7. Kết cấu nội dung của luận văn
1.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở một số địa phương và bài học
học kinh nghiệm cho huyện Củ Chi
1.6.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương
Nghiên cứu này chọn huyện Hóc Mơn và huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu và học tập kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vì đây hai địa phương này cũng là huyện ngoại thành của thành phố
Hồ Chí Minh có nhiều điểm tương đồng với huyện Củ Chi. Tuy nhiên, mỗi huyện được thành phố định hướng phát triển kinh tế dựa vào tiềm lực kinh tế - xã hội và lợi thế đặc thù của địa phương nhưng những thành công và hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương này cũng là bài học kinh nghiệm cho Củ Chi.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ Chí Minh:
Huyện Hóc Mơn là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh nằm giữa quận 12 và huyện Củ Chi có vị trí và vai trị quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng Tây – Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, có tiềm năng phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển đơ thị. Huyện Hóc Mơn phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển đô thị đan xen với phát triển nông thôn. Giai đoạn 2006 – 2012, Hóc Mơn đã huy động tối đa các nguồn
lực trong xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, dịch vụ và du lịch; nông nghiệp, phát triển đô thị gắn với mỹ quan, môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giữ vững những giá trị truyền thống cách mạng, đạo đức trong cuộc sống, xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Về kinh tế duy trì tăng trưởng bình qn hàng năm ln đạt 17,8% và xác định lấy phát triển CN-TTCN làm chủ đạo trong nền
kinh tế của huyện (chiếm 67% giá cố định năm 1994). Đạt được kết quả như trên là do Hóc Mơn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy
mạnh thu hút đầu tư và tập trung thế mạnh vào các ngành cơng nghiệp có lợi thế là khai thác tiềm năng đất đai và lao động như chế biến lương thực, thực
phẩm; may mặc nội địa; chế biến gỗ, nhựa, cao su... Đặc biệt trong nông
nghiệp đã có chuyển biến tiến bộ nhất là từ khi có Nghị quyết 07 của Trung
ương về xây dựng nông thôn mới lấy phát triển kinh tế tập thể làm nhiệm vụ
chiến lược lâu dài đây vừa mục tiêu vừa là động lực đưa nền sản xuất nông
nghiệp phát triển theo hướng CNH - HĐH, xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới. Do ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa diện tích đất nông
kém hiệu quả sang trồng và nuôi những cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao như phát triển đàn bò sữa, cây ăn trái, trồng cỏ, hoa kiểng, rau an toàn,
thủy sản..., đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
công nghệ mới cho các hộ sản xuất tạo ra sản phẩm sạch, cây con giống năng suất chất lượng cao, phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp của Hóc Mơn giai đoạn 2006 - 2012 có sự chuyển dịch đúng hướng, chăn ni trở thành ngành chính và chiếm tỷ trọng
cao, thu nhập bình quân đạt 93 triệu đồng/ha/năm, tăng trưởng đạt 7,44%. Sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp đã thúc đẩy ngành dịch vụ của Hóc Mơn cùng phát triển. Bên cạnh những thành cơng đã đạt được, Hóc Mơn cịn một số hạn chế như việc tận dụng thế mạnh của huyện chưa triệt để, công
nghiệp của huyện cạnh tranh trên thị trường gặp khó khăn về thương hiệu, công tác mời gọi đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống khơng có thị trường ổn định. Sản phẩm nông
nghiệp của huyện không thể chủ động, việc triển khai các dự án còn chậm nên người dân chưa yên tâm đầu tư sản xuất và việc tiếp thu ứng dụng khoa học
kỹ thuật của nông dân chưa cao. Thương mại - dịch vụ phát triển chưa sâu rộng, chất lượng dịch vụ chưa cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh:
Bình Chánh là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm phía Tây Nam thành phố. Huyện Bình Chánh đang có tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội và đô thị cao. Từ một huyện sản xuất nơng nghiệp là chính, đến nay CN-TTCN chiếm tỷ trọng 74,5%. Giai đoạn 2006 - 2012, cơ cấu kinh
tế của huyện là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ thương mại - nơng nghiệp. Bình Chánh phát triển kinh tế trong giai đoạn này với mục tiêu: Đẩy
bền vững; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội theo quy hoạch, đặc biệt là hệ thống giao thơng, cấp - thốt nước; hệ thống giáo dục, y tế; thu hẹp khoảng cách về điều kiện dân sinh với các
quận nội thành và tập trung xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Giai đoạn 2006 - 2012, ngành CN-TTCN giữ vai trị chủ lực, tăng bình qn 24,3%/năm, thương mại - dịch vụ có nhiều khởi sắc tăng 18,5% /năm, khu vực nông nghiệp có chuyển biến theo hướng tích cực, hiệu quả và chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, chiếm tỷ trọng 6,8% đạt mức tăng trưởng bình quân là 4,54% với nhiều mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau an toàn, lan cắt cành, cá kiểng, mai...
