Đất nơng nghiệp của người dân trước khi có hồ thủy điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 27)

Nguồn: https://www.google.com.vn/search

Trước khi bị thu hồi, dù khơng có nhiều đất canh tác, sản lượng lúa không cao nhưng người dân vẫn có đủ gạo để ăn. Chỉ một số ít gia đình bị đói khi giáp hạt.

Hình 4.6: Diện tích đất sản xuất trung bình của các nơng hộ trước tái định cư.

Nguồn: Tính tốn từ thơng tin Bảng hỏi

11 Xem Phụ lục 6 1.019 1.414 10 1.309 6.457 159 4.514 14.781 624 - 5.000 10.000 15.000 20.000 Đất ruộng Đất nương Đất ao S m 2 Tổ 6 Bản Xá Bản Bắc 2

Đất sản xuất, trước tái định cư, trung bình mỗi hộ gia đình của tổ dân phố 6, nơi ít đất canh tác

nhất cũng có 1.019m2

đất trồng lúa, 1.414m2 đất nương, và cao nhất là bản Bắc 2, mỗi gia đình có 4.514m2 đất ruộng, 14.781m2

đất nương, và 624m2 đất ao để ni cá.

Hình 4.7: Đất nơng nghiệp chìm trong lịng hồ thủy điện

Nguồn: Tác giả chụp vào tháng 9/2013

Khi có dự án thủy điện, các khu, điểm tái định cư được hình thành, những ngơi nhà san sát nhau. Dù gọi là tái định cư theo hình thức di vén12

nhưng thực tế, đây có thể gọi là hình thức

tái định cư theo chiều thẳng đứng, xung quanh nhà dân chỉ còn lại núi cao và nước hồ mênh

mông. Không chỉ mất đất trồng lúa, hoạt động chăn ni gia súc, gia cầm cũng gặp khó khăn do khơng cịn khơng gian hay mặt bằng để chăn thả.

Hình 4.8: Quỹ đất sản xuất trước và sau tái định cư ở Tổ dân phố 6

Nguồn: Tính tốn từ thơng tin Bảng hỏi

12

Là việc di chuyển người dân đến vị trí mới ở chỗ cao hơn trong phạm vi sinh sống hiện nay của họ.

Đất ruộng Đất nương Đất ao Hiện tại - Trước TĐC 21.400 29.700 200 - 21.400 29.700 200 0 10000 20000 30000 40000 S ố m 2 Hiện tại Trước TĐC

Toàn bộ số hộ gia đình làm nơng nghiệp thuộc khu Nam Đồi Cao, trong đó có tổ dân phố 6 đã khơng cịn một m2 đất nông nghiệp. Cuộc sống của người dân ở đây gặp vơ vàn khó khăn, một số hộ chỉ trông chờ vào việc đan tấm cót ép làm từ cây nứa lấy trong rừng, những gia đình khác thì chăn ni gia súc, gia cầm nhưng chỉ để cải thiện bữa ăn, không tạo ra nguồn thu nhập.

Hình 4.9: Quỹ đất sản xuất trước và sau tái định cư ở Bản Xá

Nguồn: Tính tốn từ thơng tin Bảng hỏi

Cũng như tổ dân phố 6, ở Bản Xá, người dân cũng mất tồn bộ đất nơng nghiệp. Riêng đất nương còn lại chưa đến 25%, nhưng đất này ở xa nhà, và chủ yếu dùng để trồng cây trẩu, khơng mang lại giá trị kinh tế, chỉ có tác dụng chống xói mịn rừng đầu nguồn.

Hình 4.10: Quỹ đất sản xuất trước và sau tái định cư ở Bản Bắc 2

Nguồn: Tính tốn từ thơng tin Bảng hỏi

Riêng ở Bản Bắc 2, người nông dân vẫn còn được một phần đất bán ngập khu vực lịng hồ, khi mùa khơ, nước hồ rút xuống, người dân có thể canh tác lúa một vụ. Ngồi ra, những gia đình ở

Đất ruộng Đất nương Đất ao Hiện tại - 39.000 - Trước TĐC 27.496 135.600 3.349 - 50.000 100.000 150.000 S ố m 2 Hiện tại Trước TĐC Đất ruộng Đất nương Đất ao Hiện tại 27.470 116.930 - Trước TĐC 94.792 310.400 13.098 - 100.000 200.000 300.000 400.000 S ố m 2 Hiện tại Trước TĐC

đây còn giữ lại được một phần đất nương ở gần nhà, nên vẫn trồng được ít ngơ, sắn, chuối... làm thức ăn phục vụ cho chăn ni.

