Dự báo sự phát triển của M&A ngành ngân hàng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hoạt động mua bán sát nhập tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.1 Dự báo sự phát triển của M&A ngành ngân hàng tại Việt Nam

Sáp nhập và mua lại đang là xu thế tất yếu trong ngành tài chính, ngân hàng thế giới, khơng ngồi xu thế đó, tại Việt Nam, M&A ngày càng được các chủ thể kinh doanh sử dụng rộng rãi hơn nhằm rút ngắn con đường phát triển, mở rộng thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, M&A là chủ trương hàng đầu của nhà nước trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện nay. Các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngồi đã và đang tích cực sử dụng cơng cụ M&A để xâm nhập thị trường Việt Nam, trong đó M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn.

Theo số liệu từ Viện Hợp nhất, mua lại và liên kết (IMAA) có trụ sở tại Vienna, năm 2015, tổng giá trị các vụ M&A được thơng báo có liên quan đến các công ty Việt Nam đã tăng 40%, lên 4,3 tỷ USD, đánh bại kỷ lục 4,2 tỷ USD của năm 2012.

Hình 4.1 Tổng giá trị các vụ M&A có liên quan đến DN Việt được thơng báo giai đoạn 1999 - 2015

Trong khi đó các cơng ty luật Baker & McKenzie và Duane Morris dự báo hoạt động M&A sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2016, sau khi các hiệp định tự do thương mại cũng như luật đầu tư chính thức có hiệu lực.

Việt Nam đã có những điều chỉnh trong luật đầu tư để giúp các thương vụ mua lại doanh nghiệp trong nước được nhanh chóng hơn và minh bạch hơn. Có hiệu lực từ tháng 7/2015, luật đầu tư đã rút ngắn 2/3 thời gian cần thiết để cấp giấy phép đầu tư, xuống còn 15 ngày.

Trong bối cảnh bùng nổ hoạt động M&A, các ngân hàng sau giai đoạn thành lập mới liên tục đã bắt đầu xuất hiện những rủi ro, yếu kém dẫn đến phải sáp nhập để tiếp tục tồn tại và phát triển. Rõ ràng, khi mà nội lực của một số ngân hàng nhỏ suy kiệt đến mức báo động và bối cảnh thị trường còn quá nhiều thử thách mà tự thân các ngân hàng khó lịng vượt qua thì hợp tác trở thành nhu cầu khách quan. Xu thế sáp nhập các ngân hàng vì thế được giới chuyên gia dự báo là sẽ bùng nổ sớm.

Phương án được nghĩ đến đầu tiên là mượn sức - ngân hàng nhỏ sẽ sáp nhập vào ngân hàng lớn. Trở thành một phần của ngân hàng lớn, sự hỗ trợ về cả vốn, nhân lực và công nghệ, kèm theo đó là sự đảm bảo về uy tín từ một định chế tài chính lớn là một nguồn hỗ trợ cần thiết cho các ngân hàng nhỏ có chỗ đứng vững hơn trong thị trường cạnh tranh.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến xu hướng M&A trong ngành ngân hàng có thể là do các tổ chức, tập đồn tài chính lớn theo các quy định hiện hành chưa có điều kiện tham gia nhiều vào lĩnh vực ngân hàng nên sẽ thực hiện việc sáp nhập và mua lại, trước mắt là để giành lấy một vị trí trong hoạt động ngân hàng.

Chắc chắn giao dịch M&A trong ngành ngân hàng sẽ sôi nổi hơn trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc chắn sẽ tính đến M&A. Ngồi ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị trường chứng khoán, giao dịch M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực hiện thơng qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn của các ngân hàng đầu tư lớn.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và xu hướng M&A trong ngành ngân hàng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các ngân hàng, nhưng đối

với người tiêu dùng thì đây là cơ hội để sử dụng các dịch vụ ngân hàng chất lượng cao với giá dịch vụ phù hợp.

