I. TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, XÃ HỘI
2. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội huyện Long Hồ
Huyện Long Hồ có diện tích 196,59 km2, dân số 147.142 người, thành phần dân tộc phần lớn là người Kinh. Huyện nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh Vĩnh Long: Bắc giáp huyện Cái Bè (giáp Sông Tiền) của tỉnh Tiền Giang; Nam giáp huyện Tam Bình cùng tỉnh; Tây giáp thành phố Vĩnh Long và Tây Nam
2011 2012 2013 2014
Tổng số hộ dân 267.484 170.343 276.214 275.924 Tổng số hộ nghèo 21.158 16.353 12.623 9.766
giáp huyện Châu Thành của tỉnh Đồng Tháp; Đông giáp huyện Chợ Lách của tỉnh Bến Tre và huyện Mang Thít cùng tỉnh.
Huyện gồm 1 thị trấn huyện lị là Long Hồ và 14 xã: Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hồ Phước, Hồ Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hoà, Hoà Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.
Thế mạnh kinh tế của Long Hồ là nông nghiệp, trước đây, cây trồng chủ yếu của huyện là lúa và hoa màu. Huyện xác định khai thác thế mạnh thủy sản để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nơng dân thực hiện các mơ hình đa dạng: ni cá ruộng lúa, cá ao hồ, nuôi trong mương vườn….
Là huyện nằm ven thành phố Vĩnh Long, định hướng phát triển của Long Hồ là trở thành khu, cụm công nghiệp - thương mại dịch vụ vệ tinh của thành phố. Giai đoạn 2007 - 2010, huyện Long Hồ quy hoạch sử dụng 19.298 ha diện tích đất tự nhiên cho mục tiêu phát triển kinh tế. Theo đó, diện tích đất nơng nghiệp 13.066 ha, đất phi nơng nghiệp 6.186 ha trong đó 1.188 ha dành cho đất ở và 2.503 ha đất chuyên dùng tập trung bố trí quy hoạch các khu sản xuất cơng nghiệp gốm và vật liệu xây dựng.
Huyện tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang phi nông nghiệp 1.646 ha, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 1.996 ha trong đó chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang trồng cây lâu năm 1.319 ha, đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất cây hàng năm khác 422 ha và chuyển sang nuôi trồng thủy sản 67,8 ha để nâng cao giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.
Năm 2010, huyện Long Hồ phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu cụ thể như: tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt trên 1.000 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 462 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội hơn 1.800 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 14,44 triệu đồng/người/năm.
Huyện có khu cơng nghiệp Hồ Phú, đã được khởi cơng giai đoạn 2 vào ngày 27 tháng 03 năm 2010. KCN Hòa Phú – giai đoạn II có tổng diện tích gần 130 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 438 tỷ đồng, trong đó diện tích đất cơng nghiệp
chiếm trên 91 ha, đất trung tâm điều hành 2,82 ha, đất cơng trình đầu mối kỹ thuật 02 ha, đất giao thông 18,08 ha, đất cây xanh (tập trung và cách ly) 15,96 ha.
Quan tâm công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, nhất là đối với lao động nông thôn gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới; trong giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo 10.643 lao động; qua đào tạo đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho 5.786 lao động; nâng tổng số lao động có việc làm đến năm 2015 là 99.938 người tăng 5.531 người so năm 2010. Đến năm 2015 cơ cấu lao đông trong nông nghiệp đạt 53,52%, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 21,42%.
Triển khai thực hiện tốt các biện pháp giảm nghèo theo hướng bền vững; tỷ lệ giảm nghèo bình quân giai đoạn 2010-2015 là 1,3%/năm. Đến 6 tháng đầu năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,05%.
Tổng quan về 3 xã được khảo sát:
Xã Phước Hậu có diện tích tự nhiên 9,35 km2, dân số là 10.216 người, mật độ dân số đạt 1.092 người/km2 , với số hộ nghèo là 80 hộ.
Xã Long Phước có diện tích tự nhiên 13,21 km2, dân số là 12.580 người, mật độ dân số đạt 952 người/km2 , với số hộ nghèo là 110 hộ.
Xã Tân Hạnh có diện tích tự nhiên 14,46 km2, dân số là 14.116 người, mật độ dân số đạt 976 người/km2 , với số hộ nghèo là 135 hộ.
Kinh tế của 3 xã chủ yếu là nông nghiệp sản xuất lúa, hoa màu; tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ nhỏ.