CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.5 Kinh nghiệm quốc tế về mua bán, sáp nhập ngân hàng trên thế giới
Hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới diễn ra đa dạng, rất phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp. Bản thân hoạt động này mang theo nhiều kinh nghiệm để có thể áp dụng cho những quốc gia có hoạt động M&A ngân hàng ra đời sau. Nhìn qua các kinh nghiệm M&A thành cơng và thất bại của một số ngân hàng trên thế giới trong thời gian qua, đối chiếu với thực tiễn hoạt động của các ngân hàng TMCP trong nước và lộ trình tái cơ cấu lại một số ngân hàng, đồng thời tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới để lựa chọn những bài học kinh nghiệm có tính tương đồng với định hướng của Chính phủ, NHNN Việt Nam.
- Thương vụ Bank Of America và tập đoàn bất động sản Countrywide. Vào ngày 11/01/2007, Bank of America công bố mua Countrywide Financial với giá 4,1 tỷ USD. Thương vụ hoàn thành vào ngày 01/07/2008 đã giúp Bank of America có thị phần lớn trong lĩnh vực thế chấp tuy nhiên, Countrywide đã gặp những khó khăn lớn trong cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản dưới chuẩn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Bank of America đã khơng biết được những rủi ro này của Countrywide, dẫn đến hậu quả Bank of America phải chịu tất cả những khoản thế chấp có giá trị thấp, các khoản lỗ bất động sản có liên quan, chi phí pháp lý và thanh quyết toán với chủ sở hữu nhà, cơ quan nhà nước và liên bang
Bài học rút ra: Vấn đề minh bạch, tiếp cận thông tin là nguyên nhân chính
của thất bại này, do Bank of America đã không biết được những rủi ro này của Countrywide dẫn đến thiệt lại chi phí 47 tỷ USD. Cần tìm hiểu kĩ, minh bạch thơng tin trong các thương vụ M&A đặc biệt là M&A trong lĩnh vực Ngân Hàng
- Thương vụ Ngân hàng Commerce International Merchant Bankers (CIMB) và Rashid Hussain Berhad bank (RHB), vốn đang là ngân hàng lớn thứ 2 và thứ 4 Malaysia về tài sản trong giai đoạn, sẽ sáp nhập với Malaysia Building Society
thơng qua hợp đồng hốn đổi cổ phiếu trong năm 2014-2015, tuy nhiên lãnh đạo các bên đã thông báo ngừng hoạt động sáp nhập vì khơng thống nhất được giá trị của các bên liên quan thương vụ này
Bài học rút ra: Không đạt được sự thống nhất trong vấn đề định giá trong
thương vụ M&A do những yếu tố tài sản vơ hình như thương hiệu, mạng lưới , tình hình kinh tế quốc gia dẫn đến cổ phiếu sụt giảm… Sự bất đồng này nên có sự can thiệp của một bên trung lập giúp định giá, thống nhất thỏa thuận giữa các bên tham gia.
- Thương vụ Nations Bank- Bank of America và Montgomery Securities vào tháng 10/1997. Sau sáp nhập, hầu hết những chuyên viên đầu tư của Montgomery Securities đã nghỉ việc do bất về quản lý và văn hoá với NationsBank-Bank of America, một số họ sau khi nghỉ việc chuyển sang làm cho Thomas Weisel, đối thủ của Montgomery Securities.
Bài học rút ra: Khơng có chiến lược quản trị nhân sự phù hợp để giữ chân đội
ngũ nhân viên giỏi, lành nghề sau sáp nhập thì kết quả hoạt động sau M&A sẽ không thành cơng trọn vẹn.
Ngồi những thương vụ thất bại, trên thế giới cũng ghi nhận nhiều thương vụ thành công, tiêu biểu như hai vụ sáp nhập của Wells Fargo Bank với Crocker National Corporation và New York Bank với Irving Bank Corporation vào những năm 1980 tại Mỹ.
Đối với thương vụ Wells Fargo Bank với Crocker National Corporation, sau sáp nhập Wells Fargo đã giảm chi phí phi lãi suất xuống khoảng 240 triệu USD, trong khi đó vẫn duy trì thu nhập phi lãi suất là 480 triệu USD. Kết quả là chi phí điều hành rịng đã giảm từ 1,185 tỷ USD xuống còn 948 triệu USD
Đối với vụ sáp nhập giữa New York Bank với Irving Bank Corporation là do thu nhập phi lãi suất tăng 83 triệu USD từ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ của Irving. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ chi phí điều hành rịng so với tổng tài sản trung bình giảm 42 điểm.
