1.3. Chuẩn mực kế toán về ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
1.3.3. Những điểm khác biệt
VAS 10 được ban hành dựa trên chuẩn IAS 21 nên phần lớn có nội dung giống IAS 21, nhưng đó là phiên bản ban hành năm 1993; nếu so với IAS 21 (2003)
sẽ thấy nhiều điểm khác biệt. So sánh VAS 10 và IAS 21 (2003), giúp người viết
hiểu rõ hơn về các quy định của Việt Nam và quốc tế hiện nay. Theo quan điểm của người viết, giữa VAS 10 và IAS 21 (2003) có những điểm khác biệt sau:
Thứ nhất, xét ở khía cạnh tổ chức ban hành chuẩn mực thì đối với chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như của Mỹ hay Malaysia đều do Ủy Ban Soạn thảo Chuẩn Mực ban hành; ở các nước, đây thường là một tổ chức phi chính phủ và của hội
nghề nghiệp lập ra. Cịn ở Việt Nam, chuẩn mực kế tốn do Vụ chế độ kế toán –
kiểm toán trực thuộc Bộ Tài Chính ban hành. Mặc dù, chuẩn mực do hiệp hội nghề nghiệp ban hành khơng có tính chế tài cao như do cơ quan quản lý của Chính phủ, nhưng ở phương diện vận dụng vào thực tiễn thì chuẩn mực do tổ chức nghề nghiệp ban hành có tính thực tiễn cao hơn và cập nhật sự thay đổi cũng nhanh chóng hơn.
Thứ hai, về các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực, như: “đơn vị tiền tệ kế toán” trong VAS 10 được định nghĩa là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức
trong việc ghi sổ và lập báo cáo tài chính (tương đương với “đồng tiền báo cáo”
của IAS 21 - 1993). Tuy nhiên trong IAS 21 (2003) thì, “đồng tiền báo cáo” đã được
thay thế bởi hai thuật ngữ riêng biệt là “đồng tiền chức năng” để chỉ đồng tiền sử
dụng trong hạch toán kế toán của một doanh nghiệp và “đồng tiền trình bày” để chỉ
đồng tiền được sử dụng trong việc trình bày báo cáo tài chính.
Thứ ba, đồng tiền sử dụng trong việc ghi sổ và lập báo cáo tài chính, theo
định nghĩa “đơn vị tiền tệ kế tốn” trong VAS 10 thì đồng tiền hạch tốn kế tốn và đồng tiền trình bày báo cáo tài chính là cùng một đồng tiền, trong khi đó theo quy định của IAS 21 (2003) thì đồng tiền chức năng và đồng tiền trình bày báo cáo có
thể khác nhau (và đã đưa ra các hướng dẫn để chuyển đổi báo cáo tài chính trong
những trường hợp khác nhau đó). VAS 10 quy định đồng tiền sử dụng trong việc
ghi sổ và lập báo cáo tài chính là đồng Việt Nam, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một đồng tiền khác thì phải được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính, trong khi đó IAS 21 đưa ra các hướng dẫn để doanh nghiệp xác định đồng tiền chức năng, doanh
doanh nghiệp chỉ được sử dụng một đồng tiền làm đơn vị tiền tệ kế toán6, nhưng IAS 21 lại cho phép doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một hoặc nhiều đồng tiền bất kỳ7; tại Malaysia thì quy định các báo cáo tài chính được trình bày tại Malaysia phải sử dụng đồng Ringit8.
Thứ tư, ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái:
a. Theo VAS 10, trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản
cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi
thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cũng như khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng Cân đối kế tốn. Khi TSCĐ hồn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được
phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm. Tuy nhiên, theo IAS 21 quan điểm vốn hóa như trên đã bị bãi bỏ và khơng cho phép vốn hóa chênh lệch tỷ giá hối đối dù trong bất kỳ tình huống nào, theo đó chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ cũng như khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh vào thu nhập hoặc chi phí.
b. IAS 21 đưa ra quy định ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái trong
trường hợp: lãi hoặc lỗ của một khoản mục phi tiền tệ được phân loại như là vốn
chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá hối đối của khoản mục đó phải được ghi nhận vào
vốn chủ sở hữu. Ngược lại, nếu lãi hoặc lỗ của một khoản mục phi tiền tệ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo hoạt động kinh doanh, chênh lệch tỷ
giá hối đoái của khoản mục đó phải được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trên
báo cáo hoạt động kinh doanh. Trong VAS 10, quy định này không được đề cập. c. Đối với việc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, về cơ bản quy định của VAS 10 và IAS 21 là giống nhau. Tuy nhiên
6 [6, đoạn 03]
7 [34, paragraph 38]
trong các văn bản hướng dẫn hạch toán kế toán của Việt Nam, chênh lệch tỷ giá phát sinh như trên được hạch toán qua một tài khoản trung gian là TK 413 – “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trước khi được kết chuyển vào thu nhập hoặc chi phí thay vì
hạch tốn trực tiếp vào thu nhập hoặc chi phí như thơng lệ quốc tế và các nước.
Điều này, tạo nên sự vịng vo, khó hiểu cho người làm kế tốn và rất khó giải thích
cho các nhà quản lý, các chun gia kế tốn ngước ngồi hiểu được.
Thứ năm, phân loại các hoạt động ở nước ngoài: quy định trong VAS 10
giống như SFAS 52 và IAS 21 (1993). Tuy nhiên, IAS 21 (2003) đã bãi bỏ những quy định này, đồng thời cũng phát triển khái niệm đồng tiền chức năng đã được đưa ra trong SFAS 52 từ năm 1981. Trong VAS 10, hồn tồn khơng có khái niệm đồng tiền chức năng và không đưa ra các hướng dẫn để xác định đồng tiền chức năng của một doanh nghiệp.
Thứ sáu, đồng tiền chức năng là đồng tiền của nền kinh tế lạm phát cao: Theo IAS 21 (2003), báo cáo tài chính của doanh nghiệp có đồng tiền chức năng là
đồng tiền của nền kinh tế lạm phát cao, phải được trình bày lại theo IAS 29 “Báo
cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát”, trước khi áp dụng phương pháp chuyển đổi báo cáo tài chính theo quy định. Vấn đề này khơng được đề cập trong
VAS 10.