Tỉ lệ những hộ nghèo trong số những hộ gia đình được khảo sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 45)

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Điều đáng quan tâm nữa, đó là căn cứ việc chia khu tái định cư tập trung đô thị và tái định cư nơng thơn và áp dụng chính sách một cách cứng nhắc đã tạo ra sự bất công bằng giữa các điểm tái định cư. Tổ dân phố 6 thuộc phường Sông Đà và Bản Xá thuộc phường Na Lay là khu vực tái định cư tập trung đơ thị, do đó chuẩn nghèo áp dụng là mức cho hộ nghèo thành thị, từ 500.000đ/người/tháng trở xuống. Riêng Bản Bắc 2 thuộc khu vực tái định cư nông thôn, những hộ bị coi là nghèo khi thu nhập bình quân đầu người từ 400.000đ/người/tháng trở xuống. Như vậy, vơ hình chung, những hộ đáng ra là hộ nghèo và được hưởng chính sách cho người nghèo ở điểm tái định cư đơ thị đã khơng được hưởng chính sách này do chuẩn nghèo cao hơn điểm tái định cư nông thôn, đồng thời không được hưởng BHYT.

0 5 10 15 20 25 Tổ dân phố 6 Bản Xá Bản Bắc 2 Số hộ nghèo Số hộ khảo sát

Hình 4.16: Những hoạt động tạo nguồn thu nhập của các hộ gia đình

Đan tấm cót ép Chăn nuôi quy mô nhỏ

Trồng lúa Nuôi, đánh bắt thủy sản

Với mức thu nhập hiện tại, có 54% số hộ khảo sát rơi vào diện nghèo. Khi xem xét tình trạng nghèo góc độ nhân khẩu, con số này còn cao hơn, tỉ lệ là 76%, 34%, 59% theo thứ tự cho 3 điểm phỏng vấn là Tổ dân phố 6, Bản Xá và Bản Bắc 2. Điều này thêm khẳng định việc đa số các hộ khi được hỏi về mong muốn gì từ chính quyền, đều có chung một số nội dung, đó là xin nhà nước trợ cấp thêm một đến hai năm lương thực, mong nhà nước sớm tạo quỹ đất nông nghiệp để trồng trọt, trợ con, cây giống và hướng dẫn kỹ thuật ni trồng là đúng.

Hình 4.17: Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Cơ cấu thu nhập trên thể hiện số liệu tổng hợp từ ba điểm khảo sát mà không phản ánh riêng từng điểm. Ở Tổ dân phố 6, hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất từ đan tấm cót, ở Bản Xá thì từ chăn ni, đánh bắt cá và bn bán nhỏ, cịn ở Bản Bắc 2 lại từ chăn ni và trồng lúa. Song có hai điểm chung của cả ba điểm này, đó là những hoạt động cần nhiều người và chi phí giá thành cao như trồng trọt, chăn nuôi lại cho thu nhập rất thấp, trong khi gia đình nào có người làm công ăn lương như làm công, viên chức nhà nước hoặc làm thuê thì thu nhập của gia đình đó cao hơn hẳn những gia đình thuần nơng.

3% 1% 1% 9% 16% 6% 10% 3% 47% 4% Lúa Ngơ Sắn Trâu Lợn Gà Đan cót Cá Lương Kinh doanh

Bảng 4.3: So sánh thu nhập của người làm nơng nghiệp và người có lương

Đơn vị tính: nghìn đồng

Điểm khảo sát

Người làm nông nghiệp Người làm công ăn lương Số người nhập/năm Tổng thu người Số nhập/năm Tổng thu

Tổ dân phố 6 84 293.528 7 205.600

Bản Xá 75 458.720 15 539.400

Bản Bắc 2 85 320.546 6 253.200

Tổng: 244 1.072.794 28 998.200

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Bảng trên cho thấy, chỉ có 28 người làm cơng, có lương và chiếm 11% tổng số nhân khẩu của 63 hộ gia đình, nhưng có thu nhập 998.200.000đồng/năm, chiếm tới 93% tổng thu nhập của 63 hộ khảo sát. Điều này cho thấy thu nhập từ làm nông nghiệp là rất thấp và vấn đề quan trọng là phải đào tạo nghề, chuyển đổi từ nghề nông sang phi nông nghiệp.