Bài học rút ra: Quản trị sau sáp nhập là một trong những yếu tố quan trọng,
biết cách sử dụng chi phí hợp lý như tiến hành đóng cửa các chi nhánh trùng lắp và hợp nhất các hoạt động hậu văn phịng: kế tốn, nhân sự, hệ thống dữ liệu, kiểm sốt nội bộ…có thể giúp giảm chi phí hoạt động cũa ngân hàng, xem xét rất kỹ càng và thận trọng về khả năng kết hợp và khả năng hoạt động sau sáp nhập
2.6 . Lƣợc khảo các nghiên cứu liên quan
- Muliaman D. Hadad, Maximillian J.B. Hall, Wimboh Santoso, Richard Simper, 2013. Economies of scale and a process for identifying hypothetical merger potential in Indonesian commercial banks. Journal of Asian Economics
Nội dung bài nghiên cứu xác định việc tiến hành các thương vụ M&A giúp các ngân hàng tiết kiệm được chi phí hoạt động thơng qua lợi thế kinh tế theo quy mô hay khơng. Kết quả cho thấy lợi thế nhờ tính kinh tế theo quy mơ chủ yếu nằm trong các ngân hàng có quy mơ nhỏ nhất và lớn nhất.
Kết luận: Yếu tố chi phí hoạt động chỉ có tác động đến các ngân hàng có quy mô lớn nhất hoặc nhỏ nhất, các ngân hàng quốc doanh không đạt được lợi thế quy mô nhằm giảm chi phí từ các thương vụ sáp nhập
- Patrick Beitel, Dirk Schiereck, Mark Wahrenburg, March 2004. Explaining M&A Success in European Banks. European Financial Management
Nội dung bài nghiên cứu là phân tích riêng biệt sự thành cơng của các giao dịch M & A từ quan điểm của các cổ đông ngân hàng mục tiêu, cổ đông ngân hàng nhà thầu, bài viết đã xác định một số yếu tố có thể giải thích sự thành cơng trong hoạt động M&A của ngành ngân hàng châu Âu.
Kết luận: Nghiên cứu cho kết quả phản ứng của thị trường chứng khoán là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A ngân hàng tại Châu Âu, phản ứng thị trường có thể cụng cấp ít nhất một phần dự báo hữu ích cho các nhà quản lý, các cổ đơng ngân hàng để có thể nhận diện , đưa ra quyết định đúng đắn khi thực hiện thương vụ nhằm phát triển, gia tăng giá trị sau sáp nhập của các ngân hàng tham gia M&A
- Dr. K.A. Goyal, Vijay Joshi. Mergers in banking industry of India: some emerging issues. Asian Journal of Business and Management Sciences.
Nội dung bài nghiên cứu là về những ngân hàng nhỏ tại Ấn độ tiến hành M&A với các ngân hàng lớn để duy trì hoạt động, các ngân hàng nhỏ và ngân hàng địa phương chịu tác động lớn trong khủng hoảng kinh tế tồn cầu dẫn đến những khó khăn trong hoạt động nên họ cần được hỗ trợ và đó là một trong những lý do cho việc sáp nhập. Bên cạnh đó các ngân hàng lớn đồng ý tham gia sáp nhập là do muốn mở rộng thị phần, tận dụng mạng lưới khách hàng khu vực địa phương của các ngân hàng nhỏ như ICICI Bank Ltd sáp nhập do chiến lược mở rộng thị phần ở khu vực nông thôn.
Kết luận: Năng lực của các ngân hàng, tình hình tài chính, thị trường, nguồn khách hàng cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định M&A của các ngân hàng tham gia thương vụ.
- Heather Montgomery, Kozo Harimaya, Yuki Takahashi, 2014. Too big to succeed? Banking sector consolidation and efficiency. Journal of International
Financial Markets, Institutions &Money
Bài nghiên cứu này xem xét các tác động của sự hợp nhất của ngành ngân hàng Nhật Bản đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của các ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy khơng có sự gia tăng đáng kể về hiệu quả lợi nhuận trong ba năm sau sự kiện M&A, nhưng có sự sụt giảm đáng kể về hiệu quả chi phí trong ba năm sau khi M&A, do có sự gia tăng về quy mô và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng. Bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, sự hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính có thể giúp các ngân hàng tồn tại bằng cách trở nên quá lớn để sụp đổ, nó dẫn đến việc giảm đáng kể trong hiệu quả chi phí và khơng có sự thay đổi trong hiệu quả lợi nhuận.
Qua đó có thể rút ra một yếu tố tác động đến M&A ngân hàng đó là năng lực tài chính lớn mạnh sau M&A là mục tiêu đề các ngân hàng tham gia thực hiện các thương vụ.
Tóm tắt chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã chỉ ra các khái niệm định nghĩa, phân loại, của M&A doanh nghiệp nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng. Nội dung của chương này tác giả cũng đề cập đến phương thức thực hiện M&A ngân hàng và cũng giới thiệu qua các nội dung của một quá trình M&A.
