Truyền máu hịa hợp kháng ngun nhóm máu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của viện huyết học truyền máu trung ương để đảm bảo truyền máu có hiệu lực (Trang 49 - 53)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Truyền máu hịa hợp kháng ngun nhóm máu

Tại các nước tiên tiến, vấn đề truyền máu cho bệnh nhân SCD đã được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu nhằm thực hiện truyền máu an tồn và có hiệu lực nhất cho BN, giúp cho BN được sống khỏe, sống có chất lượng, hạn chế các tai biến truyền máu, hạn chế việc điều trị thải s t..., những cố g ng này đã mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân SCD, thalassemia, BN rối loạn sinh tủy... được quản lý, được xác định KN nhóm máu HC và thực hiện truyền máu hịa hợp KN nhóm máu ngay t lần

đầu tiên vào viện thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất cao cho BN [71], [72], [73],[74],[75],[76].

Truyền máu cho bệnh nhân SCD là một vấn đề đã được rất nhiều tác giả trên thế giới quan tâm t rất sớm [71],[72],[73],[74],[75]. Tác giả Osby (2005) qua nghiên cứu phân tích số liệu báo cáo của 1.182 phịng xét nghiệm thuộc khu vực B c Mỹ đã cho thấy: Có 743 phịng xét nghiệm ch xác định nhóm máu hệ ABO, Rh (D) cho bệnh nhân SCD khi được truyền máu; Có 439 phịng xét nghiệm thì đã xác định đầy đủ cả nhóm máu hệ ABO, kháng nguyên D, C, c, E, e của hệ Rh, kháng nguyên K của hệ Kell cho bệnh nhân SCD trước khi BN được truyền máu và những BN có đã KTBT thì được u cầu thêm sử dụng máu khơng có các kháng nguyên tương ứng với KTBT (Jka, Jkb, S, K và E) trên HC của người cho [76]. Tác giả Rosse (1990), qua nghiên cứu 1.814 bệnh nhân SCD cũng cho thấy tỷ lệ BN có kháng thể bất thường là khá cao (18%), kháng thể hay gặp ở những BN này là KT chống E, KT chống C, KT chống K và KT chống Lewis, do vậy tác này đề nghị cần mở rộng xét nghiệm thêm cho BN kháng nguyên E, C của hệ Rh và kháng nguyên K của hệ Kell cho những NHM để có thể cung cấp đủ, kịp thời những đơn vị máu mà có KN nhóm máu phù hợp với bệnh nhân [102]. Tác giả Julie – An (2003) qua nghiên cứu trên các bệnh nhi cho thấy KTBT thường xuất hiện sớm, ch sau một tuần BN được truyền máu và tác giả này cũng cho rằng việc thực hiện truyền máu hịa hợp KN nhóm máu thêm cả hệ Rh, hệ Kell cho BN là rất hiệu quả và đã giúp giảm tỷ lệ sinh KTBT ở bệnh nhân SCD [135]. Tác giả Vichinsky (2001) cho rằng hầu hết các KT đồng miễn dịch ở BN thalassemia, SCD là KTBT chống lại kháng nguyên E, C và K, do vậy tác giả này đề nghị tất cả BN thalassemia và SCD phải được truyền máu hòa hợp kháng nguyên E, C và K; Tác giả Vichinsky cũng cho rằng việc xây dựng và xác định KN hệ Rh (D, C, c, E, e) và K cho NHM hiện vẫn cịn khó khăn, tuy