Hộp 4.5: Chuyện tấm cót ép

Anh Lị Văn P đang hướng dẫn cách đan tấm cót ép. Năm nay anh 38 tuổi, có vợ ngồi 30 tuổi và hai con. Anh cho biết, ở tổ dân phố 6 thuộc khu Nam Đồi cao, nhiều người đàn ông biết đan như anh do khơng có việc gì khác để làm.

Mỗi tấm cót có kich thước rộng 1m, dài 7m, bán tại nhà với giá từ 35 đến 37 nghìn đồng. Để có ngun liệu làm cót, các gia đình phải dùng xe máy hoặc đi thuyền đến khu vực có cây nứa cách nhà khoảng 5km, sau đó chèo lên núi, vào rừng để tìm và chặt. Mang về cưa thành những đoạn dài khoảng 1m, sau đó chẻ mỏng, phơi khơ trong thời gian 1 ngày nếu có nắng to. Mỗi lần đi lấy bằng xe máy, mất cả buổi cũng chỉ được 5 cây. Một cây nứa to làm được 1 tấm cót, 3 cây nhỏ làm được 2 tấm.

Hoạt động khai thác gia tăng, nguồn nứa ngày càng khan hiếm, nhiều khi phải tranh nhau, và thời gian này, nhà nước cấm khai thác để bảo vệ rừng đầu nguồn. Nếu tính cả thời gian đi lấy, chẻ, phơi, và đan, mỗi người một ngày chỉ đan được một tấm. Tính chi phí xăng xe, cơng đi lấy, cơng đan… thu nhập chẳng đáng là bao.

4.5.2 Chi tiêu của các hộ gia đình

Bảng 4.4: Tổng hợp các khoản chi trong một năm của các hộ gia đình

ĐVT: Nghìn đồng

Điểm khảo sát

TỔNG HỢP CÁC KHOẢN CHI TRONG MỘT NĂM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TÁI ĐỊNH CƯ NƠNG NGHIỆP

Gạo Thực phẩm Quần áo

Giáo dục Ốm đau Lễ tết, ma chay, cưới hỏi Tiền

điện Điện thoại Xăng xe Tổng chi

Chênh lệch thu, chi Tổ dân phố 6 147.840 524.300 18.050 104.100 21.400 109.000 24.840 16.320 30.240 848.250 (349.122) Bản Xá 149.280 655.260 18.150 75.600 18.800 133.900 42.720 24.840 31.920 1.001.190 (3.070) Bản Bắc 2 218.328 511.200 19.300 94.600 16.300 157.400 33.660 20.760 26.760 879.980 (306.234) Tổng: 515.448 1.690.760 55.500 274.300 56.500 400.300 101.220 61.920 88.920 2.729.420 (658.426)

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Kết quả khảo sát cho thấy, ở cả 3 điểm nghiên cứu, tổng thu nhập của các hộ gia đình khơng đủ cho chi phí, dù đây chỉ là những khoản chi thiết yếu để đảm bảo cuộc sống. Riêng chỉ khu vực Bản Xá, đời sống người dân ổn hơn cả vì số nhân khẩu tương đương hai điểm còn lại, nhưng hầu hết các khoản chi đều cao hơn, và có số chênh lệch thu chi ở mức âm thấp nhất.

Hình 4.18: Cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ thông tin Bảng hỏi

Do thu nhập của các gia đình thấp nên chi tiêu trong năm chủ yếu là tiền ăn, chiếm tới 68% tổng chi tiêu. Một khoản chi chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu nữa, đó là chi lễ tết, ma chay, cưới hỏi vì ngồi những khoản chi thơng thường giống người Kinh, người Thái cịn có những tục khác như cúng lúa mới vào dịp tháng Mười, làm lý để tưởng nhớ người thân đã mất vào quý tư hàng năm. Những buổi làm lý như thế, có gia đình làm tới vài chục mâm cỗ mời họ hàng. Tập tục nhiều khiến chi cho những khoản này chiếm tới 11% tổng chi tiêu, phần nào gây khó khăn hơn cho người dân ở đây.