Hình 4.11: Bãi đất khai hoang tại cơng trình thủy lợi Na Tung

Nguồn: Tác giả chụp vào tháng 9/2013

Hình 4.12: Bãi đất khu thủy lợi bản Đớ và Biên bản giao đất chuyên trồng lúa nước

Sau khi khai hoang 3 bãi đất13 và xây những cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, BQLDA thị xã đã tổ chức cho dân đi thăm đất và trồng thử một giống cây dễ thích nghi như đỗ tương, ngơ, lạc, nhưng đất mới khai hoang, và chủ yếu là đất đá xít khơ cằn, chưa cải tạo, nằm trên địa hình đồi, núi cao, độ dốc lớn nên cây không sống được. Mặt khác do những khu đất này cách xa nơi ở của người dân, riêng bãi Na Tung lên tới 6 km, việc đi lại khó khăn, khơng thể trơng nom để tránh trâu ăn hoặc trộm lấy, do đó kết quả là sau nhiều lần họp giao đất với mục đích

chuyên trồng lúa nước, không một hộ dân nào ký nhận những mảnh đất trên.

Về tài nguyên rừng, hiện tại tồn bộ diện tích rừng đang thuộc sự quản lý của nhà nước mà

chưa giao rừng để người dân chủ động quản lý, trồng và khai thác. Từ năm 2010, mỗi gia đình được hỗ trợ vài trăm nghìn đồng tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng, nguồn tiền từ EVN chi trả. Như vậy, chính sách giao rừng cho dân chưa được thực hiện, tài nguyên rừng bị khai thác bừa bãi, trong khi người dân thì thất nghiệp.

4.1.3 Nguồn vốn tài chính

Tiền tiết kiệm: Hầu hết các gia đình được hỏi đều khơng có tiền tiết kiệm. Tiền bồi thường đất,

tài sản và hoa màu, họ đã dùng làm nhà mới, nhiều nhà cịn khơng đủ. Ngun nhân là nhà mới to đẹp hơn nhà cũ, nhiều nhà chuyển từ nhà tocxi14 sang làm nhà sàn bằng gỗ. Chỉ một số ít gia đình được đền bù với số tiền lớn, ngồi làm nhà, họ còn dùng để chia cho con cái, đầu tư cho buôn bán nhỏ hoặc cho con ăn học.

Về tín dụng, theo quy định, mỗi hộ tái định cư được vay của Ngân hàng chính sách một khoản

tối đa 30 triệu đồng, không cần thế chấp, lãi suất 7,8%/năm, thời gian từ 2 đến 5 năm. Để vay cho mục đích sản xuất kinh doanh, người dân phải vay của Ngân hàng Nông nghiệp, với lãi suất 1,25%/tháng, mức vay tùy thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp, thời hạn 2 năm.

Từ thời điểm bắt đầu thu hồi đất năm 2009 đến tháng 9 năm 2013, 79% hộ có vay vốn, với tổng số tiền vay là 1.555 triệu đồng. Trung bình mỗi hộ vay 31,1 triệu đồng. Thơng tin và thủ

13 Bãi tưới cơng trình thủy lợi Na Tung, rộng 13,8 ha, giao cho 06 bản là Quan Chiên, Nậm Cản, Bắc 1, Bắc 2, bản Ô và bản Na Ka với 258 hộ; Bãi tưới cơng trình thủy lợi Bản Mo, rộng 06 ha, giao cho bản Hốc và bản Bó, với 148 hộ; Bãi tưới cơng trình thủy lợi bản Đớ, rộng 15 ha, giao cho 08 bản là Chi Luông 1, Chi Luông 2, bản Đớ, Nghé Toong, Na Nát, bản Xá, bản Đán, tổ dân phố 6 phường Sông Đà, với 298 hộ.

14 Nhà có cột bằng gỗ, tường làm bằng cật tre đan, được trát bằng rơm trộn với bùn, cũng có nhà trộn thêm ít cát và xi măng. Khi tường khô, nhà được quét nước vôi.

tục thực hiện các khoản vay đơn giản do có sự trợ giúp của trưởng bản, tổ trưởng dân phố và cán bộ tín dụng. Song theo phản ánh, đa số các hộ gia đình đều cho rằng trong hồn cảnh khơng có cơng ăn việc làm, mức lãi suất như vậy là cao. Mặt khác, nhiều gia đình muốn tăng vốn để đầu tư cho chăn nuôi nhưng không được vay tiếp do chưa thanh toán lãi và gốc của khoản vay trước đó. Một số hộ khơng dám vay vì lo rằng làm ăn khơng hiệu quả mà vẫn phải trả lãi, nên nếu có thể, họ chỉ vay người thân để không phải chịu lãi.