Một hành lang pháp lý đối với các giao dịch M&A nói chung đã bước đầu được xác lập và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên, việc sáp nhập, mua lại trong ngành ngân hàng có những đặc thù riêng, vẫn cần có hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan quản lý.

4.2 Các chủ trƣơng về M&A trong thời gian tới

Với chủ trương thực hiện đề án tái cấu trúc ngành đã được Chính phủ phê duyệt, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một trong những trọng điểm. NHNN đã và đang trong quá trình tiến hành xử lý các ngân hàng yếu kém nằm trong danh sách kiểm sốt đặc biệt mà trong đó, M&A là hình thức được sử dụng phổ biến.

Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng NHTM Nhà nước 3,347,054 1.3 205,560 1.1 137,097 0 9.21 34.88 Ngân hàng Chính sách xã hội 151,406 4.99 10,696 0 NHTM Cổ phần 3,022,392 3.22 238,934 1.1 196,466 1.28 12.25 35.74 NH Liên doanh, nước ngoài 801,851 6.12 125,501 7.12 100,450 6.92 34.74 Cơng ty tài chính, cho thuê 96,973 10.4 18,279 3.19 18,557 0.51 22.07 82.52 Ngân hàng Hợp tác xã 23,586 7.67 3,580 3.1 3,001 0 30.1 48.46 Quỹ tín dụng nhân dân 83,581 7.64 3,260 5.11 Toàn hệ thống 7,526,843 2.84 591,854 2.39 469,527 2.01 12.76 31

Bảng 4.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản tại hệ thống Ngân Hàng tại Việt Nam tính đến tháng 4/2016. Đơn vị: tỷ đồng, %

Theo bảng 4.1, các NHTM Việt Nam, ngoài việc vốn điều lệ còn thấp, hệ số CAR (hệ số an toàn vốn tối thiểu) cũng chưa cao. Tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản hiện gần 10%, trong khi tỷ lệ này ở đa số các nước vào khoảng 20%. Đây là một chỉ dấu cho thấy sự yếu kém tồn đọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, nợ xấu của hệ thống ngân hàng cũng đang có xu hướng tăng mạnh. Vì thế, tái cơ cấu hoạt động và tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng là một hoạt động dù cấp bách nhưng cũng cần được tiến hành một cách thận trọng và bài bản. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc sáp nhập các ngân hàng cịn có phần vội vã. Cũng theo ơng Chí, tái cơ cấu ngân hàng khơng đơn thuần là giảm số lượng để NHNN dễ bề quản lý, mà thơng qua hình thức M&A, đây được xem là một cuộc cải tổ sâu đậm trong hệ thống tài chính - ngân hàng của Việt Nam.

Hiện nay, NHNN đang từng bước xử lý các ngân hàng yếu kém, thiếu thanh khoản nằm trong danh sách kiểm sốt đặc biệt, nhưng chưa thể cơng bố danh sách. Vì thế, xu hướng M&A ở lĩnh vực ngân hàng sẽ còn diễn ra mạnh mẽ.

Tuy nhiên, thách thức đối với việc tái cấu trúc ngành ngân hàng hiện nay cũng không nhỏ. Nguyên nhân do các cân đối vĩ mơ của Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định tác động đến hoạt động tái cấu trúc. Mặt khác, M&A ở lĩnh vực ngân hàng khơng hẳn là phép cộng, mà cần có sự cải tổ và đẩy mạnh phát triển hậu M&A.

4.3 . Giải pháp cho M&A ngành ngân hàng tại Việt Nam 4.3.1 Giải pháp vĩ mô 4.3.1 Giải pháp vĩ mơ

4.3.1.1 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy chế, quy định trongM&A trongM&A

Hoạt động M&A nói chung và M&A ngân hàng nói riêng vẫn còn chịu sự quản lý của nhiều bộ, ban ngành, thủ tục quy trình, quy chế phức tạp, như trong thương vụ giữa Vietinbank và PGbank hơn 1 năm từ ngày ký thỏa thuận sáp nhập

vẫn chưa hồn thành cơng tác chuyển giao giữa 2 ngân hàng do những thủ tục, quy chế còn phức tạp, tốn nhiều thời gian, gây những tổn thất về thời gian, chi phí cũng như gây hoang mang cho khách hàng về tình hình tài chính của ngân hàng tham gia thương vụ khiến cho các thương vụ khơng thể diễn ra thuận lợi