15% 53% 2% 10% 2% 11% 2% 2% 3% Gạo Thực phẩm Quần áo Giáo dục Ốm đau

Lễ tết, ma chay, cưới hỏi Tiền điện

Điện thoại Xăng xe

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận

Hai dự án thành phần là Nhà máy thủy điện Sơn La và Hệ thống đường giao thơng tránh ngập đã hồn thành sớm so với kế hoạch dự kiến, được coi là một thành công, mang lại sản lượng lớn điện cho phát triển kinh tế và đóng góp nguồn thu ngân sách quan trọng cho quốc gia. Việc tái thiết lại thị xã Mường Lay đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của một vùng đất, từ lạc hậu trở thành một khu đô thị mới với cảnh quan khá đẹp.

Tuy nhiên, dự án di dân tái định cư tại Điện Biên đã bị chậm tiến độ và nảy sinh nhiều bất cập. Mặt trái của dự án là đã lấy đi hầu hết quỹ đất nông nghiệp của thị xã, trong khi chính quyền, sau nhiều năm vẫn loay hoay trong việc khai hoang, cải tạo đất để trả cho nông dân. Hậu tái định cư, dù đã ổn định chỗ ở được 5 năm, nhưng do khơng có đất làm nơng nghiệp, người dân nơi đây lâm vào cảnh thất nghiệp, nhiều gia đình đã và đang rơi vào cảnh nghèo đói và bế tắc. Nguồn cơng ăn, việc làm trên địa bàn thị xã ít do sản xuất kém phát triển, mặt khác công tác đào tạo chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, số người được đào tạo ít. Học vấn thấp, kỹ năng lao động thuần nông đã trở thành rào cản lớn, khiến người tái định cư nơng nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn sinh kế. Nguyên nhân của tình trạng đó là: Nhà nước đã chưa nghiên cứu kỹ đặc điểm, điều kiện của những khu, điểm tái định cư, chưa hoàn thiện được cơ sở hạ tầng nơi đến, chưa tạo được quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã di chuyển các hộ tái định cư đi. Chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư cịn phức tạp, chậm trễ; trình độ một số cán bộ làm cơng tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư hạn chế, chưa nắm rõ chính sách dẫn đến đưa ra khơng ít phương án bồi thường, hỗ trợ sai, gây thiệt thòi cho người tái định cư. Nhiều khoản hỗ trợ đã được quy định, song nhà nước không thực hiện.

5.2 Kiến nghị chính sách

Để cải thiện sinh kế những hộ dân tái định cư nông nghiệp tại thị xã Mường Lay, đề tài đưa ra những giải pháp sau:

Thứ nhất: Đơn giản các thủ tục hành chính, nhanh chóng thanh toán nốt tiền đền bù, hỗ trợ

cho người tái định cư, giúp họ giải quyết những khó khăn trước mắt và có vốn làm ăn. Tiếp tục hỗ trợ gạo cho những gia đình thiếu đói trong thời gian nhà nước chưa tạo được quỹ đất nông nghiệp giao cho người dân. Sớm hồn thiện những cơng trình cơng cộng (nhà sinh hoạt bản, các điểm trường, khu xử lý rác thải…), bể chứa nước, sân phơi, rãnh thoát nước như đã đề ra trong các quyết định của nhà nước để đảm bảo đời sống cho người dân.

Thứ hai: Huy động nguồn thu từ Tập đoàn điện lực Việt Nam và những địa phương có số thu ngân sách từ thủy điện Sơn La22. Nguồn thu này dùng để lập quỹ hỗ trợ người tái định cư

thông qua việc hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng, cung cấp vốn để người dân có thể phát triển hoạt động chăn nuôi, trồng trọt; Nhà nước đứng ra bảo đảm cho người dân vay ngân hàng với những khoản vay dài hạn, lãi suất thấp và điều kiện vay dễ dàng. Chính sách hỗ trợ vốn và cho vay ưu đãi chỉ đạt hiệu quả khi đi cùng với đó là những dự án sản xuất cụ thể, có sự đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với mỗi loại hình đầu tư cho người dân.

Để có thể sớm mang lại nguồn thu và cải thiện sinh kế những hộ làm nông nghiệp với điều kiện về tự nhiên của khu vực thị xã, trước hết cần đầu tư cho hoạt động nuôi, đánh bắt thủy sản. Tiếp đó là phát triển chăn ni gia súc và trồng rừng nguyên liệu để phát triển nghề thủ công như mây, tre đan.