Đạt được kết quả như trên là do sự quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Chánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng chung của
thành phố và khai thác có hiệu quả tiềm lực, lợi thế của huyện. Q trình đơ thị hoá, dân số cơ học tăng nhanh khiến cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của huyện không theo kịp đã tạo áp lực lớn cho huyện. Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Bình Chánh đã tập trung đầu tư cho xây dựng cơ bản gần
1.070 tỷ đồng, thu hút và mời gọi đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, ưu tiên đầu tư phát
triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ, kỹ thuật cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại (sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, máy tính, máy gia dụng, sản xuất phần mềm, lắp ráp ôtô, xe máy và thiết bị điện, công nghệ sinh học, sản xuất vật liệu mới). Ổn định và duy trì các ngành cơng nghiệp giày da, may mặc, dệt, chế biến thực phẩm và đồ uống; sản xuất hóa chất; chế biến gỗ; sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại, sản xuất
giấy để tăng giá trị hàng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch. Thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nặng mà khơng có khả năng xử lý ơ nhiễm vào các KCN tập trung, hoặc chuyển đổi chức năng hoạt động. Phát triển các
ngành dịch vụ theo hướng mở rộng giao lưu hàng hóa kết hợp với sắp xếp lại các chợ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị.
Trong nông nghiệp, Bình Chánh phát triển nông nghiệp gắn với phát triển đô thị xanh sạch, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan
đẹp phục vụ nhu cầu giải trí và du lịch. Tích cực chuyển đổi cơ cấu trong
ngành nông nghiệp, theo hướng phát triển cây trồng, vật ni có giá trị cao, nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp và dành quỹ đất phục vụ cho q trình đơ thị hóa. Tập trung phát triển bốn loại cây
chính: Cây lúa theo hướng phát triển lúa đặc sản phục vụ xuất khẩu và sản
xuất lúa giống; mở rộng quy mơ diện tích trồng rau an tồn trồng cây ăn quả và các loại cây hoa kiểng. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên bằng với ngành trồng trọt, bằng cách tập trung phát triển đàn bò sữa, đàn heo, phát triển nuôi cá thịt, cá giống và các loại thủy sản khác như tôm càng xanh, ba ba, cá sấu, cá kiểng, v.v…
1.6.2. Bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH luôn được các địa phương coi là giải pháp hàng đầu và là con đường tất yếu để phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH là phải nhận thức đúng, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan. Từ các chủ trương, định hướng của Đảng, chính quyền địa phương đã
quán triệt và vận dụng chỉ đạo vào thực tiễn phù hợp. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế phải xuất phát từ đặc thù của mỗi địa phương. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Nhìn chung, các địa phương đều
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm trong giai đoạn tới.
- Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tích cực chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, nêu cao vai trị
lãnh đạo tồn diện, trực tiếp của Đảng; phát huy hiệu quả, hiệu lực quản lý
nhà nước; vai trò vận động của các ban ngành, đoàn thể tạo nên sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng hoàn thành nhiệm vụ chung.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đi lại của nhân
dân, là một trong những điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp cần gắn chặt với các chương trình an sinh xã hội, nhất là chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, chương trình xây dựng xã Nơng thơn mới để tác động lẫn nhau phát triển bền vững.