Vì vậy, chính phủ, ngân hàng nhà nước trong thời gian tới cần có những cải cách về thủ tục nhằm đơn giản hóa quy trình hỗ trợ tốt nhất cho các ngân hàng, các thương vụ M&A ngân hàng được diễn ra thuận lợi đúng kế hoạch, nhanh chóng giải quyết những vấn đề nội tại, giúp các ngân hàng đạt được mục đích cải thiện hoạt động, tái cấu trúc hệ thống của các Ngân hàng khi tham gia vào các thương vụ M&A trong thời gian sớm nhất.

4.3.1.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng để tạo nhu cầu M&A cho các ngân hàng

Thời gian qua, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chưa hoàn toàn hội nhập, kinh tế phát triển ở trình độ thấp, khung thể chế đảm bảo cho hoạt động của các thành phần kinh tế chưa đồng bộ. Một nền kinh tế hội nhập hồn tồn sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của thị trường M&A bằng cách tăng nhu cầu nội tại của thị trường, Đó chính là động lực để các ngân hàng phát triển cả chiều sâu, chiều rộng, từ đó gia tăng nhu cầu cải thiện năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính bằng nhiều cơng cụ, cách thức phù hợp với tính trạng ngân hàng mình trong đó có phương pháp M&A.

Mục tiêu của để án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ở Việt Nam là đến cuối năm 2015 sẽ có ít nhất 1 ngân hàng quy mơ và trình độ tương đương các ngân hàng trong khu vực (trung bình tổng tài sản khoảng 50 tỷ USD và Vốn chủ sở hữu từ 5 tỷ USD), tuy nhiên đến cuối năm 2015 sau các thương vụ sáp nhập thì cả 3 Ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay là BIDV, Vietinbank Vietcombank vẫn chưa đạt được mụa tiêu, cụ thể ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất là Vietin bank cũng chỉ đạt 2.7 tỷ USD, còn về mặt tổng tài sản lớn nhất là BIDV sau sáp cũng chỉ đạt 33 tỷ USD. Vì vậy trong thời gian sắp tới, Việt Nam cần có những cải cách để mở cửa thị trường hoàn toàn đặc biệt là khi Việt Nam vừa gia nhập TPP (Hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương) vào tháng 2/2016, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới, khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp, có thể gia tăng cơ hội cho M&A trong thời gian sắp tới với sự tham gia của những ngân hàng nước ngồi, giúp tăng tiềm lực tài chính của các Ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới

4.3.1.3 Xây dựng khung pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Khuôn khổ pháp lý hiện tại ở Việt Nam còn chưa rõ ràng, nhiều quy định, chính sách chưa phù hợp với nguyên tắc kinh tế thị trường và các thông lệ chuẩn mực quốc tế, nhiều nghiệp vụ có tác dụng giảm thiểu và phân tán rủi ro chưa được đưa vào áp dụng rộng rãi. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam được hiệu quả và an tồn, hệ thống pháp luật phải khơng ngừng được cải thiện, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, tiến tới phù hợp với các thông lệ quốc tế. Hiện tại vấn đề phân loại nợ ở các Ngân hàng Việt Nam chưa được thực hiện nghiêm túc, như khi theo SouthernBank công bố tỷ lệ nợ xấu năm 2013 của ngân hàng này chỉ có 3,39% nhưng kết quả sau kiểm tốn cho thấy nợ xấu thực tế của ngân hàng này là 55.31%, đến năm 2014 và giai đoạn trước sáp nhập tỷ lệ nợ xấu được cơng bố là 5.89% và thực tế có thể cao hơn rất nhiều, đây một phần là do chính bản than ngân hàng chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về phân loại nợ để làm đẹp báo cáo tài chính, che dấu con số nợ xấu lớn, vì vậy Chính phủ cần phải xem xét chỉ đạo NHNN ban hành những văn bản triển khai thực hiện cải cách hệ thống NHTM và giám sát thực hiện chính xác các quy định đó cụ thề là các quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động M&A cần phải được thiết kế để không chỉ làm hạn chế các tác động xấu mà cũng tạo điều kiện cho các tác động tốt của hoạt động M&A đem lại. Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay, các ngân

hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn như sau:

