CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.7. Doanh nghiệp nhỏ và vừa:
2.7.1. Tổng quan về DNNVV:
Khái niệm: DNNVV là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ bé về mặt vốn, số lượng
lao động hoặc doanh thu.
Phân loại: Căn cứ vào quy mô, DNNVV được chia thành ba loại đó là doanh nghiệp
siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Vai trò: Ở mỗi quốc gia, vai trị của các DNNVV đối với nền kinh tế có thể khác nhau
nhưng nhìn chung các DNNVV có một số vai trị tương đồng sau đây:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: ở mỗi quốc gia các DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp của cả nước (tại Việt Nam, năm 2017 các DNNVV chiếm 74% tổng số doanh nghiệp trong cả nước). Với số lượng đáng kể như vậy nên các DNNVV có đóng góp rất lớn vào tổng sản lượng của quốc gia và tạo ra nhiều việc làm.
Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở hầu hết các quốc gia, các DNNVV thường đóng vai trị là các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Do đó, các quốc gia sẽ điều chỉnh các hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm thích hợp nhằm giúp cho
nền kinh tế có được ổn định. Vì vậy, các DNNVV được xem là thanh giảm sốc cho nền kinh tế.
Làm cho nền kinh tế năng động: các DNNVV có quy mơ nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp này.
Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: các DNNVV thường đảm nhiệm vai trò sản xuất những chi tiết nhỏ trong các sản phẩm hoàn chỉnh. Là trụ cột của kinh tế địa phương: ở mỗi quốc gia các doanh nghiệp lớn thường đặt trụ sở của họ ở các thành phố lớn hoặc các trung tâm kinh tế cịn các DNNVV thì có mặt ở khắp các địa phương trong cả nước. Do đó, các DNNVV có vai trị quan trọng trong việc đóng góp vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo ra việc làm ở các địa phương.
Đóng góp một phần khơng nhỏ vào giá trị GDP của mỗi quốc gia.
Nhu cầu thông tin của các DNNVV: Một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định nhu cầu thông tin của các DNNVV. Đầu tiên, Zhiyou (1990) báo cáo kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện bởi ISTIC của Trung Quốc. Tác giả kết luận rằng nhu cầu thông tin trong các DNNVV thường tuân theo các yêu cầu của hai loại nhân sự. Đầu tiên là nhà quản lý đó là những người tham gia quản lý và điều hành doanh nghiệp, họ có nhu cầu về các thơng tin mang tính vĩ mô về công nghệ, kinh tế và quản lý như xu hướng phát triển gần đây, cung và cầu thị trường, sản phẩm mới và chính sách cơng nghệ. Tiếp theo là nhân viên kỹ thuật là những người chủ yếu tham gia vào các công việc liên quan đến cơng nghệ, họ sẽ thích thơng tin thực tế, chi tiết và thích hợp hơn. Thứ hai, Fang (1990) báo cáo kết quả khảo sát của 1.000 doanh nghiệp, chủ yếu là các DNNVV ở Thượng Hải, Trung Quốc. Cuộc khảo sát cho thấy 85% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng thông tin là một nguồn tài nguyên quý giá, nhưng chỉ 7% doanh nghiệp có cách xử lý thơng tin có hệ thống. Nhu cầu thơng tin của họ đã được tìm thấy là khác nhau trong đó thơng tin về thị trường chiếm 85% và thông tin về kỹ
thuật chiếm 70% và được xếp hạng cao nhất, nhưng cũng quan trọng không kém là thông tin quản lý chiếm 34%, thông tin nhân sự chiếm 13% và thông tin tài chính chiếm 18%. Thứ ba, trong báo cáo về một nghiên cứu do Ủy ban các cộng đồng Châu Âu (EC) thực hiện về việc phát triển HTTT trong các doanh nghiệp nhỏ, Trindade (1990) kết luận rằng sự tăng trưởng và thành công của các DNNVV phụ thuộc nhiều vào thơng tin đáng tin cậy và kịp thời về tình hình thị trường và cơ hội, cơng nghệ mới, sự phát triển của công nghiệp và thương mại.
Mức độ ứng dụng CNTT của các DNNVV: Quy mô đã được công nhận là một trong
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng CNTT. Nói chung, các doanh nghiệp lớn hơn thường có nhiều khả năng ứng dụng hoặc sử dụng CNTT một cách rộng rãi. Khi các doanh nghiệp phát triển về quy mơ và độ phức tạp thì họ có nhiều khả năng đầu tư vào CNTT để xử lý thêm thông tin. Các dự án tin học hóa ở các doanh nghiệp nhỏ ít có khả năng thành cơng hơn so với các doanh nghiệp lớn vì các doanh nghiệp nhỏ hơn thường bị hạn chế về nguồn lực bao gồm con người, tài chính, thiếu chun mơn kỹ thuật, thời gian quản lý, chiến lược kinh doanh và lập kế hoạch thực hiện HTTT. Đặc trưng của các DNNVV là có một cấu trúc đơn giản, tập trung cao và mức độ không chắc chắn về mơi trường kinh doanh cao. Các DNNVV ít có khả năng ảnh hưởng đến giá thị trường bằng cách thay đổi sản lượng, có thị phần nhỏ và không thể tạo ra rào cản gia nhập ngành, khó tăng giá và có xu hướng phụ thuộc rất nhiều vào một số lượng khách hàng nhỏ. Mặc dù có những hạn chế như vậy nhưng các DNNVV có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp lớn. Do có cấu trúc đơn giản và tập trung cao nên các DNNVV dễ dàng thực hiện nhiệm vụ là xác định và điều chỉnh hệ thống theo chiến lược của mình. Sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh cao đặc biệt liên quan đến công nghệ và sự cạnh tranh đã kích thích việc ứng dụng CNTT trong các DNNVV. Ettlie và Bridges (1982) cho rằng sự cạnh tranh và sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh sẽ làm gia tăng cả nhu cầu và tỷ lệ chấp nhận sự đổi mới. Ngoài ra, Zarowin (1998) và Thong
(1999) lập luận rằng mặc dù hạn chế về tài chính, vấn đề mà làm cho DNNVV hạn chế trong việc sử dụng CNTT, nhưng với cấu trúc kinh doanh ít phức tạp kèm theo là giá cả của máy tính giảm liên tục và tính sẵn có của các gói ứng dụng mạnh mẽ và thân thiện với người dùng đã cung cấp một lợi thế cho các DNNVV khi tính tốn về chi phí so với các doanh nghiệp lớn và cuối cùng các DNNVV sẽ tăng số lượng và sự tinh vi của CNTT cho doanh nghiệp mình.
2.7.2. Tiêu chí xác định DNNVV:
Trên thế giới, ba tiêu chí thường được sử dụng để xác định DNNVV là số lượng nhân
viên, doanh thu hàng năm, giá trị tài sản cố định và ở các nền văn hóa khác nhau thì các DNNVV được xác định khác nhau. Các quy định tại một số quốc gia như sau: (chi tiết tại phụ lục chương 2 trích từ Ismail, 2004)
Đối với tiêu chí số lượng nhân viên: Ở Canada và Hoa Kỳ, các doanh nghiệp có dưới 250 nhân viên được phân loại là doanh nghiệp vừa (Raymond và cộng sự, 1995; Magal và Lewis, 1995). Còn ở Anh, các doanh nghiệp có ít hơn 150 nhân viên được coi là doanh nghiệp vừa (Hussin và cộng sự, 2000; Cragg và cộng sự, 2000). Việc xác định các doanh nghiệp nhỏ cũng tương tự, ở Anh và Canada, các doanh nghiệp có dưới 50 nhân viên được coi là doanh nghiệp nhỏ (Chen và Williams, 1993; Cragg và King, 1993). Tại Hoa Kỳ, Singapore và New Zealand, các doanh nghiệp có dưới 100 nhân viên được coi là doanh nghiệp nhỏ (Yap và cộng sự, 1992; Igbaria và cộng sự, 1997). Tại Malaysia, DNNVV là một doanh nghiệp có nhân viên tồn thời gian không vượt quá 150 người và doanh thu hàng năm không vượt quá 25 triệu RM.
Đối với tiêu chí doanh thu: Ở Hoa Kỳ, các doanh nghiệp có doanh thu dưới 5 triệu đô la được coi là doanh nghiệp nhỏ (Palvia và cộng sự, 1994; Magal và Lewis, 1995). Ở Singapore, các doanh nghiệp có doanh thu ít hơn hoặc bằng 15 triệu đô la Singapore được coi là doanh nghiệp nhỏ (Yap và cộng sự, 1992; Soh
và cộng sự, 1992; Thong, 1999; Thong, 2001). Ở Slovenia, các doanh nghiệp có doanh thu ít hơn hoặc bằng 1 triệu Euro được coi là doanh nghiệp nhỏ (Lesjak, 2001a; Lesjak, 2001b).
Đối với tiêu chí giá trị tài sản cố định: Ở Singapore, các doanh nghiệp có giá trị tài sản ít hơn hoặc bằng 8 triệu đơ la Singapore được coi là doanh nghiệp nhỏ. Ở Slovenia, các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định ít hơn hoặc bằng 0,5 triệu Euro được coi là doanh nghiệp nhỏ (Lesjak, 2001a; Lesjak, 2001b).
Tại Việt Nam, ngày 11/03/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP
hướng dẫn Luật hỗ trợ DNNVV. Theo đó, các tiêu chí để xác định DNNVV bao gồm số lượng lao động, doanh thu hoặc tổng nguồn vốn, cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Các tiêu chí xác định DNNVV ở các lĩnh vực tại Việt Nam
Lĩnh vực
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng
Thương mại, Dịch vụ Số lao động (tham gia BHXH bình quân năm) Tổng doanh thu Hoặc Tổng nguồn vốn Số lao động (tham gia BHXH bình quân năm) Tổng doanh thu Hoặc Tổng nguồn vốn Doanh nghiệp siêu nhỏ Không quá 10 người Không quá 3 tỷ đồng Không quá 3 tỷ đồng Không quá 10 người Không quá 10 tỷ đồng Không quá 3 tỷ đồng Doanh nghiệp nhỏ Không quá 100 người Không quá 50 tỷ đồng Không quá 20 tỷ đồng Không quá 50 người Không quá 100 tỷ đồng Không quá 50 tỷ đồng Doanh nghiệp vừa Không quá 200 người Không quá 200 tỷ đồng Không quá 100 tỷ đồng Không quá 100 người Không quá 300 tỷ đồng Không quá 100 tỷ đồng
Nhìn chung, các nghiên cứu trên thế giới thường chọn số lượng nhân viên là tiêu chí để xác định DNNVV. Lý do là hầu hết các DNNVV thường miễn cưỡng tiết lộ doanh thu hàng năm của họ (Montazemi, 1988). Vì vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đã chọn số lượng nhân viên làm tiêu chí để phân biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, những tiêu chí này được quy định khác nhau ở mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tiêu chí để xác định DNNVV bao gồm số lượng lao động, tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn, với sự khó khăn của việc thu thập thông tin về doanh thu của các doanh nghiệp nên trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng tiêu chí số lượng nhân viên và tổng nguồn vốn để xác định DNNVV.