Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện củ chi, TP HCM giai đoạn 2013 2020 (Trang 95 - 110)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

3.2. Các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

3.2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế

- Tăng cường cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm quản lý tốt về vốn ngân sách, vốn đầu tư.

- Thực hiện cơng tác cải cách thủ tục hành chính. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ hành chính theo yêu cầu của tổ chức và công dân tại UBND huyện theo mục tiêu 98% hồ sơ giải quyết đúng hạn, 100% hồ sơ giải quyết đúng luật. Áp dụng cơ chế một

cửa trong giải quyết thủ tục hành chính ở tất cả các cấp hành chính, theo các thủ tục và trình tự quy định thống nhất.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dự án đầu tư, cập nhật đầy đủ và quản lý thống nhất. Áp dụng thuế điện tử, thông quan điện tử…trong giải quyết thủ tục hành chính. Hàng năm đánh giá việc

thực hiện cơ chế một cửa và sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính để có phương án điều chỉnh và nâng cao chất lượng phục vụ công tác

quản lý nhà nước.

- Xây dựng và nâng cao hiệu quả của các trang Web cung cấp thông tin, thủ tục hành chính về các lĩnh vực kinh tế, đầu tư, quy hoạch… của huyện.

- Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong thực hiện công tác quản lý kinh tế.

- Tăng cường vai trò phản biện chính sách và giám sát thực hiện của người dân và các tổ chức chính trị - xã hội trong tất cả các lĩnh vực.

Kết luận chương 3: Để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

phù hợp với yêu cầu và điều kiện kinh tế xã hội khách quan cần phải quán

triệt những quan điểm về lợi thế tiềm năng và lợi thế so sánh. Đồng thời phải dựa trên cơ sở những căn cứ khách quan để định hướng về phương hướng

mục tiêu của chuyển dịch. Phải tuân thủ những xu hướng vận động của nền

phù hợp. Chương 3 đưa ra một số giải pháp và chính sách nhằm khắc phục

những tồn tại, tận dụng phát huy những thế mạnh được trình bày ở Chương 2

để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế một cách bền vững.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phân tích thực trạng chuyển dịch các ngành kinh tế của huyện Củ Chi, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị như sau:

Một là, đối với chính quyền địa phương:

- Cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là hạ tầng giao thông phục vụ cho công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

- Vận động các ngân hàng hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất, hộ kinh doanh và nông dân để đầu tư xây dựng cải tạo, ứng dụng các máy móc trang thiết bị, dây chuyền tiên tiến vào trong sản xuất. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp cần bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với

từng giai đoạn như mức hỗ trợ lãi vay, thời gian thu hồi vốn, thời gian giải

ngân giữa 2 lần vay... theo hướng có lợi cho người sản xuất nơng nghiệp để kích thích duy trì sản xuất nơng nghiệp.

- Có chiến lược về thị trường và quan tâm giải quyết vấn đề thị trường nông sản hàng hóa nhằm đảm bảo lợi ích và hạn chế thiệt hại cho nơng dân. Các mơ hình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thành phố ngày càng được quan tâm đầu tư sâu rộng hơn.

- Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các đối tượng doanh nghiệp thuộc

các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành, dự án, chương trình ưu tiên,

trọng điểm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Định hướng, quy hoạch tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh của huyện, tăng cường dịch vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, xây dựng và củng cố các tổ chức hiệp hội ngành, nghề đối với các mặt hàng nông sản, thủ công truyền thống chiến lược.

- Đầu tư và nâng cao trình độ lao động và khoa học công nghệ. Các cơ quan chức năng cần định hướng, đào tạo nghề cho lao động nơng thơn để đáp

ứng nhu cầu cho q trình phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị. Nắm bắt

và ứng dụng kịp thời những công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án lớn trọng điểm như dự án Thủy lợi bờ

hữu ven sơng Sài Gịn, dự án Thảo Cầm Viên mới, dự án Khu công nghiệp

Đông Nam… Thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính nhằm thu hút đầu tư.

- Huyện cần thực hiện tốt công tác đầu tư công, quản lý tốt các nguồn

vốn đầu tư đảm bảo đúng tiến độ triển khai và sớm giải ngân vốn để làm cơ

sở kiến nghị Thành phố xem xét, bổ sung, đầu tư cho Huyện.

Hai là, đối với các Bộ ngành liên quan và chính quyền Thành phố: - Ủy ban nhân dân thành phố, các sở ngành hỗ trợ kêu gọi chủ đầu tư,

đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thu

hút doanh nghiệp sớm lắp đầy các khu, cụm công nghiệp của huyện, giúp các KCN, CCN của huyện hoạt động hiệu quả hơn. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Thành phố cần quan tâm bổ sung vốn đối với các dự án của Huyện đã

được Thành phố phê duyệt nhất là các dự án có tác động thúc đẩy đến quá

trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện như dự án Xây dựng cơng trình

thủy lợi bờ hữu ven sơng Sài Gịn, dự án Trung tâm giao dịch triển lãm nông sản thành phố…

- Hỗ trợ huyện phát triển nhanh hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và các cửa hàng tiện ích, phát triển nhanh hệ thống thương mại của huyện.

- Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường

nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi vốn tái sản xuất, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

- Các chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung ương và Thành phố như chính sách khuyến cơng, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã mang lại kết quả tích cực, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp, quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện cịn gặp nhiều khó khăn về vốn, khoa học cơng nghệ và trình độ lao động cịn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu

của quá trình CNH - HĐH, cơ cấu ngành nghề chưa đa dạng, chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương vì vậy Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên

quan cần quan tâm đầu hơn nữa cho Củ Chi cũng như các địa phương khác về cơ sở hạ tầng, vốn, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách phát triển kinh tế, phát triển ngành phù hợp với đặc thù và thế mạnh của từng địa phương.

- Bộ Giao thông vận tải cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ chú ý quan tâm đến tiến độ, chất lượng các cơng trình giao thơng, đặc biệt là các cơng trình giao thơng trọng điểm quốc gia về đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt... Đồng thời, chú trọng xây dựng và phát triển giao thông nông thôn phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Xây dựng, bổ sung cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng.

- Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xây dựng bổ sung cơ chế chính

sách thu hút và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ trong nước và quốc tế để mở rộng cho vay hộ sản xuất, hộ nghèo; tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và phi chính thức. Bố trí tăng vốn đầu tư ngân sách

cho khoa học công nghệ, nông nghiệp, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xây dựng chính sách phù hợp giữa các ngành nghề đào tạo và nhu cầu lao động của xã hội, nâng chất lượng và đổi mới các chương trình đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách đào tạo và phát triển nhân lực khoa học và công nghệ theo nhu cầu thị trường lao động.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước

ngồi đối với những lĩnh vực cơng nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành hỗ trợ; đầu tư khoa học công nghệ, vốn.

Các bộ, ngành cần có nhiều giải pháp hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực chế biến sản phẩm, khả năng tiếp thị sản phẩm của Việt Nam thị trường quốc tế. Cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin về thị trường, giá cả, dự báo giúp doanh nghiệp và nơng dân có hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm của các doanh nghiệp và nông sản Việt Nam.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua phương pháp nghiên cứu một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi giai đoạn 2006 – 2012, luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, luận văn đã phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cơ cấu

kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, những quan điểm và các cách

tiếp cận khác nhau về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; một số mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; những yêu cầu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Luận văn nêu ra quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số địa phương có nhiều đặc điểm tương đồng với huyện Củ Chi

và rút ra được bài học kinh nghiệm cho Củ Chi.

Thứ hai, phân tích về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi giai đoạn 2006 – 2012 dựa trên mặt lượng và chất của giá trị

sản xuất của các ngành và lao động đồng thời phân tích thực trạng chuyển

dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành để xác định những ngành có lợi thế,

mang lại giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó tổng kết những kết quả của quá

trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và chỉ ra những hạn chế tồn tại và các vấn đề cần phải giải quyết.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện trong thời gian qua, đề tài đưa ra một số quan điểm và

phương hướng để định hướng chuyển dịch ngành và đề ra một số giải pháp

nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra đúng

Thực hiện tiến trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng ngành công

nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, nông nghiệp phát triển bền vững mang đặc

trưng nông nghiệp đô thị. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện, đề tài đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và từ

đó đề xuất các giải pháp với mong muốn tìm ra hướng giải quyết những khó

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư, ngày 05/8/2008 , "về nông nghiệp, nông dân, nơng thơn".

2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/8/2012, về phương hướng,

nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

3. Bùi Tất Thắng (2006), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam,

NXB Khoa học xã hội.

4. C.Mác và Ph.Ăng-Ghen (1995), Toàn tập, tập 24, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

5. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê 2012, NXB Thống kê.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ III, NXB Sự thật, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ IV, NXB Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc Lần

thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Lần

thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại

hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII.

16. Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Văn kiện Đại

hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX.

17. Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ

huyện Củ Chi, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ

IX.

18. Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, Đảng bộ

huyện Củ Chi, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Củ Chi lần thứ

X.

19. Huyện ủy Củ Chi, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biều toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX Đảng

bộ thành phố, số 13-CTr/HU, ngày 11/7/2011.

20. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế

nông nghiệp Việt Nam theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong "Thời đại kinh tế tri thức", NXB Thống kê.

21. Ngơ Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Trương Thị Minh Sâm (2000), Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở

Tp. Hồ Chí Minh trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trung

tâm Kinh tế học và phát triển, NXB Khoa học - Xã hội.

23. Trương Thị Minh Sâm (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế học và phát

24. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định về phê duyệt Chương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện củ chi, TP HCM giai đoạn 2013 2020 (Trang 95 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)