2. Tổng quan tài liệu
3.2. Mẫu, dữ liệu và kỳ vọng dấu
3.2.2. Dữ liệu, mô tả biến và kỳ vọng dấu
3.2.2.1. Biến phụ thuộc
Để xác định hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, bài nghiên cứu sử dụng cách đo lường dựa trên nền tảng chính được đề xuất bởi Fazzari và các cộng sự (1988), Ying Sophie Huang, Frank M. Song, Yizhong Wang (2012), do đó biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu là biến Đầu tư được xác định bằng tỷ lệ Đầu tư/Vốn cổ phần. Trong đó, Đầu tư là tổng giá trị các khoản đầu tư trong kỳ, được đo lường bằng dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư trong kỳ, Vốn cổ phần được xác định bằng tổng tài sản đầu kỳ. Dữ liệu dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và tổng tài sản được lấy từ nguồn dữ liệu của công ty Vietstock.
3.2.2.2. Biến độc lập
Nhóm biến chính sách tiền tệ:
Như đã trình bày ở phần tổng quan tài liệu, các bài nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp chịu tác động bởi những thay đổi trong chính sách
tiền tệ. Các tác động của sự thay đổi chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp, một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ khiến cho chi phí vay vốn của doanh nghiệp giảm, làm giảm chi phí sử dụng vốn của hoạt động đầu tư, khiến cho các khoản đầu tư của doanh nghiệp trở nên khả thi hơn. Bên cạnh đó các tác động của chính sách tiền tệ lên hoạt động đầu tư có thể được khuếch đại/hạn chế bởi các đặc điểm của doanh nghiệp. Các bằng chứng đưa ra trong bài nghiên cứu của Fazzari, Hubbard và Petersen (1988) cũng cho thấy rằng cú sốc chính sách tiền tệ thực sự hay có thể được khuếch đại/hạn chế bởi các đặc điểm của doanh nghiệp. Dựa trên đề xuất của Ying Sophie Huang, Frank M. Song, Yizhong Wang (2012), bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2 và tỷ lệ tăng trưởng lãi suất cho vay thực tế để đại diện cho yếu tố chính sách tiền tệ.
- Biến Tăng trưởng cung tiền M2 (M2growth): Biến Tăng trưởng cung tiền M2 được
tính tốn dựa trên sự thay đổi hàng Q của Cung tiền M2 tại Việt Nam dựa trên số liệu của International Financial Statistics (thuộc IMF). Biến Tăng trưởng cung tiền M2 được kỳ vọng sẽ có tương quan dương với đầu tư của doanh nghiệp, cơng thức tính cụ thể như sau:
- Biến Tăng trưởng lãi suất cho vay thực (Irgrowth): Biến Tăng trưởng lãi suất cho vay thực được tính tốn dự trên tỷ lệ tăng trưởng hàng quý của chênh lệch giữa lãi suất cho vay 1 năm và tỷ lệ lạm phát tại từng kỳ quan sát. Tăng trưởng lãi suất cho vay thực được kỳ vọng có mối tương quan âm với đầu tư của doanh nghiệp với công thức tính cụ thể như sau:
Trong đó
+ Lãi suất cho vay 1 năm được tính tốn dựa trên lãi suất cho vay 1 năm hàng Quý tại Việt Nam theo số liệu của International Financial Statistics (thuộc IMF),
+ Lạm phát được tính tốn dựa trên sự thay đổi hàng Quý của chỉ số CPI tại Việt Nam theo số liệu của International Financial Statistics (thuộc IMF).
Nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp:
Nhóm biến đặc điểm doanh nghiệp được đưa vào phương trình hồi quy để xem xét những đặc điểm của doanh nghiệp sẽ tác động làm khuếch đại/hạn chế tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư của doanh nghiệp như thế nào. Dựa trên đề xuất của Ying Sophie Huang, Frank M. Song, Yizhong Wang (2012), bài nghiên cứu sử dụng các biến liên quan đến các nhân tố vi mô sau để xem xét mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư: Thanh khoản, thay đổi Hàng tồn kho, Tobin’s Q, Quy mơ, Địn bẩy, cụ thể như sau:
- Biến Thanh khoản (Liquidity): Biến thanh khoản được tính tốn bằng sự thay đổi
trong dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản đầu kỳ của từng Quý. Như đã trình bày ở phần tổng quan tài liệu, khi xem xét trong mối quan hệ tương tác với chính sách tiền tệ thì tính thanh khoản của một cơng ty ảnh hưởng như thế nào đến tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư là khơng chắc chắn, do đó kỳ vọng dấu của mối tương tác thanh khoản và chính sách tiền tệ chưa thể xác định được. Biến thanh khoản được tính tốn theo cơng thức sau:
- Biến thay đổi Hàng tồn kho (Inventory): Biến thay đổi Hàng tồn kho trong bài
nghiên cứu của Ying Sophie Huang, Frank M. Song, Yizhong Wang (2012) được xác định bằng tỷ lệ thay đổi trong doanh thu bán hàng so với vốn cổ phần, bởi vì nhiều dữ liệu tồn kho hàng quý cho các công ty niêm yết trong mẫu của họ khơng tìm được và họ lập luận rằng doanh thu bán hàng thì gắn chặt với hàng tồn kho. Bài nghiên cứu cũng đã thử áp dụng phương pháp tính hàng tồn kho dựa trên quan điểm của Sophie Huang, Frank M. Song, Yizhong Wang (2012), tuy nhiên kết quả của mơ hình đối với biến hàng tồn kho có hiện tượng cộng tuyến (Collinearity) – Các biến giải thích có cộng tuyến cao với nhau, khi đó ảnh hưởng đến các hệ số ước lượng. Vì vậy bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu hàng tồn kho theo q được cơng bố trong báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp. Theo trình bày tại tổng quan tài liệu nghiên cứu thì khi xem xét trong mối quan hệ tương tác với chính sách tiền tệ, kỳ vọng dấu của mối tương tác này với biến chính sách tiền tệ là chưa xác định được. Biến đầu tư hàng tồn kho được tính tốn theo cơng thức sau:
- Biến Tobin’s Q (TobinQ): Biến Tobin’s Q được tính tốn bằng tổng giá trị thị trường
hiện tại cộng với tổng nợ hiện tại chia cho tổng tài sản đầu kỳ. Khi xem xét trong mối quan hệ tương tác với chính sách tiền tệ để phân tích yếu tố Tobin’Q ảnh hưởng như thế nào đến tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư thì kỳ vọng dấu của mối tương tác này với biến chính sách tiền tệ là chưa xác định được. Biến Tobin’s Q được tính tốn theo cơng thức sau:
- Biến Quy mô (Size): Biến Quy mơ được tính tốn bằng Logarit tự nhiên của tỷ số
tổng tài sản đầu kỳ và chỉ số giá tiêu dùng. Khi xem xét trong mối quan hệ tương tác với chính sách tiền tệ để phân tích yếu tố Quy mơ của cơng ty ảnh hưởng như thế nào đến tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư thì kỳ vọng dấu của mối tương tác này với biến chính sách tiền tệ là chưa xác định được. Biến Quy mơ được tính tốn theo cơng thức sau:
+ Chỉ số giá tiêu dùng CPI tổng hợp theo từng quý chỉ số CPI tại Việt Nam dựa trên số liệu của International Financial Statistics (thuộc IMF).
- Biến Đòn bẩy (Leverage): Biến địn bẩy được tính tốn bằng tổng nợ chia cho tổng tài
sản. Khi xem xét trong mối quan hệ tương tác với chính sách tiền tệ để phân tích yếu tố Quy mô của công ty ảnh hưởng như thế nào đến tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư thì kỳ vọng dấu của mối tương tác với biến chính sách tiền tệ là cùng chiều. Biến địn bẩy được tính tốn theo cơng thức sau:
Nhóm biến cơng cụ:
- Các biến giả ngành (industry): Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng trong những ngành khác
nhau thì tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc có thể khác nhau giữa các ngành. Do đó để nắm bắt được hiệu ứng ngành mà khó để quan sát được trong bộ dữ liệu, bài nghiên cứu sử dụng các biến công cụ là 28 biến giả ngành cho 29 ngành trong mẫu quan sát (nganh1…nganh28). Biến giả có giá trị bằng 1 đối với các cơng ty trong cùng ngành tương ứng và bằng 0 đối với các cơng ty thuộc các ngành cịn lại.
- Các biến giả thời gian (time): Bài nghiên cứu kỳ vọng rằng trong những quý khác
nhau thì tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc có thể khác nhau giữa từng quý. Do đó để đo lường mối quan hệ giữa đầu tư với các biến độc lập theo thời gian, bài nghiên cứu sử dụng các biến công cụ là 29 biến giả thời gian cho 30 quý trong mẫu quan sát (time1…time29). Biến giả có giá trị bằng 1 đối với quý tương ứng với thứ tự thời gian từ (Quý I 2008 đến Quý II 2015) và bằng 0 đối với các quý còn lại.