Để làm rõ thêm hoạt động M&A ngân hàng, tác giả đã nghiên cứu, phân tích,
đánh giá hoạt động ngân hàng của vài nước có ngân hàng phát triển, một số ngân hàng trong khu vực có tính tương đồng với các ngân hàng Việt Nam, và dựa vào những kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng TMCP Việt Nam. Những nội dung mà tác giả đề cập là cơ sở lý luận để dẫn chiếu, phân tích thực trạng hoạt động M&A các ngân hàng TMCP ở Việt Nam trong chương 3.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MUA BÁN SÁP NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM
HIỆN NAY
Ở chương 2, tác giả đã đề cập đến những cơ sở lý thuyết cơ bản của hoạt động
M&A nói chung và M&A Ngân hàng nói riêng, ở chương 3 này, người viết muốn làm rõ hơn tình hình M&A tại các Ngân Hàng Việt Nam từ những thương vụ M&A đã được thực hiện tại Việt Nam, qua đó người viết muốn phân tích, đánh giá sơ bộ
tình hình hoạt động của các Ngân Hàng đó trước và sau khi thực hiện M&A nhằm
đưa ra những nhận định, kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán
sáp nhập và làm cơ sở cho những giải pháp đề xuất trong chương sau
3.1 . Thực trạng hoạt động M&A trong ngành ngân hàng Việt Nam
Hình 3.1 Số lượng ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1991-2013
Nhìn vào hình 3.1, ta có thể thấy, hệ thống ngân hàng nước ta từ chỉ có khoảng 3 ngân hàng những năm 1990 đã phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, chỉ trong vịng 5 năm đến 1995 đã có hơn 50 Ngân hàng gồm NH Thương mại Nhà Nước, NH TMCP, NH Liên Doanh và chi nhánh NH Nước ngoài.
Từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh thị trường thế giới gặp khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và những tồn tại, hạn chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam được tích tụ trong nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để, hệ thống NHTM Việt Nam còn khá non trẻ dẫn đến những vấn đề bất cập như sự cạnh tranh, thách thức lớn cho các ngân hàng, cạnh tranh không lành mạnh, số lượng ngân hàng quá nhiều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Một số NHTM cổ phần nông thôn quy mô nhỏ chuyển đổi thành NHTM cổ phần đô thị đã không nâng được năng lực quản trị điều hành, quy mô vốn để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh dẫn đến phá rào, không chấp hành các nguyên tắc kỷ luật thị trường. Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt trong huy động vốn và hoạt động tín dụng, tình hình đua lãi suất huy động đã khiến thanh khoản toàn hệ thống có nguy cơ rủi ro lớn. Việc đua tranh tín dụng đã khiến các tiêu chuẩn quản trị rủi ro ở một số ngân hàng bị hạ thấp, tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng, xuất hiện các rủi ro từ hoạt động kinh doanh ngoài hoạt động ngân hàng truyền thống (các cơng ty tài chính/cho th tài chính, hoạt động ủy thác…), tình trạng sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng (TCTD), vốn và các quỹ của các NHTM Việt Nam ở mức thấp ngay cả so với khu vực, một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản do yếu kém về khả năng quản trị rủi ro, luân chuyển vốn ngay trong hệ thống có những thời điểm tắc nghẽn do thiếu niềm tin trên thị trường liên ngân hàng, tính liên kết hệ thống yếu, hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN còn hạn chế...
Trước những yếu kém, tồn tại của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 với trọng tâm chỉ đạo điều hành là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái cơ cấu nền
kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định 734/QÐ- NHNN ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Ðề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015. Phương án xử lý các NHTM cổ phần yếu kém cũng đã được hoạch định chi tiết, tuy trong quá trình cơ cấu lại ngân hàng yếu kém đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nhất định làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nhưng về cơ bản, lộ trình triển khai Ðề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã được thực hiện theo đúng tinh thần mà Thống đốc NHNN đã đặt ra.
Hoạt động M&A Ngân hàng tại Việt Nam có thể tóm lược trong 3 thời ký: - Thời kì trước 2005: giai đoạn sơ khai và xu hướng các ngân hàng đô thị sáp nhập, thâu tóm hoặc hợp nhất với các NHTMCP nơng thơn
- Thời kì từ 2005 – 2011: Bước đầu vào giai đoạn phát triển M&A tại Việt Nam
- Thời kì cuối 2011 – nay: hoạt động M&A chủ động và tích cực từ chính nhu cầu thị trường.
3.1.1 Trƣớc năm 2005
Trước năm 1990, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loại hình ngân hàng là ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank). Tháng 5/1990, Pháp lệnh Ngân hàng được ban hành cho phép thành lập ngân hàng thuộc các hình thức sở hữu khác, bao gồm ngân hàng cổ phần và ngân hàng liên doanh. Sau khi có nền tảng pháp lý mới, đến năm 1993, số lượng ngân hàng cổ phần ở Việt Nam đã lên đến con số 41, tăng hơn 10 lần so với 2 năm trước đó, chưa kể có thêm 2 ngân hàng liên doanh mới và đặc biệt lần đầu tiên có sự xuất hiện của 8 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Số lượng ngân hàng cổ phần liên tục tăng, đạt đỉnh 56 ngân hàng vào trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Đơng Á 1997-1998 (Nguồn theo nghiên cứa của Nhóm Nghiên cứu Fulbright
VN - Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn kinh tế tại Việt Nam: Đánh giá và các khuyến nghị thể chế – Phần I), trong số đó có hàng loạt ngân
hàng yếu kém buộc phải sáp nhập. Trước tình hình đó, đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” đã được thủ tướng chính phụ phê duyệt tại Quyết định sồ 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1990, với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Triển khai thực hiện Đề án này và trên cơ sở Quy chế 241 (241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998) về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam, đã có một số Ngân hàng TMCP