Thu nhập của các hộ gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Kết quả sinh kế

4.5.1 Thu nhập của các hộ gia đình

Thu nhập là chỉ tiêu quan trọng nhất tạo nên sinh kế của người dân. Theo Báo cáo số 89/2013/BC-UBND ngày 08/4/2013 của UBND thị xã, thu nhập bình quân đầu người của người dân thị xã đạt 18 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân đầu người của người dân tái định cư là 12 triệu đồng/người/năm, song kết quả khảo sát cho thấy thu nhập bình quân đầu người của những hộ làm nông nghiệp tại 3 điểm phỏng vấn là rất thấp. Nhiều hộ thuộc diện nghèo theo chuẩn nghèo của Việt Nam áp dụng cho giai đoạn 2011 - 201521, quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng chính phủ.

Hộ nghèo chiếm 54% tổng số hộ, trong đó tỉ lệ hộ nghèo lần lượt ở các điểm: Tổ dân phố 6 chiếm 76%, Bản Xá 34%, và Bản Bắc 2 là 59%. Số hộ cận nghèo chiếm 3%. Đặc biệt, có những hộ khơng có việc gì làm, thu nhập vài chục nghìn đồng/người/tháng nên chỉ có thể trông chờ vào nguồn trợ cấp gạo của nhà nước. Trong khi đó, tại Báo cáo 89/BC-UBND ngày

08/4/2013 của UBND thị xã Mường Lay về kết quả thực hiện cơng tác di dân, tái định cư thì

21 hộ gia đình nghèo ở nơng thơn là hộ gia đình có mức thu nhập bình qn từ 400.000đồng/người/tháng (4.800.000đồng/người/năm) trở xuống; hộ gia đình nghèo thành thị, thu nhập từ 500.000đồng/người/tháng.

số tổng số hộ nghèo đến thời điểm 31/11/2012 chỉ là 176 hộ, chiếm 6,23% tổng số hộ trên địa bàn, hộ nghèo là hộ dân tái định cư trong thị xã là 69 hộ.

Hình 4.15: Tỉ lệ những hộ nghèo trong số những hộ gia đình được khảo sát

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Điều đáng quan tâm nữa, đó là căn cứ việc chia khu tái định cư tập trung đô thị và tái định cư nơng thơn và áp dụng chính sách một cách cứng nhắc đã tạo ra sự bất công bằng giữa các điểm tái định cư. Tổ dân phố 6 thuộc phường Sông Đà và Bản Xá thuộc phường Na Lay là khu vực tái định cư tập trung đơ thị, do đó chuẩn nghèo áp dụng là mức cho hộ nghèo thành thị, từ 500.000đ/người/tháng trở xuống. Riêng Bản Bắc 2 thuộc khu vực tái định cư nông thôn, những hộ bị coi là nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ/người/tháng trở xuống. Như vậy, vơ hình chung, những hộ đáng ra là hộ nghèo và được hưởng chính sách cho người nghèo ở điểm tái định cư đô thị đã khơng được hưởng chính sách này do chuẩn nghèo cao hơn điểm tái định cư nông thôn, đồng thời không được hưởng BHYT.

0 5 10 15 20 25 Tổ dân phố 6 Bản Xá Bản Bắc 2 Số hộ nghèo Số hộ khảo sát

Hình 4.16: Những hoạt động tạo nguồn thu nhập của các hộ gia đình

Đan tấm cót ép Chăn nuôi quy mô nhỏ

Trồng lúa Nuôi, đánh bắt thủy sản

Với mức thu nhập hiện tại, có 54% số hộ khảo sát rơi vào diện nghèo. Khi xem xét tình trạng nghèo góc độ nhân khẩu, con số này còn cao hơn, tỉ lệ là 76%, 34%, 59% theo thứ tự cho 3 điểm phỏng vấn là Tổ dân phố 6, Bản Xá và Bản Bắc 2. Điều này thêm khẳng định việc đa số các hộ khi được hỏi về mong muốn gì từ chính quyền, đều có chung một số nội dung, đó là xin nhà nước trợ cấp thêm một đến hai năm lương thực, mong nhà nước sớm tạo quỹ đất nông nghiệp để trồng trọt, trợ con, cây giống và hướng dẫn kỹ thuật ni trồng là đúng.

