CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.6.1. So sánh các yếu tố tài chính tác động đến nắm giữ tiền mặt của 2 nhóm nƣớc:
CASH Mỹ Anh Việt Nam Thái Lan Pakistan
DPO - + -
LEV - - - -
ROE +
SIZE + + + +
LIQ + - - + -
Nắm giữ tiền mặt giữa 2 nhóm quốc gia các nước phát triển và đang phát triển có những nét tương đồng. Các yếu tố tài chính: Tỷ lệ vay vốn, tỷ lệ chi trả cổ
tức, quy mô công ty và tỷ lệ thanh khoản đều tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt công ty, đặc biệt, chiều tác động cũng khá là giống nhau giữa 2 nhóm nước.
4.6.2. So sánh với kỳ vọng và các nghiên cứu trƣớc đây (theo kết quả hồi quy Bảng 4.13 đối với mơ hình GMM)
4.6.2.1. Đối với sự tác động của biến tỷ lệ vốn vay đối với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Theo kết quả hồi quy của mơ hình GMM tại Bảng 4.5.7 thì tỷ lệ vốn vay tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Tác động ngược chiều của tỷ lệ vốn vay đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty cũng ủng hộ kết luận của lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng cũng như các nghiên cứu trước đây như: Ferreira và Vilela (2004), Ozkan và Ozkan (2004), Nguyen, P., (2005), Saddour, K., (2006), Li Wenyao (2007) với lập luận rằng nợ có thể thay thế nắm giữ tiền mặt vì nợ làm giảm rủi ro đạo đức và giúp linh hoạt hơn và các cơng ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít sự giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho phép nhà quản lý quyết định nắm giữ tiền mặt cao hơn theo vấn đề về chi phí đại diện.
4.6.2.1. Đối với sự tác động của biến quy mô công ty đối với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Theo kết quả hồi quy của mơ hình GMM tại Bảng 4.5.7 thì quy mơ cơng ty tác động cùng chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả.
Tác động cùng chiều của quy mô công ty đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty ủng hộ kết luận của Saddour, K., (2006), Li Wenyao (2007) với lập luận đối với các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng thì quy mơ cơng ty càng lớn thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt càng cao nhắm đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và theo Opler và
cộng sự (1999) cho rằng các cơng ty lớn có thể được cho là thành cơng hơn do đó họ có thể tích trữ tiền mặt nhiều hơn.
Tuy nhiên, kết quả lại trái ngược với các nghiên cứu của Al-Najjar và
Belghita (2011) cho rằng các cơng ty lớn ít có khả năng xảy ra tình trạng phá sản
hơn so với các cơng ty nhỏ, và ít chịu các chi phí liên quan đến kiệt quệ tài chính và phá sản; do đó ít có nhu cầu nắm giữ nhiều tiền mặt.
4.6.2.3. Đối với sự tác động của biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu đối với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Theo kết quả hồi quy của mơ hình GMM tại Bảng 4.5.7 thì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty, không phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả khi cho rằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty.
So sánh với các nghiên cứu trước đây như kết luận Nguyen P.(2005), Li Wenyao (2007), ), Al-Najjar và Belghita (2011), Ferreira và Vilela (2004), Dittmar et al (2003) và Drobetz và Grüninger (2007) lại cho rằng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu tác động cùng chiều của đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty với lập luận lợi nhuận của công ty được dùng để chi trả cổ tức, thanh toán cho nhà cung cấp….và giữ lại dưới hình thức tiền mặt, như vậy đồng nghĩa với việc khi cơng ty có lợi nhuận thấp thì các khoản theo đó mà thấp đi, hay nói cách khác lợi nhuận và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương
4.6.2.4. Đối với sự tác động của biến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Theo kết quả hồi quy của mô hình GMM tại Bảng 4.5.7 thì tỷ lệ chi trả cổ tức không tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty và không phù hợp với kỳ vọng của tác giả khi cho rằng tỷ lệ chi trả cổ tức không tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty.
So sánh với các nghiên cứu trước đây như lý thuyết đánh đổi, Hofmann, C., (2006), Al-Najjar và Belghita (2011) lại cho rằng tỷ lệ chi trả cổ tức tác động ngược chiều của đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty với lập luận khi công ty chi trả cổ tức có thể đánh đổi chi phí của việc nắm giữ tiền mặt bằng cách giảm việc chi trả cổ tức. Nói cách khác, các cơng ty chia cổ tức cho các cổ đơng của họ thì có nhiều khả năng huy động vốn với chi phí thấp hơn khi cần thiết bằng cách giảm các chi trả cổ tức (Al-Najjar & Belghitar, 2011) và theo Ozkan và Ozkan (2004: 2106) lập luận rằng khi nguồn tài trợ nội bộ của công ty thấp, việc cắt giảm chi trả cổ tức giúp cơng ty giảm chi phí cần thiết, do đó, các cơng ty chi trả cổ tức thì có thể nắm giữ tiền mặt ít hơn vì cơng ty có nhiều khả năng gia tăng huy động vốn khi cần thiết bằng cách cắt giảm cổ tức.
4.6.2.5. Đối với sự tác động của biến tỷ lệ thanh khoản đối với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Theo kết quả hồi quy của mơ hình GMM tại Bảng 4.5.7 thì tỷ lệ thanh khoản không tác động đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty và không phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả khi cho rằng tỷ lệ thanh khoản không tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty.
So sánh với các nghiên cứu trước đây như kết luận của Ferreira và Vilela (2004), Al-Najjar & Belghitar, (2011), Hofmann, C., (2006) và Li Wenyao (2007), lại cho rằng tỷ lệ thanh khoản có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty với lập luận rằng các cơng ty có nhiều tài sản có tính thanh khỏan có thể chuyển đổi sang tiền mặt một cách nhanh chóng thì sẽ có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt ít hơn.