Chi phí từ lãi)/Tổng tài sản có sinh lãi Ngân hàng.

Trong đó:

 Thu nhập lãi: Thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng, số liệu được lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

 Tổng tài sản: Giá trị bình qn tổng tài sản có của ngân hàng, số liệu được lấy từ Bảng Cân đối kế toán.

4.1.4.2. Biến độc lập:

Mức ngại rủi ro - Equity capital (CAP):

Theo Mc Shane và Sharpe (1995), Ugur và Erkus (2010) trong nghiên cứu của mình đã đo lường biến này bằng tỷ số vốn cổ phần trên tổng tài sản của Ngân hàng, cụ thể như sau:

Mức ngại rủi ro (Equity capital - CAP) = Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Trong đó:

 Vốn chủ sở hữu: là số liệu vốn chủ sở hữu của Ngân hàng, số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

 Tổng tài sản: là số liệu tổng tài sản của Ngân hàng, số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng mức ngại rủi ro tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Rủi ro tín dụng - Credit Risk (CR):.

Carbo và Rodriguez (2007) đã đo lường rủi ro tín dụng như sau:

Rủi ro tín dụng (Credit Risk – CR) = Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng

Tổng dư nợ cho vay Khách hàng

Trong đó:

 Dự phịng rủi ro cho vay Khách hàng: là trích lập dự phòng của Ngân hàng, số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

 Tổng dư nợ cho vay Khách hàng: là số liệu cho vay của Ngân hàng, số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

Dựa trên những nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy rủi ro tín dụng quan hệ tỷ lệ thuận với NIM. Do đó, kỳ vọng trong nghiên cứu này rủi ro tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Những nghiên cứu trước đây của Ho và Saunders (1981), Saunders và Schumacher (2000), chi phí trả lãi ngầm được tính như sau:

Chi phí trả lãi ngầm = Chi phi phí ngồi lãi−thu nhập ngồi lãi

Tổng tài sản

Trong đó:

 Chi phí ngồi lãi bao gồm tồn bộ các chi phí khác trừ chi phí lãi, chi phí dự phịng, khấu hao tài sản cố định của Ngân hàng.

 Thu nhập ngoài lãi bao gồm toàn bộ khoản thu nhập từ dịch vụ, thu phí, thu nhập từ chứng khoán đầu tư của Ngân hàng.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả đánh giá chi phí trả lãi ngầm có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các Ngân hàng.

Chất lượng quản lý - Management Quality (MQU):

Các nghiên cứu trước đây của Angbazo (1997); Maudos và Fernandez de Guevara 2004) đo lường biến này như sau:

Chất lượng quản lý (Management Quality – MQU)= Tổng chi phí hoạt động

Tổng thu nhập hoạt động

Trong đó:

 Tổng chi phí hoạt động: là tồn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế tốn của Ngân hàng;

 Tổng thu nhập hoạt động: là toàn bộ nguồn thu trong kỳ kế toán của Ngân hàng;

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng chất lượng quản lý có tác động cùng chiều với NIM.

Quy mô hoạt động cho vay - Loan Size (LOAN):

Quy mô hoạt động cho vay động cho vay được đo lường như sau:

Quy mô hoạt động cho vay (Loan Size – LOAN) = Dư nợ cho vay

Tổng tài sản

Trong đó:

 Dư nợ cho vay: là dư nợ cho vay của Ngân hàng, số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

 Tổng tài sản: là số liệu tổng tài sản của Ngân hàng, số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

Các nghiên cứu trước đây của Hamadi và Awdeh (2012) đã cho thấy quy mô hoạt động cho vay có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng quy mô hoạt động cho vay sẽ tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tổng tài sản - Total assets (TOA): là biến đo lường quy mô của Ngân hàng thông qua yếu tố Tổng tài sản. Biến này được Kasman & Okan (2010) đo lường như sau:

Tổng tài sản = Logarit của tổng tài sản

Trong đó, Tổng tài sản là giá trị tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng vào thời điểm cuối năm tài chính.

Các nghiên cứu gần đây của Dietrich & Wanzenried (2011), Kasman & Okan (2010) đều chỉ ra rằng xu hướng chung là các ngân hàng có quy mơ càng lớn thì thu nhập lãi thuần (NIM) càng suy giảm. Do đó, tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu này là tổng tài sản có tác động ngược chiều với NIM.

Tỷ lệ thanh khoản – Liqidity (LIQ):

Tỷ lệ thanh khoản = Tiền mặt+Tiền gửi tại Ngân hàng Trung Ương

Tổng tài sản

Trong đó:

 Tiền mặt + Tiền gửi Ngân hàng Trung Ương: là số liệu tiền gửi của Ngân hàng, số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

 Tổng tài sản: là số liệu tổng tài sản của Ngân hàng, số liệu trên Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng;

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu này tỷ lệ thanh khoản có tác động ngược chiều với NIM.

Tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại Ngân hàng (SBV):

Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi = Tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước Trong đó:

chính, Báo cáo thường niên của Ngân hàng;

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu này tỷ lệ thanh khoản có tác động ngược chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tình trạng niêm yết của Ngân hàng trên thị trường chứng khoán:

Nghiên cứu của Klomp & Haan (2015) cho thấy hàm ý các ngân hàng niêm yết có biến động lợi nhuận ít hơn và lợi nhuận có xu hướng gia tăng ổn định so với các ngân hàng khơng niêm yết.

Tình trạng niêm yết của Ngân hàng = {0, nếu ngân hàng chưa niêm yết

1, nếu ngân hàng đã niêm yết

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu này Tình trạng niêm yếu của Ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi thuần.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế – GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP được tính như sau:

Tốc độ tăng trường GDP = GDPt − GDPt−1

GDPt−1

Trong đó:

 GDPt là tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm t

 GDPt-1 là tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm t-1.

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu này tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với NIM.

Tỷ lệ lạm phát hằng năm (Inflation –INF)

Tỷ lệ lạm phát được đo lường như sau:

Tỷ lệ lạm phát = CPIt − CPIt−1

CPIt−1

Trong đó:

 CPIt là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tại thời điểm t

 CPIt-1 là chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tại thời điểm t-1.

Trong nghiên cứu này, kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ tác động ngược chiều đối với NIM.

Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)