nhiên chương trình này cần tiếp tục được đ y mạnh để làm giảm các tai biến truyền máu cho BN và nếu thực hiện thêm truyền máu hòa hợp KN nhóm máu hệ Kell và Rh cho bệnh nhân SCD thì có thể giảm được tới 90% các tai biến truyền máu do có sự bất đồng KN nhóm máu giữa BN và người cho [73]. Tác giả Castro (2002) qua nghiên cứu 351 bệnh nhân SCD cho thấy tỷ lệ KTBT ở nhóm BN này là khá cao (29%), qua tính tốn tác giả này đã đưa ra nhận xét: nếu BN được truyền máu hịa hợp KN nhóm máu cả hệ ABO, Rh và Kell thì có thể ngăn cản được việc sinh KTBT ở bệnh nhân với tỷ lệ 53,3%, nếu BN được truyền máu hịa hợp KN nhóm máu của cả hệ ABO, Rh, Kell, Duffy, MNS (S) và Kidd thì có thể ngăn cản được việc sinh KTBT ở 70,8% bệnh nhân. Tác giả này cũng đề nghị rằng cần thực hiện truyền máu hịa hợp KN nhóm máu hệ ABO, Rh, Kell, Kidd và Duffy cho tất cả bệnh nhân SCD ngay t lần đầu vào viện để phòng ng a việc sinh KTBT sau khi BN được truyền máu [81].

Hiện nay, xét nghiệm sàng lọc KTBT đã được đưa vào làm thường quy theo đúng quy định của Thông tư 26/2013/TT- BYT để bảo đảm ATTM cho những BN được truyền máu tại Viện HHTMTU [136]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Bùi Thị Mai An (2010 và 2012) [124],[125], Nguyễn Anh Trí (2012) [128] và Phạm Quang Vinh (2012) [137] đã cho thấy tỷ lệ KTBT ở BNBM nói chung dao động t 5- 10%. Tỷ lệ KTBT gặp ở BN thalassemia thì cao hơn, tác giả Hồng Thị Thanh Nga và CS (2014) qua nghiên cứu 637 BN thalassemia cho thấy tỷ lệ KTBT ở nhóm BN này là 9,7%, tỷ lệ KTBT ở BN thalassemia qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà và CS (2014) là 10,6% [130],[131]. Khảo sát tỷ lệ KTBT ở BNBM cho thấy có tới 60,9% là KTBT chống lại kháng nguyên C, E, c, e của hệ Rh và 25,9% là KT chống kháng nguyên Mia của hệ MNS [125]. Với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, nếu chúng ta thực hiện truyền máu hòa hợp KN nhóm máu cho BN

thalassemia cả hệ nhóm máu ABO, Rh (D, C, c, E, e) và hệ MNS (Mia) thì có thể ngăn cản việc sinh KTBT ở BNBM tới 86,8%, còn nếu truyền máu có thêm sự hịa hợp KN nhóm máu hệ Kidd, Duffy, P1Pk và Lewis thì có thể ngăn cản nguy cơ sinh KTBT cho BNBM tới trên 90% và đây chính là một biện pháp hữu hiệu để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch, hạn chế tối đa được tai biến tan máu cấp và muộn cho BN được truyền máu [124],[125],[128],[130],[131].

Bộ panel HC sàng lọc, định danh KTBT do Viện HHTMTU sản xuất bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, lại mang tính đặc thù của người Việt Nam và có chất lượng cao ngang với tiêu chu n chất lượng quốc tế hiện đang được sử dụng để triển khai xét nghiệm sàng lọc và định danh KTBT thường quy cho BNBM và NHM tại Viện HHTMTU [95],[96],[97],[98], [99], [128],[134].

Đánh giá khả năng phát hiện và tính ứng dụng của bộ panel hồng cầu sàng lọc, định danh KTBT được sản xuất trong nước vào thực tiễn lâm sàng nhằm phát hiện, định danh KTBT cũng như việc thực hiện truyền máu hòa hợp KN nhóm máu cho BNBM, góp phần bảo đảm ATTM và nâng cao hiệu quả điều trị là hết sức cần thiết và cần được triển khai nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát hiện kháng thể bất thường bằng bộ panel hồng cầu của viện huyết học truyền máu trung ương để đảm bảo truyền máu có hiệu lực (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)