Kỹ thuật thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số nhà máy chế biến quặng kẽm, đề xuất giải pháp dự phòng (Trang 65 - 68)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.8. Kỹ thuật thu thập thông tin

2.4.8.1. Đo mơi trường lao động

 Đo vi khí hậu: sử dụng thiết bịđo Testo 425, 645; Tiến hành đo 01 lần vào thời điểm giữa ca làm việc của NLĐ; mỗi phân xưởng đo 5 mẫu (4 góc 4 mẫu và trung tâm vị trí lao động 1 mẫu). Phương pháp đo và đánh giá kết quả theo TCVN 5508:2009 [103] và Thường quy kỹ thuật Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2002) [104].

 Đo bụi tồn phần, bụi hơ hấp, hơi khí độc (hơi nO, hơi Pb, hơi Cu, hơi Cd, khí CO và khí CO2):

+Thiết bị phân tích: máy cực phổ 646 VA Processor (Thụy sỹ); máy so màu UV-VIS 1201 (hãng Shimazu Nhật); máy sắc ký khí GC-9A (hãng Shimazu Nhật); máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Perkin Elmer (Mỹ); máy

đo PH Model 8311E - Yokogama (Nhật); cân phân tích có độ nhạy 10-5g của hãng Mettler (Thụy sỹ).

+Vị trí đo: tại các khu vực PX sàng tuyển, PX SX bột kẽm ô xit và PX SX kẽm kim loại, mỗi phân xưởng của các nhà máy, xí nghiệp tiến hành đo 3

mẫu (trung tâm vị trí lao động 1 mẫu đầu xưởng 1 mẫu, cuối xưởng 1 mẫu). Lấy mẫu môi trường khơng khí và lấy mẫu ở vị trí làm việc của NLĐ (ngang tầm hô hấp).

+Thời gian đo: Đo nhiều lần và lấy số trung bình trong tồn bộ 01 ca làm việc 8 giờ đối với tất cả các chỉ số bụi tồn phần, bụi hơ hấp, hơi nO, hơi Pb, hơi Cu, hơi Cd, khí CO và khí CO2.

+Phương pháp đo: theo Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và

môi trường, tập 1 [104]. Đánh giá kết quả so với TCCP theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộtrưởng Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 [92]. +Tất cả các mẫu đo đều được phân tích trong phịng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của Trạm Quan trắc và Phân tích mơi trường, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộlao động.

2.4.8.2. Phỏng vấn trực tiếp người lao động

 Cán bộ thực hiện phỏng vấn được tập huấn cách hỏi phiếu trước khi tiến hành điều tra. Tiến hành điều tra thử, hiệu chỉnh lại phiếu rồi mới điều tra chính thức.

 Phỏng vấn trực tiếp NLĐ theo mẫu phiếu xây dựng trước gồm: các thông tin về tuổi giới, tiền sử bệnh tật, các triệu chứng liên quan đến yếu tố

nghề nghiệp, mức độquan tâm đến sức khỏe, điều kiện làm việc..

 Phỏng vấn trực tiếp do các nghiên cứu viên Trung tâm Sức khỏe nghề

2.4.8.3. Khám lâm sàng

 Tổ chức khám lâm sàng và phân loại sức khỏe chung được thực hiện theo các nội dung quy định của Bộ Y tế (phân loại sức khỏe theo Quyết định 1613/BYT-QĐ [105]) do các bác sỹ chuyên khoa, các kỹ thuật viên của Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp và một số bệnh viện chuyên khoa thực hiện.

 Cách phân loại sức khỏe theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ: căn cứ vào sự phân loại các chỉ số, bác sĩ tiến hành phân loại sức khỏe:

+ Loại I: Cả 13 chỉ sốđều đạt loại I.

+ Loại II: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp Loại II. + Loại III: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III. + Loại IV: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV. + Loại V: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại V, xếp loại V.

2.4.8.4. Đo chức năng hô hấp

+Thiết bịđo: sử dụng máy đo ST-95, FUKUDA, của Nhật Bản.

+Phương pháp đo theo Thường quy kỹ thuật Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tâp 1 [104]: thực hiện đo các chỉ số FVC (thể tích khí thở ra tối

đa khi gắng sức thổi), FEV1 (thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên) và

một số chỉ số khác. Các chỉ số đo được so sánh với chỉ số lý thuyết.

2.4.8.5. Xét nghiệm máu

+ Xét nghiệm công thức máu: lấy máu tĩnh mạch, sử dụng chất chống

đông, bảo quản lạnh. Mẫu được phân tích trên máy huyết học tự động 24 thông số Symex XT-1800I tại Phòng xét nghiệm của Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp, Viện Bảo hộ lao động. Đánh giá có thiếu máu dựa trên chỉ số

huyết sắc tố: <12 g/dL ở nữ và < 13 g/dL ở nam [106].

+ Xét nghiệm hàm lượng kẽm, chì máu: lấy 0,5ml máu tồn phần (máu

tĩnh mạch), sử dụng chất chống đông, bảo quản lạnh. Mẫu được phân tích trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS tại Phòng xét nghiệm của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng môi trường và sức khỏe người lao động ở một số nhà máy chế biến quặng kẽm, đề xuất giải pháp dự phòng (Trang 65 - 68)