Khung phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 28)

Qua lý thuyết, các nghiên cứu trước và điều kiện, tình hình thực tế tại địa bàn tỉnh, bản thân dùng khung phân tích trong luận văn để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long như sau:

1. Giới tính của chủ hộ

Ở vùng nơng thơn, những hộ có gia đình chủ hộ là nam có nhiều khả năng thốt nghèo hơn những hộ có chủ hộ là nữ. Điều đó là do nam thường có cơ hội việc làm cao hơn nữ, ngành nghề việc làm cũng đa dạng hơn, từ đó tạo ra thu nhập cao hơn nữ. Trong khi nữ thường ít cơ hội việc làm với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu nhập từ nam trong gia đình.

2. Trình độ học vấn của chủ hộ:

Những hộ thốt nghèo là những hộ có chủ hộ số năm đi học tương đối cao, cơ hội tìm kiếm được việc làm và có thu nhập ổn định. Từ đó các hộ này có điều kiện để học tập nâng cao trình độ nhằm vươn lên thoát nghèo. Số năm đi học trung bình của chủ hộ càng cao thì cơ hội tiếp cận khoa học cơng nghệ và ứng dụng vào sản xuất càng lớn, giúp cho hộ có khả năng tăng thu nhập, có cơ hội thốt nghèo. Giả định rằng số năm đi học trung bình của chủ hộ tỷ lệ thuận với xác suất thoát nghèo.

3. Số người sống phụ thuộc:

Tỷ lệ người sống phụ thuộc càng cao, hộ phải gánh nhiều chi phí hơn cho sinh hoạt, học hành, khám chữa bệnh ... Những người sống phụ thuộc ở đây là những người còn trong độ tuổi đến trường, người già, bệnh tật mất khả năng lao

động và những người trong độ tuổi lao động nhưng học vấn thấp, khó tìm kiếm việc làm, sống ỷ lại, lười lao động. Do đó, khả năng thốt nghèo sẽ thấp hơn hộ có ít người phụ thuộc.

4. Đất đai:

Cho biết diện tích đất mà mỗi hộ có để sản xuất. Ở nơng thơn, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, nguồn tạo ra thu nhập. Giả định rằng với điều kiện như nhau nếu hộ nào có nhiều hơn về diện tích đất canh tác thì khả năng thốt nghèo càng cao và ngược lại khơng có đất hoặc quy mơ đất ít thì khả năng thốt nghèo thấp.

5. Vốn vay từ định chế chính thức:

Nói lên khả năng tiếp cận với các khoản vay tín dụng chính thức. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Giả định rằng những hộ tiếp cận được khoản vay tín dụng chính thức thì khả năng thốt nghèo càng cao và ngược lại những hộ khơng có vay từ các định chế chính thức thì khả năng thốt nghèo càng thấp.

6. Nghề nghiệp và việc làm:

Có việc làm thường xuyên phù hợp với ngành nghề là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng thoát nghèo. Người nghèo thường khơng có việc làm, làm th hoặc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong khi người khá giả thường có việc làm trong những lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định. Giả định rằng hộ có việc làm phù hợp thì khả năng thốt nghèo càng cao và ngược lại.

7- Đường ô tô:

Hộ gia đình có đường ơ tơ đến tận nhà thì cơ hội tự tạo ra cơng ăn việc làm nhiều hơn như có thể mua bán kinh doanh, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, tiếp cận được cơ sở hạ tầng như điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc được dễ dàng hơn ...Giả định rằng những hộ có đường ơ tơ đến tận nhà thì khả năng thoát nghèo càng cao và ngược lại những hộ ở càng xa đường ô tô hay khơng có đường ơ tơ đến tận nhà thì khả năng thốt nghèo sẽ thấp hơn.

8- Đường đến chợ:

đình càng gần chợ thì cơ hội tìm kiếm việc làm, mua bán kinh doanh được dễ dàng và thuận tiện hơn, tạo ra thu nhập cao hơn. Giả định những hộ gia đình có khoảng cách từ nhà đi đến chợ càng gần thì khả năng thoát nghèo càng cao và ngược lại những hộ có khoảng cách từ nhà đi đền chợ càng xa thì khả năng thốt nghèo càng thấp.

9- Thành phần dân tộc:

Nhiều nghiên cứu cho thấy thường những gia đình thuộc dân tộc thiểu số thì khả năng thốt nghèo càng thấp, đây cũng là giả định của nghiên cứu.

Hình 1. Khung phân tích Hộ thốt Hộ thốt nghèo Học vấn Vốn vay Giới tính Người phụ thuộc Đất đai Thành phần dân tộc Đường ô tô Nghề nghiệp Đường đến chợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)