Kết luận Chương 1: Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và các mơ hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho thấy rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tất yếu khách quan, là quá trình vận động theo những xu hướng mang tính
quy luật chung và phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng vùng và từng giai đoạn cụ thể nhất định. Qua đó, chúng ta có thể nhận biết
được mình đang ở đâu, giai đoạn nào và phải làm gì, làm như thế nào, mất
bao nhiêu thời gian để thực hiện và đạt được mục tiêu đề ra.
Để có được cơ cấu kinh tế ngành phù hợp cần đặt sự chuyển dịch trong
mối quan hệ với cơ cấu kinh tế chung, phải có định hướng đúng về sự phát triển của từng ngành và hiểu rõ các điều kiện, nhân tố tác động đến từng
ngành, mối quan hệ hữu cơ giữa các ngành. Từ đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm để xây dựng định hướng, giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế và chuyển dịch theo các định hướng đã xác định.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA HUYỆN CỦ CHI GIAI ĐOẠN 2006 – 2012
2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Củ Chi 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về phía
Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền đông nam bộ xuống vùng đất thấp của
đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Đơng,
có đường giao thơng giao lưu với các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Huyện Củ Chi gồm 20 xã và một thị trấn với 43.496,58 ha diện tích tự nhiên, chiếm 20,74% diện tích tồn thành phố Hồ Chí Minh. Địa giới hành chính của huyện
được xác định như sau: Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh, Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương, Phía Nam giáp huyện Hóc Mơn, thành phố Hồ
Chí Minh, Phía Tây giáp tỉnh Long An. Thị trấn Củ Chi là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 50Km
về phía Tây Bắc theo đường Xuyên Á.
- Khí hậu: Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang
tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi. Lượng
mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9.
Độ ẩm khơng khí trung bình năm khá cao 79,5%. Tổng số giờ nắng trung
bình trong năm là 2.100 – 2.920 giờ. Củ Chi nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu là gió Tín phong có hướng Đơng Nam hoặc Nam và gió Tây – Tây Nam.
- Thủy văn: Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá chằng chịt, đa dạng, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở khu vực giáp sơng Sài Gịn. Hệ
thống thủy văn của Huyện ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống sơng Sài Gịn
vừa là nguồn tưới quan trọng nhưng cũng có những ảnh hưởng tới sản xuất
nông nghiệp.
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là
43.496,58 ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính sau: Nhóm
đất phù sa, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện
tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái. Nhóm đất xám: ưu tiên sử dụng cho việc
trồng các cây như cao su, điều vì khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt. Nhóm đất
đỏ vàng: có diện tích 9.237 ha, chiếm 21,22% diện tích đất của huyện. Đất
phèn: có diện tích 15.011 ha, bằng 35% diện tích đất của huyện, tập trung ở phía Tây Nam của huyện (vùng Tam Tân) và một số nơi ven sơng Sài Gịn và kênh rạch. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa, rau màu và các
loại cây ăn quả.
- Tài nguyên nước: Hệ thống sơng Sài Gịn là nguồn cung cấp lượng nước chính cho sản xuất của huyện. Ngồi ra cịn có hệ thống kênh, rạch khác cũng chịu ảnh hưởng của sơng Sài Gịn, tạo thành một hệ thống đường thuỷ
và cung cấp tiêu thốt nước, có tác dụng rửa phèn, xả chua... phục vụ tốt cho sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra huyện có hệ thống kênh mương nhân tạo,
đáng chú ý nhất là kênh Đơng, cơng trình thủy lợi lớn nhất của các tỉnh phía
Nam dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) về tưới cho 12.000 - 14.000 ha đất canh tác của huyện. Nguồn nước ngầm của huyện khá tốt và dồi dào, đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt