5. Kết luận
5.2. Một số kiến nghị và gợi ý chính sách
Hoạt động đầu tư là nhân tố quan trọng trong, thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, xét trong khía cạnh ngắn hạn và dài hạn. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đặc biệt là hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập tài chính thế giới, nền kinh tế chịu nhiều tác động của các cú sốc từ bên trong và bên ngoài khiến cho các yếu tố vĩ mô và vi mô, tiêu biểu là hoạt động đầu tư cũng trở nên nhạy cảm hơn đối với các thay đổi trong môi trường hoạt động và các chính sách điều hành nền kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh từ những cuộc suy thoái và khủng hoảng kinh tế, khiến cho việc điều hành kinh tế trở nên khó khăn, phức tạp hơn khi phải kết hợp đồng thời giữa phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô và vi mô. Trong những giai đoạn này chính sách tiền tệ có thể nói là một trong những chính sách được nhà nước quan tâm sử dụng trong việc điều hành nền kinh tế. Như vậy, mối quan tâm được đặt ra trong bài nghiên cứu là chính sách tiền tệ tác động lên đầu tư như thế nào. Việc nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ, thơng qua việc phân tích mối tương quan giữa hai yếu tố và xem xét liệu rằng các đặc tính của một cơng ty có làm hạn chế tác động của sự thay đổi chính sách tiền tệ lên hành vi đầu tư hay khơng có tầm quan trọng trong việc hoạch định chính sách ngành kinh tế và cũng tác động đến lựa chọn chiến
lược đầu tư của các nhà đầu tư. Dựa vào các kết quả trong phần 4, bài nghiên cứu một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư.
Thứ nhất, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường hơn nữa các biện pháp nâng cao năng lực tài
chính quốc gia đồng thời có các chương trình hành động, những biện pháp phịng ngừa rủi ro nhằm hạn chế và đối phó kịp thời các cú sốc kinh tế bất lợi từ bên trong và bên ngoài, tránh đưa nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thối. Bởi vì khi đó tác động lý thuyết gia tốc trở nên mạnh hợn, thị trường tín dụng, bảng cân đối kế toán và hành vi đầu tư của các doanh nghiệp trở nên suy yếu và nhạy cảm hơn đối với các nhân tố tác động bên ngồi, có thể gây bất lợi cho cả nền kinh tế, trong một số trường hợp có thể sẽ rơi vào cái bẩy khiến cho nền kinh tế chìm sâu vào khủng hoảng, khó phục hồi.
Thứ hai, trong giai đoạn suy thối kinh tế hiện tại, một chính sách tiền tệ thắt chặt được
thực hiện thơng qua việc gia tăng lãi suất sẽ có tác động tiêu cực lên hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Ngược lại, khi áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện thông qua việc giảm lãi suất sẽ khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư. Vấn đề cần quan tâm khi thực hiện chính sách tiền tệ thơng qua cơng cụ lãi suất là, các cơng ty có giá trị thị trường càng lớn thì độ nhạy cảm trong hoạt động đầu tư của các cơng ty này càng cao. Vì vậy khi thực hiện chính sách tiền tệ thì liệu các nhà hoạch định có nên xem xét rằng đầu tư của các ngành có giá trị vốn hóa thị trường lớn chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng đầu tư của nền kinh tế, để từ đó có thể điều tiết và đưa ra các chính sách tiền tệ một cách phù hợp.
Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách có lẽ cũng nên quan tâm đến các chính sách tiền
tệ theo cung tiền khi muốn thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Bởi vì các kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng chính sách tiền tệ theo cung tiền trong một số trường hợp cũng tác động mạnh lên hoạt động đầu tư. Tuy nhiên khi sử dụng chính sách này các nhà hoạch định cũng cần phải cân nhắc khi áp dụng cho các ngành có giá trị thị trường cao, bởi vì theo kết quả bài nghiên cứu cho thấy ở một số khía cạnh nhất định, nhân tố Tobin’Q có thể làm đảo ngược tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư của những công ty trong ngành này, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn trong việc duy trì tính thanh khoản bởi vì
theo kết quả của bài nghiên cứu đưa ra thì tính thanh khoản là nhân tố tác động mạnh mẽ và tích cực lên đầu tư của doanh nghiệp.
Cuối cùng, để có thể tăng cường và hạn chế các tác động từ bên ngoài lên hoạt động đầu
tư của mình, các doanh nghiệp cần phải nâng cao tính bền vững của bảng cân đối kế tốn, phân tích đặc điểm riêng biệt của từng ngành, từng cơng ty để có thể đo lường và hạn chế tác động của các chính sách điều hành kinh tế đặc biệt là chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp.