Chương 1 : TỔNG QUAN
1.4. Viêm mũi nghề nghiệp và các yếu tố liên quan
Viêm mũi nghề nghiệp là một tình trạng bệnh lý viêm của mũi, với các triệu chứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi… có thể liên tục hoặc thay đổi do các nguyên nhân liên quan đến điều kiện môi trường làm việc đặc biệt, chứ không phải là các kích thích ngồi nơi làm việc [80].
Viêm mũi nghề nghiệp có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động như khó thở, thở mồm, giảm năng suất lao động và giảm chất lượng cuộc sống. Viêm mũi nghề nghiệp thường có liên quan với bệnh hen suyễn
nghề nghiệp.
Bệnh viêm mũi nghề nghiệp có thể được phân thành các phân nhóm dị ứng hoặc không gây dị ứng dựa trên cơ sở bệnh lý tiềm ẩn cũng như loại tác nhân gây bệnh. Mặc dù tỷ lệ hiện mắc của bệnh viêm mũi nghề nghiệp chưa được biết, có một số ngành nghề nhất định và sự phơi nhiễm nghề
nghiệp làm cho NLĐ có nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn. Ngoài ra, viêm mũi nghề nghiệp có thể có liên quan đến hen suyễn lao động và các triệu chứng khí quản.
Tỷ lệ và tỷ lệ mắc phải của viêm mũi nghề nghiệp trong quần thể nói chung hầu như chưa bao giờ được điều tra cụ thể. Dữ liệu từ Cơ quan đăng ký bệnh nghề nghiệp Phần Lan (1986 - 1991) cho thấy các ngành nghề có nguy cơ gia tăng bao gồm thợ làm bánh mì, chăn ni, NLĐ chế biến thực phẩm, bác sĩ thú y, nông dân, các nhà lắp ráp các sản phẩm điện tử/ điện và nhà chế tạo thuyền [81].
Làm việc trong môi trường với các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như nhiệt độ cao, độ ẩm cao, sự chuyển động khơng khí hạn chế, mơi trường khơng khí có đi kèm theo các hơi khí độc và các loại bụi, trong đó có bụi kim loại… cùng với công tác bảo hộ lao động chưa được đầy đủ thì cơ cấu bệnh tật ở NLĐ làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp khai thác quặng kẽm khá phong phú, trong đó có các bệnh về đường hô hấp trên như viêm mũi họng…
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Bảo (2012) [8] trên đối
tượng là NLĐ tại một số cơ sở khai thác mỏ từ năm 2009 đến năm 2011 cho
thấy tỷ lệ các bệnh lý mũi, xoang, thanh quản ở NLĐ dao động theo các năm từ
9,0% đến 13,0%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hải (2012) [82] trên
NLĐ làm việc tại nhà máy luyện thép Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ viêm mũi
xoang mạn tính rất cao, có tới 92,8% NLĐ mắc bệnh viêm mũi xoang mãn tính, trong đó với nhóm NLĐ trực tiếp thì tỷ lệ này lên tới 98,9% gấp 1,58 lần so với nhóm NLĐ làm việc gián tiếp và khơng có sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa NLĐ nam và nữ. Không chỉ những NLĐ làm việc trực tiếp tại các
khu vực khai thác quặng mà cả người dân sống xung quanh các khu vực đó cũng bịảnh hưởng ít nhiều về sức khỏe do những thay đổi về môi trường, vấn
đề xử lý chất thải của quá trình khai thác, sàng tuyển, chế biến quặng. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Hằng năm 2011 trên đối tượng nghiên cứu là người dân sống xung quanh xí nghiệp kẽm chì làng Hích, Thái Ngun cũng có
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hằng (2004) [7] nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật và tai nạn lao động của NLĐ xí nghiệp Luyện kim màu II (2000-2002) đã cho thấy tỷ lệ bệnh tai mũi họng ở NLĐ là 19,7%; tỷ
lệ này ở xí nghiệp cán thép Lưu Xá là 16,0% và xí nghiệp cán thép Gia Sàng là 28,58%.