Hình 4.13: Mục đích vay vốn

Nguồn: Tính tốn từ thơng tin Bảng hỏi

Có tới 48 % số hộ gia đình vay vốn với mục đích duy nhất là làm nhà, tiếp đó là 26% vay dùng cho đầu tư, cụ thể là nuôi lợn, 9% cho con đi học, còn lại từ 4% đến 5% hộ vay để chữa bệnh, xin việc cho con15. Lý do tiền vay để làm nhà là vì theo phong trào tại thị xã, nhà tái định cư nào cũng to, đẹp hơn. Mặt khác, việc phá dỡ ngôi nhà cũ cùng với quá trình vận chuyển đã làm vật liệu ngơi nhà cũ hư hỏng nhiều, không tận dụng được để làm nhà mới.

4.1.4 Nguồn vốn vật chất

Cơ sở hạ tầng vật chất của địa phương như hệ thống đường xá, trường học, bệnh viện, chợ, hệ

thống phát thanh, truyền hình, và nhà cửa của người dân tái định cư được quy hoạch, xây mới khang trang và tốt hơn. Nhiều người dân nói rằng họ khơng ngờ việc thay đổi diện mạo của thị xã lại diễn ra nhanh đến như vậy, lúc ban đầu tưởng chừng phải mất trên mười năm mới có thể làm được như vậy.

15 Xem Phụ lục 7 48% 26% 4% 4% 9% 5% 4% Làm nhà Chăn ni Bán tạp hóa Làm vó bè Cho con đi học Xin việc Chữa bệnh

Tài sản phục vụ sản xuất, chỉ những hộ gia đình ở Bản Bắc 2 cịn giữ lại những tài sản phục

vụ sản xuất như trâu bò, máy xay xát. Hai điểm còn lại là tổ dân phố 6 và Bản Xá, những tài sản này người dân không giữ lại hoặc đã bán do khơng cịn đất sản xuất. Trước tái định cư, các gia đình thường ni từ một tới vài con trâu để lấy sức kéo, nhưng đến nay, số lượng trâu cịn rất ít. Ngun nhân do khơng cịn khơng gian để chăn thả, bị mất trộm, hoặc bị chết do dịch bệnh.

Tài sản phục vụ sinh hoạt, như xe máy, tivi, chảo thu tín hiệu truyền hình vệ tinh, điện thoại di

động…, trên 90% các hộ tái định cư có những tài sản này. Số lượng có tăng hơn so với trước tái định cư do người dân có tiền đền bù, một mặt do con cái lớn, nên họ mua sắm thêm để phục vụ nhu cầu đi lại.

Về những hàng hóa sản xuất, do là một thị xã vùng sâu, hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, nên hàng

hóa sản xuất ra rất ít, chỉ gồm nơng sản với số lượng nhỏ, không đủ cung cấp cho riêng địa bàn thị xã mà phụ thuộc nguồn cung từ những tỉnh miền xuôi. Dịch vụ cũng kém phát triển, từ khi thị xã được tái thiết với mục đích phát triển du lịch sinh thái sông nước, nhiều khách sạn đã mọc lên với tiêu chuẩn 3, 4 sao, nhưng khơng có khách. Có khách sạn chi phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng, đến nay muốn bán lại với giá 5 tỷ đồng, vẫn khơng có ai mua.

4.1.5 Nguồn vốn xã hội

Về cơ bản, nguồn vốn xã hội của các hộ gia đình tái định cư khơng thay đổi nhiều so với thời điểm trước tái định cư, những điểm tái định cư bố trí tập trung những hộ đã từng là hàng xóm của nhau, nhờ đó, dù khơng gian có thay đổi nhiều nhưng nếp sinh hoạt cộng đồng và tình làng nghĩa xóm vẫn được giữ, không tạo ra cú sốc.

Cơ sở hạ tầng khá phát triển, trong đó có hệ thống truyền thơng nên nguồn thơng tin về chủ trương, chính sách của nhà nước, nông nghiêp, nông thôn… được thông tin đến người dân khá đầy đủ. Ngoài ra, những chương trình như dạy nghề, phổ biến kiến thức về chăn ni, tín dụng… được triển khai trực tiếp tới người dân thông qua những buổi họp tập trung.

Việc tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Hội nông dân… phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của

các thành viên của hộ gia đình, song đa số các gia đình đều có người tham gia một hoặc vài tổ chức này để sinh hoạt và nhận những thơng tin cần thiết từ đó.

4.2 Các nguồn gây tổn thương

4.2.1 Mất đất sản xuất nông nghiệp

Với người làm nông nghiệp, đất sản xuất là tài sản quan trọng nhất, nguồn tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập chính. Song do để phục vụ thực hiện dự án thủy điện Sơn La, nhà nước đã thu hồi tồn bộ đất nơng nghiệp của người dân. Sau năm năm kể từ ngày thu đất, chính quyền vẫn chưa tạo được đất nơng nghiệp để đối trừ, điều này đã tạo nên cú sốc lớn đối với người dân, khiến họ không chủ động được nguồn lương thực, đời sống trở nên bất ổn.

4.2.2 Thiên tai, biến đổi khí hậu

Mường Lay là khu vực dễ bị lũ quét. Lịch sử đã chứng kiến 2 đợt lũ quét vào năm 1993 dẫn tới việc phải chuyển toàn bộ trung tâm tỉnh Lai Châu cũ (thị xã Mường Lay hiện tại) về thành phố Điện Biên Phủ, và trận lũ quét năm 1996 gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Hiện tượng gió lốc cũng thường xuyên xảy ra vào tháng 4, tháng 5 hàng năm gây tốc mái, đổ nhà, táp gãy cây cối. Gió hanh bên Lào thổi sang vào mùa khô, rét độc, rét hại về mùa đơng có thể làm chết gia súc, gia cầm và gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng cũng như sản lượng của các loại hoa màu.

4.2.3 Giá cả thị trường

Giá cả hàng hóa trong những năm vừa qua liên tục tăng cao, trong khi Mường Lay là thị xã nhỏ, cách thành phố Điện Biên Phủ 105 km, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đủ tự cung tự cấp, phần lớn hàng hóa phải đưa từ miền xi và thành phố lên, do đó sau khi cộng phí vận chuyển và chênh lệch, thường có giá cao hơn so với những nơi khác từ 10% đến 15%, trong khi thu nhập của người dân khu vực thị xã thấp, khiến đời sống của họ càng thêm khó khăn.

4.2.4 Nước lòng hồ

Trong khoảng thời gian năm 2009 đến 2010, hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra mạnh mẽ, lượng cây cối bị chặt lớn và nằm ở khu vực lòng hồ. Khi nước hồ dâng lên, những xác cây

ngâm trong nước bị phân hủy, và khi mực nước rút xuống, lượng rác này gom lại khu vực đáy hồ gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước và khơng khí nghiêm trọng, dẫn đến một lượng khá lớn trâu của người dân chăn thả khu vực gần hồ bị chết do trong một khoảng thời gian dài uống phải nước này, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân.

Cũng theo phản ánh của người dân, mực nước lòng hồ, khi mùa nước lên, cao hơn so với mức tối đa 195m do EVN công bố, và lên xuống khơng ổn định, do đó ảnh hưởng lớn đến việc ni cá lồng bè, đặc biệt là gây chết lúa vụ Hè Thu.

4.3 Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án thủy điện Sơn La tại Mường Lay

4.3.1 Trình tự thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư Hình 4.14: Trình tự thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư Hình 4.14: Trình tự thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên quy định taị Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ

Theo trình tự trên, UBND tỉnh Điện Biên giao việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ thị xã Mường Lay thực hiện. Đồng thời, chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định gồm các thành viên được trưng tập từ Sở tài chính,

Bước 1

•UBND tỉnh thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư của thị xã gồm UBND thị xã, BQLDA thị xã, Chi cục thuế, Mặt trận tổ quốc. Phổ biến chủ trương thu hồi đất, kế hoạch bồi thường, hỗ trợ.

Bước 2

•HĐBT triển khai cơng tác đo, đếm, xác minh giá trị thực tế, đối chiếu với bản tự kê khai đất, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa mầu của các hộ gia đình.

Bước 3

•HĐBT lập phương án áp giá cho đất, tài sản vật kiến trúc, cây cối hoa mầu.

Bước 4

•HĐBT trình kết quả xác minh và phương án đền bù lên Tổ công tác liên ngành của tỉnh (gồm người của Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường, Cục thuế...) thẩm định.

Bước 5

•Tổ cơng tác của tỉnh tổng hợp các phương án sau khi đã xem xét, trình UBND thị xã phê duyệt quyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)