Hình 1 .4 Phiên bản chỉnh sửa đầu tiên của TAM
Hình 1.6 Mơ hình kết hợp TAM và TPB
(Nguồn: Taylor và Todd, 1995)
1.2 Các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu của Karami M. (2006)
Tác giả Karami sử dụng mơ hình TAM để phân tích “Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua vé máy bay điện tử tại Iran, gồm các biến”: (1) nhận thức sự hữu ích, (2) nhận thức tính dễ sử dụng, (3) niềm tin, (4) chuẩn mực chủ quan, (5) thái độ, (6) tiện nghi, (7) năng lực cá nhân
Với tập dữ liệu là 426 người dùng tại Iran được khảo sát 22/05/2005- 23/05/2005, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến đều có tầm ảnh hưởng mạnh đến hành vi của người tiêu dùng, trong đó quan trọng nhất là chuẩn chủ quan, sau đó là nhận thức kiểm sốt hành vi, thái độ và niềm tin.
Nghiên cứu của Ngô Trung Kiên (2011).
Tác giả sử dụng mơ hình kết hợp TAM và TBP để phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ 3G tại thành phố Hồ Chí Minh” gồm các biến: (1) rủi ro cảm nhận, (2) lợi ích cảm nhận, (3) sự thuận tiện, (4) ảnh hưởng của người thân, (5) giá trị tri thức, (6) sự hi sinh về tài chính, (7) hình ảnh nhà cung cấp.
Với tập dữ liệu là 204 người, tác giả đã xác định được các yếu ảnh hưởng, và không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ 3G tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó xác định Rủi ro cảm nhận và Ảnh hưởng người thân không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ 3G.
Nghiên cứu của Ahn J., Park J., Lee D. (2001)
Trong bài nghiên cứu với tiêu đề Risk-Focused e-Commerce Adoption Model - A Cross-Country Study, các tác giả kiểm chứng mơ hình e-Commerce Adoption Model (e-CAM), vốn là một mơ hình dựa trên TAM để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng mua bán trực tuyến. Cụ thể là mơ hình này gồm 2 biến cơ bản của mơ hình TAM là nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích và hai biến liên quan đến rủi ro khi mua bán trên mạng: nhận thức rủi ro với sản phẩm dịch vụ (perceived risk with products/services) và nhận thức rủi ro với giao dịch online (perceived risk in the context of online transaction).