• Hội nhập WTO và mới đây nhất là gia nhập TPP sẽ làm giảm đáng kể các yếu tố bảo hộ của nhà nước đối với ngân hàng nội địa. Họ sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh trực tiếp của các đối thủ cạnh tranh nước ngồi.

• Các ngân hàng Việt Nam có quy mơ vốn nhìn chung là nhỏ, nên năng lực cạnh tranh là thực sự hạn chế hơn so với các ngân hàng nước ngồi.

Do đó, trong thời gian trước mắt, nội dung chủ đạo của khung pháp lý cho hoạt động M&A nên là tạo điều kiện thuận lợi cho việc M&A giữa các ngân hàng Việt Nam để có thể đẩy nhanh tiến trình tích tụ tư bản và cơ sở vật chất của các ngân hàng, từ đó tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trên thị trường. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng quốc doanh, để tránh thất thốt tài sản của nhà nước sau cổ phần hóa và sáp nhập, cần phải có những quy định chặt chẽ về định giá ngân hàng, chứ không phải bằng cách tăng các điều kiện và làm phức tạp thủ tục M&A.

Với nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hiện nay, khi soạn thảo luật chúng ta không nên quan điểm theo trục Nhà nước - Tư nhân – Ngân hàng nước ngoài (tức là bảo vệ ngân hàng nhà nước trước sự cạnh tranh của khối tư nhân, sau đó bảo vệ khối tư nhân khỏi sự cạnh tranh của ngân hàng nước ngồi). Đối với tình hình hiện tại, khi ban hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực này nên nhìn theo trục Ngân hàng Việt Nam - Ngân hàng nước ngoài.

Một điểm đáng chú ý là theo nguyên tắc Đối xử quốc gia thì sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ được hưởng ưu đãi giống như các ngân hàng trong nước và yếu tố bảo vệ duy nhất cho ngân hàng Việt Nam là lộ trình mở cửa dần dần mà chính phủ Việt Nam cam kết. Lộ trình này dài nhất cũng chỉ là 12 năm (thời gian mà sau đó Việt Nam được cơng nhận là nền kinh tế thị trường). Do đó, các ngân hàng Việt Nam cần phải tích tụ được vốn và kinh

nghiệm càng nhanh càng tốt. Việc quy định đơn giản về thủ tục sáp nhập và mua lại ngân hàng sẽ góp phần vào việc nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam.

4.3.1.4 Tăng cƣờng năng lực giám sát của NHNN, tăng kiểm sốt thơng tin, tính minh bạch của thơng tin và có những cơng cụ tƣ vấn định giá ngân hàng.

Kinh nghiệm quốc tế từ thương vụ Bank of America mua Countrywide Financial sau đó phải chịu tất cả những khoản cho vay thế chấp có giá trị thấp, các khoản lỗ bất động sản có liên quan hoặc như trong thương vụ giữa Sacombank và Southernbank tỷ lệ nợ xấu chính xác của Southernbank cao hơn rất nhiều tỷ lệ nợ xấu công bố khiến Sacombank phải chịu khoản nợ xấu lớn và phải nỗ lực xử lý sau sáp nhập.

Vì vậy, chính phủ, NHNN cần phải xây dựng được kênh kiểm sốt thơng tin, cần có những biện pháp tăng cường năng lực giám sát hoạt động của các NHTM, đảm bảo các NHTM chấp hành nghiêm chỉnh quy định, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của mình trong hoạt động kinh doanh nói chung và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tác động đến hoạt động mua bán sát nhập tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)