Tiện bạc đỡ

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (nghề sửa chữa máy thi công xây dựng cđ) (Trang 101 - 103)

- Gá tay thanh truyền lên thiết bị

7.3.2.3 Tiện bạc đỡ

Tiên bạc đỡ trên máy tiện chuyên dùng, máy tiện vặn năng, máy doa đứng... kèm theo đồ giá.

a. Tiện bạc thanh truyền:

Lắp bạc thanh truyền vào thanh truyền, đảm bảo tiếp xúc tốt, xiết bu lông thanh truyền đúng mô men.

Xác định độ vươn của dao A: A = R1 + R2 + k/2 (mm); Trong đó:

A - Độ vươn của dao (mm). R1 - Bán kính cổ trục khuỷu (mm). R2 - Bán kính trục dao (mm).

K - Độ hở giữa cổ trục và bạc (mm).

b. Tiện bạc cổ chính:

Tiện riêng lẻ từng chiếc như tiện bạc thanh truyền thì độ chính xác kém, tiện hàng loạt trên thân máy bằng máy tiện chuyên dùng sẽ đạt được độ chính xác cao.

c. Yêu cầu kỹ thuật của bạc:

- Độ bóng phải đạt được cao. - Độ hở đúng quy định.

- Đảm bảo độ dơi mối ghép bạc (-0,20 ÷ 0,30) mm.

d. Chọn lắp bạc đỡ:

Bạc đỡ cổ chính và cổ thanh truyền không mang tính chất lắp lẫn hồn tồn, vì vậy cần phải chọn theo yêu cầu sau đây:

- Đúng kích thước nguyên thủy hay sửa chữa. - Đúng với cấu tạo.

- Đảm bảo độ dôi mối ghép.

- Đảm bảo độ hở giữa bạc và cổ trục. - Đảm bảo độ dịch dọc của thanh truyền. - Đảm bảo độ dịch dọc của trục khuỷu.

Câu hỏi

Câu 1. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của trục khuỷu?

Câu 2. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của bạc lót trục khuỷu? Câu 3. Trình bày phương pháp kiểm tra trục khuỷu?

Câu 4. Trình bày phương pháp kiểm tra bạc lót trục khuỷu? Câu 5. Trình bày quy trình sửa chữa, sai hỏng của trục khuỷu?

Câu 6. Trình bày quy trình sửa chữa, sai hỏng của bạc lót trục khuỷu?

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ (nghề sửa chữa máy thi công xây dựng cđ) (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)