Thứ ba: Tạo quỹ đất sản xuất. Đây chính là giải pháp mang tính lâu dài, mang lại sinh kế bền

vững cho các hộ tái định cư nông nghiệp. Điều kiện là đất phải đảm bảo độ màu mỡ, đủ nước tưới và có khoảng cách thuận tiện cho người dân có thể canh tác cho sản lượng, tránh được nạn trộm cắp hay tàn phá của gia súc.

Thứ tư: Chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt. Do là vùng đặc biệt khó khăn, số lượng các doanh nghiệp vừa ít, quy mơ nhỏ, nên cần phải có chính sách ưu đãi hơn nữa dành cho những doanh nghiệp đang hoạt động và thu hút những doanh nghiệp địa phương khác đến đầu tư kinh doanh bằng biện pháp tăng thời gian và mức ưu đãi thuế, tạo điều kiện thuận lợi về đất làm mặt bằng, điều kiện vay vốn, và thủ tục hành chính nhanh chóng.

22 Trong 3 năm, từ 2010 đến 2013, Nhà máy thủy điện Sơn La nộp ngân sách nhà nước 1.300 tỷ đồng. Riêng tỉnh Điện Biên, từ 2010 đến tháng 9/2013, thu thuế tài nguyên của nhà máy này là 98,5 tỷ đồng.

Thứ năm: Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho nông dân. Nếu đào tạo được một lượng lao

động lớn và có tay nghề thực sự, thì đây chính là giải pháp sẽ mang lại mức thu nhập cao và ổn định hơn cho người tái định cư nông nghiệp và giúp họ cải thiện được cuộc sống. Khi đó, những doanh nghiệp tại tỉnh Điện Biên giảm bớt việc phụ thuộc nguồn lao động huy động từ những tỉnh miền xuôi lên.

Thứ sáu: Phát triển du lịch, có cơ chế khuyến khích việc liên kết tours giữa các doanh nghiệp

làm du lịch của Điện Biên với các đơn vị cùng ngành của tỉnh Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu để phát triển du lịch sinh thái sông nước dọc con sông Đà để phát huy những tiềm năng sẵn có về cảnh quan thiên nhiên và cơ sở hạ tầng, mang lại tăng trưởng kinh tế cho thị xã, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người tái định cư.

5.3 Tính khả thi của những kiến nghị chính sách

Những kiến nghị chính sách của đề tài được rút ra từ kết quả nghiên cứu, số liệu phản ánh trung thực sinh kế của các hộ gia đình tái định cư nơng nghiệp, phương pháp nghiên cứu khoa học. Đó là những lý do thuyết phục những nhà làm chính sách liên quan đến dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La nói riêng và những thủy điện khác cần nghiên cứu kỹ hơn để có thể đề ra chính sách phù hợp, mang lại cuộc sống tốt hơn cho người tái định cư, đặc biệt là những người tái định cư nông nghiệp.

5.4 Hạn chế của đề tài

Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên việc phỏng vấn 63 hộ gia đình tại 3 điểm bản có thể chưa đủ để phản ánh chính xác hồn tồn sinh kế của các hộ tái định cư nông nghiệp tại thị xã Mường Lay; Dự định tìm và phỏng vấn các chuyên gia để kiểm định tính đúng đắn trong việc chọn vùng, điểm tái định cư, hay phương pháp cải tạo đất khai hoang để sớm có quỹ đất sản xuất nơng nghiệp cho nơng dân chưa thể thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ (2004), Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2. Chính phủ (2013), "Bản đồ hành chính", Cổng thơng tin điện tử nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, truy cập ngày 15/9/2013 tại địa chỉ: http://gis.chinhphu.vn/.

3. Cục thống kê tỉnh Điện Biên (2013), Niên giám thống kê năm 2012.

4. Đăng Phong (2012), "Hỗ trợ mạnh cho các hộ tái định cư thủy điện Sơn La", Dân Việt, truy cập ngày 12/4/2014 tại địa chỉ:

http://danviet.vn/xa-hoi/ho-tro-manh-cho-cac-ho-tai-dinh-cu-du-an-thuy-dien-son-la- 140835.html.

5. Đại sứ quán Đan Mạch, Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Thụy Điển (2011), Nhận diện

và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai tại Việt Nam, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Thuỷ điện Sơn La.

7. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Sơn La.Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND tỉnh Điện Biên về việc sửa đổi, bổ sung quy định hỗ trợ thuê phương tiện vận chuyển tài sản dự án tái định cư thủy điện Sơn La

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)