Phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 60)

I. Gợi ý chính sách để thốt nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

2. Phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ

Theo kết quả phân tích ở trên, khi một hộ gia đình có đường ơ tơ đến tận nhà thì khả năng thốt nghèo của hộ càng cao. Vì vậy, để các hộ nghèo trên địa bàn huyện Long Hồ thốt nghèo, thì huyện cần quan tâm nhiều đến việc phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ, phát triển rộng khắp mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện, nhất là mạng lưới giao thông nông thôn, đường liên xã, liên ấp, nhằm tạo điều kiện cho người dân đi lại, buôn bán, kinh doanh sản xuất, vận chuyển hàng hóa ...

Hiện nay, một số xã trong huyện thực hiện mơ hình xây dựng nơng thôn mới, nên cơ sở hệ thống đường ơ tơ đã phủ kín khắp huyện. Tuy nhiên, do điều kiện về thời tiết chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm đến mùa nước lũ đã làm ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn bị sụp lún, tốn chi phí sửa chữa rất nhiều. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân, mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Ở phạm vi nguồn lực ngân sách có hạn của một huyện, ngồi việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, hỗ trợ của Nhà nước, huyện

cần có chính sách thu hút tham gia đầu tư từ khu vực tư nhân, kể cả sự góp sức của người dân tại địa phương để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Huyện cần có những định hướng quy hoạch phát triển, mở rộng các khu thương mại, chợ truyền thống, khu dân cư và kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài trên cơ sở đổi đất lấy hạ tầng ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện long hồ tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)