Hình 4.17: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Cơ cấu thu nhập trên thể hiện số liệu tổng hợp từ ba điểm khảo sát mà không phản ánh riêng từng điểm. Ở Tổ dân phố 6, hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất từ đan tấm cót, ở Bản Xá thì từ chăn ni, đánh bắt cá và bn bán nhỏ, cịn ở Bản Bắc 2 lại từ chăn ni và trồng lúa. Song có hai điểm chung của cả ba điểm này, đó là những hoạt động cần nhiều người và chi phí giá thành cao như trồng trọt, chăn nuôi lại cho thu nhập rất thấp, trong khi gia đình nào có người làm cơng ăn lương như làm cơng, viên chức nhà nước hoặc làm thuê thì thu nhập của gia đình đó cao hơn hẳn những gia đình thuần nơng.

3% 1% 1% 9% 16% 6% 10% 3% 47% 4% Lúa Ngơ Sắn Trâu Lợn Gà Đan cót Cá Lương Kinh doanh

Bảng 4.3: So sánh thu nhập của người làm nông nghiệp và người có lương

Đơn vị tính: nghìn đồng

Điểm khảo sát

Người làm nông nghiệp Người làm công ăn lương Số người nhập/năm Tổng thu người Số nhập/năm Tổng thu

Tổ dân phố 6 84 293.528 7 205.600

Bản Xá 75 458.720 15 539.400

Bản Bắc 2 85 320.546 6 253.200

Tổng: 244 1.072.794 28 998.200

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Bảng trên cho thấy, chỉ có 28 người làm cơng, có lương và chiếm 11% tổng số nhân khẩu của 63 hộ gia đình, nhưng có thu nhập 998.200.000đồng/năm, chiếm tới 93% tổng thu nhập của 63 hộ khảo sát. Điều này cho thấy thu nhập từ làm nông nghiệp là rất thấp và vấn đề quan trọng là phải đào tạo nghề, chuyển đổi từ nghề nông sang phi nơng nghiệp.

Hộp 4.5: Chuyện tấm cót ép

Anh Lị Văn P đang hướng dẫn cách đan tấm cót ép. Năm nay anh 38 tuổi, có vợ ngồi 30 tuổi và hai con. Anh cho biết, ở tổ dân phố 6 thuộc khu Nam Đồi cao, nhiều người đàn ơng biết đan như anh do khơng có việc gì khác để làm.

Mỗi tấm cót có kich thước rộng 1m, dài 7m, bán tại nhà với giá từ 35 đến 37 nghìn đồng. Để có ngun liệu làm cót, các gia đình phải dùng xe máy hoặc đi thuyền đến khu vực có cây nứa cách nhà khoảng 5km, sau đó chèo lên núi, vào rừng để tìm và chặt. Mang về cưa thành những đoạn dài khoảng 1m, sau đó chẻ mỏng, phơi khơ trong thời gian 1 ngày nếu có nắng to. Mỗi lần đi lấy bằng xe máy, mất cả buổi cũng chỉ được 5 cây. Một cây nứa to làm được 1 tấm cót, 3 cây nhỏ làm được 2 tấm.

Hoạt động khai thác gia tăng, nguồn nứa ngày càng khan hiếm, nhiều khi phải tranh nhau, và thời gian này, nhà nước cấm khai thác để bảo vệ rừng đầu nguồn. Nếu tính cả thời gian đi lấy, chẻ, phơi, và đan, mỗi người một ngày chỉ đan được một tấm. Tính chi phí xăng xe, cơng đi lấy, cơng đan… thu nhập chẳng đáng là bao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)