Sự phù hợp trong HTTTKT:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và xác định ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5. Sự phù hợp trong HTTTKT:

Khái niệm “phù hợp” sử dụng trong nghiên cứu này được phát triển xung quanh lý thuyết xử lý thông tin của Galbraith (1973), tác giả đề nghị rằng năng lực xử lý thông tin của tổ chức phải phù hợp với nhu cầu thơng tin của tổ chức để có tác động đáng kể đến hiệu quả của tổ chức. Lý thuyết giả định rằng một tổ chức là “một hệ thống phức tạp mà vấn đề chính liên quan đến mơi trường của nó là thu thập và sử dụng thơng tin” (Bolon, 1998), tức là sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh càng lớn thì số lượng thơng tin cần có càng lớn và cần được xử lý để đạt được một mức hiệu quả nhất định. Do đó, các tổ chức sẽ đáp ứng nhu cầu thơng tin ngày càng tăng bằng cách tăng hoặc giảm khả năng xử lý thông tin (Galbraith, 1973).

Sự phù hợp giữa nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT thường được gọi là sự phù hợp trong HTTTKT (Ismail và King, 2005). Đối với HTTTKT nói riêng, việc tăng hay giảm khả năng xử lý của HTTTKT nhằm đáp ứng được nhu cầu thơng tin kế tốn của tổ chức sẽ làm tăng sự phù hợp trong HTTTKT tức là làm tăng sự phù hợp giữa nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT. Do đó, có thể thấy hai nhân tố là nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT có vai trị quyết định đến sự phù hợp trong HTTTKT và hiệu quả của khả năng xử lý của HTTTKT sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thơng tin kế tốn của tổ chức (Galbraith, 1973; Tushman và Nadler ,1978).

Mối quan hệ giữa nhu cầu thơng tin kế tốn và khả năng xử lý của HTTTKT được thể hiện qua mơ hình của Tushman và Nadler (1978):

Nhu cầu thông tin Khả năng xử lý thông tin Cao Thấp Nhiều Phù hợp A Không phù hợp B Rất ít Khơng phù hợp C Phù hợp D

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa nhu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin (Tushman và Nadler, 1978)

Mơ hình của Tushman và Nadler (1978) cho thấy có 4 trường hợp xảy ra: trường hợp A là nhu cầu thông tin nhiều kết hợp với khả năng xử lý thông tin cao tức là HTTTKT có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu thơng tin kế tốn của tổ chức do đó HTTTKT đạt được sự phù hợp, trường hợp B là nhu cầu thông tin nhiều nhưng khả năng xử lý thông tin thấp tức là HTTTKT không đáp ứng được nhu cầu thơng tin kế tốn của tổ chức do đó HTTTKT được đánh giá là không phù hợp, ngược lại trường hợp C là nhu cầu thơng tin rất ít nhưng khả năng xử lý thơng tin lại cao tức là HTTTKT có khả năng đáp ứng được nhu cầu thơng tin kế tốn của tổ chức nhưng HTTTKT lại có q nhiều tính năng khơng cần thiết và điều đó gây ra sự lãng phí cho tổ chức do đó HTTTKT được đánh giá là không phù hợp, trường hợp D là nhu cầu thơng tin rất ít và khả năng xử lý thông tin thấp tức là mặc dù khả năng xử lý của HTTTKT là thấp nhưng hệ thống cũng có thể đáp ứng được nhu cầu thơng tin kế tốn của tổ chức do đó HTTTKT đạt được sự phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá mức độ phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và xác định ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)